Về Đại hội XII của ĐCSVN và sự lựa chọn của tô

Một phần của tài liệu Hoiky_NguyenTrung (Trang 137 - 154)

Đại hội XII, theo tôi là cơ hội chiến lược thứ 5 kể từ 30-04-1975 bị bỏ lỡ: Vào lúc tình hình đất nước có nhiều vấn đề nghiêm trọng, cuộc cải cách chính trị nhất thiết phải thực hiện đã chín muồi, ĐCSVN nắm quyền quyết đinh tuyệt đối vận mệnh quốc gia lẽ ra phải tiến hành cuộc cải cách này, nhưng tại đại hội XII chỉ tập trung giải quyết tranh giành quyền lực phe nhóm27.

Tôi đã viết khá nhiều về Đại hội này trong những năm chuẩn bị Đại hội và sau Đại hội, đã đi tới kết luận: Đại hội XII là một thất bại chung của cả nước28. Tại đây chỉ xin lưu ý một số điều vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự trong những bài đã viết ra.

Bối cảnh tiến hành Đại hội XII có hai đặc điểm quan trọng so với những đại hội trước: (1) Tình hình đấu tranh trong nội bộ Đảng tiến tới nguy cơ phân hóa và phân rã theo chiều hướng một bên thắng, một bên thua; (2) cục diện thế giới sang trang đi vào trật tự quốc tế mới có những biến đổi quyết liệt, nhất là Trung Quốc coi như cơ bản đã hoàn thành trên thực tế (de facto) mục tiêu chiếm và quân sự hóa Biển Đông. Tình hình này đặt ra nhiệm vụ chính trị cho Đại hội XII là

(a) phải tạo ra cho đất nước sức mạnh thống nhất với những quan điểm mới thích hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia,

(b) chủ động giành lấy vị thế mới phải có trong cục diện thế giới đã sang trang rất nhiều thách thức phức tạp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới.

Song diễn tiến của quá trình chuẩn bị Đại hội, theo nhận định của tôi: Chỉ tập trung vào kịch bản giải quyết thắng / thua giữa một bên nhân danh chống

27Lỡ cơ hội chiến lược lần thứ nhất: Ngay sau 30-04-1975 không có chiến lược chuyển sang xây dựng đất nước trong một thể chế chính trị dân chủ của thời bình, mà lại đặt vấn đề tiến thẳng lên CNXH; lần thứ hai: sau đổi mới 1986 không chủ động và để chậm quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ và hội nhập quốc tế, để TQ đi trước một bước trong vấn đề này nên đã gây nhiều khó dễ cho ta; lần thứ ba: khi phe XHCN sụp đổ, không lựa chọn con đường độc lập tự chủ, mà lại chọn con đường Thành Đô tự nguyện chui vào quỹ đạo TQ; lần thứ tư: năm 2013 tiến hành sửa đổi hiến pháp, lẽ ra có thể hòa bình cải cách thể chế chính trị một cách chủ động, nhưng lại xây dựng một hiến pháp tăng cường chế độ toàn trị; lần thứ năm: Đại hội XII có nhiệm vụ chính trị số 1 là phải tiến hành cải cách thể chế chính trị để chủ động đưa nước ta vào một thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh thế giới đã đi vào một trật tự quốc tế mới, song nhiệm vụ này bị vứt bỏ chỉ để tập trung giải quyết thắng thua phe / nhóm.

28 Tham khảo: Nguyễn Trung, “Đại hội XII, một thất bại chung của Việt Nam!”

tham nhũng, và một bên nhân danh bảo vệ chủ quyền Biển Đông (được hiểu nôm na là chống Trung Quốc, mở cửa đi với Mỹ!..). Cả hai bên đều lờ đi đòi hỏi cải cách chính trị và gác lại những thách thức trong quan hệ quốc tế (NQ đại hội XII chỉ đề cập chiếu lệ cho đủ mâm đủ bát, không khác gì so với ĐH XI).

Tôi nghĩ tiến hành đại hội như thế là một xu thế nguy hiểm, vì bên nào thắng đất nước cũng thua, bởi những lẽ sau đây:

1. Giả định bên chống tham nhũng thắng, nhưng không cải cách chính trị có chống được tham nhũng không? – vì nguồn gốc của tham nhũng nằm trong bản chất hệ thống chính trị, trước hết là trong ĐCSVN. Chống tham nhũng không phải chỉ để xử lý tham nhũng đã xẩy ra, mà trước hết nó phải phục vụ mục tiêu tối thượng là hình thành mới một thể chế dân chủ giải phóng kinh tế, đẩy mạnh đất nước phát triển, đồng thời từ nay trở đi có khả năng hạn chế xuống mức thấp nhất tham nhũng mới; tuyệt đối không được lạm dụng chống tham nhũng chỉ để mỵ dân và củng cố quyền lực của chế độ toàn trị.

2. Giả định bên chống Trung Quốc thắng, nhưng giữ nguyên hệ thống chính trị và tình trạng tham nhũng như đang diễn ra, làm sao đất nước có thể phát triển lành mạnh và thắng được mọi mưu đồ của Trung Quốc? Chống như thế là thật hay giả vờ? 4 cuộc kháng chiến đẫm máu đã phải trải qua, 43 năm độc lập vừa qua với bao nhiêu kinh nghiệm cay đắng, tất cả chẳng lẽ vẫn chưa đủ để dứt bỏ cái lối tư duy theo ai / chống ai, đất nước vẫn chưa đủ lớn để khai phá và quyết đi con đường tự khẳng định chính mình hay sao?

3. Bên nào thắng, đất nước cũng yếu đi, vì thiếu sức mạnh thống nhất của cả nước, còn đảng nắm quyền vẫn tiếp tục lối mòn của chế độ toàn trị. Trong thế yếu như vậy, dù bên nào thắng Trung Quốc vẫn có thể dễ dàng thao túng và can thiệp sâu hơn nữa.

4. Nếu để cho ngọn cờ chống tham nhũng hay ngọn cờ chống Trung Quốc trở thành công cụ mỵ dân, để củng cố quyền lực phe nhóm, việc nào cũng sẽ không thành, đất nước chỉ càng suy yếu, nhân dân bị chia rẽ thêm và bị đánh lạc hướng nghiêm trọng, sức mạnh đất nước tan nát, kết quả chung cuộc đều mở đường cho Trung Quốc can thiệp sâu thêm nữa.

5. Nhất thiết nước ta phải duy trì quan hệ hữu nghị, và hợp tác bình đẳng, xây dựng, lâu dài với Trung Quốc, không thể bê nước ta đi vùng trời nào khác được! Song không phải như cách đang làm như từ sau Hội nghị Thành Đô cho đến hôm nay. Thực tế gần 3 thập kỷ vừa qua chứng minh con đường Thành Đô là thảm họa cho đất nước, đồng thời cũng làm cho nước ta mất luôn cả khả năng thực hiện hữu nghị thật, hợp tác thật với Trung Quốc! Về nhiều mặt sự lệ thuộc và phụ thuộc của nước ta hiện nay vào Trung Quốc ở mức độ vô cùng nguy hiểm.

6. Đất nước có chế độ một đảng mà không chăm lo đổi mới thường xuyên đảng, tất yếu trở thành đảng của tha hóa quyền lực. Thực tế 43 năm qua của nước ta cũng cho thấy không cải cách thể chế chính trị để tạo ra một môi trường vận động mới của đảng, mọi nỗ lực đổi mới xây dựng đảng như đang làm chỉ là thuốc phiện giảm đau và đánh lừa mọi người, kể cả dưới ngọn cờ chống tham nhũng. Kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự là trụ cột tồn tại và phát triển của quốc gia, đó chính là thể

chế duy nhất đảng phải lựa chọn làm môi trường sống và phấn đấu của mình chừng nào đảng còn muốn giữ vai trò cầm quyền đất nước. Nhưng 43 năm qua Đảng không lựa chọn con đường này.

7. Từ đại hội VI năm 1986 đến hôm nay cho thấy nhất quán: Bất kỳ một đại hội đảng nào không đề cập đến cải cách chính trị, thì dù ai hay nhóm nào lên nắm quyền cũng chỉ là “same same” mà thôi: tiếp tục củng cố chế độ toàn trị, chấp nhận nằm trong quỹ đạo Trung Quốc và ngày càng lệ thuộc hơn. Đại hội XII càng như vậy. Đại hội VI chấp nhận cải cách kinh tế, tình hình đất nước được cải thiện đáng kể, song Đảng lại quyết không cải cách chính trị, nên đã dẫn tới con đường Thành Đô hôm nay!

8. Thời điểm Đại hội XII có một điểm tương tự mang tính bước ngoặt như thời điểm trước sự kiện hội nghị Thành Đô, song trong tình thế ngược lại. Vào thời điểm hội nghị Thành Đô lãnh đạo ĐCSVN có cơ hội quyết định, lẽ ra phải lựa chọn cho quốc gia con đường độc lập tự chủ, tự khẳng định chính mình trong thế giới này, thì lại lựa chọn chui vào quỹ đạo Trung Quốc. Tại thời điểm đại hội XII, lẽ ra đứng trước những thách thức nội/ngoại mất còn, phải quyết định cải cách chính trị để tạo ra sức mạnh quốc gia đảo ngược tình thế này, giành lấy vị thế mới phải có trong thế giới đã sang trang, thì lại tập trung lo giải quyết vấn đề thắng / thua phe nhóm, củng cố chế độ toàn trị, được ngụy trang bằng “độc lập dân tộc gắn với CNXH” và “kiên định CNML”, đành cam chịu hay cố tình chấp nhận rơi sâu hơn nữa vào bên trong quỹ đạo Trung Quốc.

9. Cũng như ngay sau khi thế chiến II kết thúc, thế giới hôm nay đã chuyển sang một giai đoạn mới khác hẳn so với trước đó: Xuất hiện cục diện quốc tế đa cực tranh giành nhau quyết liệt. Trong cục diện quốc tế mới hôm nay, nổi lên là những đặc điểm:

(a) dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình toàn cầu hóa kinh tế càng quyết liệt hơn trước về mọi mặt, xuất hiện nhiều thách thức mới chưa có tiền lệ trên mọi phương diện, mọi thể chế quốc tế và khu vực hiện có đều bị tác động nghiêm trọng;

(b)sự tranh giành trong cục diện quốc tế mới của thế giới đa cực hôm nay phức tạp hơn rất nhiều trên mọi phương diện kinh tế, chính trị và quân sự so với thời kỳ dẫn đến chiến tranh thế giới II, chiến tranh lạnh II đã bắt đầu với nhiều chiến tranh nóng cục bộ, mang tính đột biến - trong đó Biển Đông và Đông Bắc Á là 2 trong những khu vực tiềm tàng tranh chấp lớn với những biến động lớn;

(c) mỗi quốc gia đứng trước đòi hỏi gay gắt hơn bao giờ hết phải tăng cường sức mạnh tự thân, đồng thời phải đủ khả năng giành lấy cho mình vị thế mới và liên kết mới; “America first!” của Trump nên được hiểu là “thân ai nấy lo!”. Trong một cục diện thế giới mới như vậy,

Việt Nam không còn đường lùi, nếu không thông qua cải cách chính trị để giành lấy sức sống mới và con

đường phát triển mới, sẽ đồng nghĩa với tự nộp mạng cho quá trình phục hưng của đế chế Trung Hoa!29

10. Từ hội nghị Thành Đô có một diễn tiến / xu thế xuyên suốt và bao trùm đời sống đất nước: Chế độ chính trị càng tha hóa, càng xung đột và mâu thuẫn với dân, do đó càng đàn áp dân quyết liệt. Số các vụ trấn áp, các án tù trấn áp và những hành động đàn áp khác từ khóa đại hội ĐCSVN lần thứ X cho đến nay cao vọt hẳn so với trước và khắc nghiệt hơn trước, song tình hình không vì thế mà có ổn định. Ngược lại: Mâu thuẫn giữa chế độ chính trị với nhân dân đang ngày càng tăng một cách nguy hiểm, lãnh đạo đảng và nhà nước (dù cho các thành viên của nó thuộc phe nhóm nào) hầu như không có đối sách gì khác là trấn áp quyết liệt hơn nữa, vị thế của lãnh đạo do đó càng suy yếu tiếp và nội bộ càng phân hóa, với hệ quả lại càng phải “dựa” vào TQ nhiều hơn nữa để tồn tại. Do ngày càng “theo”, “sao chép” hay “nhân nhượng” TQ nhiều hơn nữa, nên một mặt đảng trì hoãn thực hiện các quyền của dân đã ghi trong Hiến pháp, mặt khác bỏ bễ nhiều cam kết đã ký kết với các đối tác chiến lược khác – nhất là trên các vấn đề dân chủ, các quyền tự do của nhân dân, vấn đề nhân quyền..! Làm như thế đảng và chế độ lại càng mất dân tiếp, lại phải gia tăng đàn áp tiếp!

Cái vòng luẩn quẩn này chẳng những làm suy yếu đất nước mà còn tạo ra cơ hội cho tham nhũng tiêu cực khoảng 15 năm qua bùng phát chưa từng có, đất nước có thêm ngày càng nhiều những hiện tượng của chủ nghĩa tư bản mại bản, sự lệ thuộc vào TQ gia tăng giữa lúc đất nước đứng trước những thách thức quyết liệt của trật tư quốc tế mới. Nếu vì quốc gia và vì đảng, đại hội XII nhất thiết có nhiệm vụ phải chặt đứt cái vòng luẩn quẩn này! -

Hôm nay phải nói: Trong 43 năm độc lập thống nhất đầu tiên trí tuệ và ý thức hệ của đảng không nhận ra 5 nguyên nhân đã tạo ra cái vòng luẩn quẩn nói trên, đó là: (a) nhiều quyền tự do dân chủ của công dân bị tước đoạt, (b) đất nước lạc hậu và tụt hậu tiếp so với thiên hạ , (c) quyền lợi, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, (d)sự lệ thuộc của ta và sự can thiệp của quyền lực mềm TQ ở mức nguy hiểm, (e)lòng dân bất bình và không yên. Thậm chí từ hội nghị Thành Đô cho đến hôm nay, lãnh đạo đảng chấp nhận đó là cái giá phải trả để bảo toàn chế độ toàn trị được mệnh danh là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội! Vì lẽ này, đại hội XII không coi chặt đứt cái vòng luẩn quẩn này là mệnh lệnh tối cao của quốc gia trong trật tự quốc tế mới hôm nay! Nguy hiểm hơn nữa, nội dung nghị quyết đại hội XII còn nhấn mạnh phải kiên trì hơn nữa với định hướng xã hội chủ nghĩa và trung thành với CNML.

***

Mười lý do trên đây khiến tôi đã 2 lần đề nghị đại hội đảng phải có cách

tiếp cận khác: Làm gì cũng phải trước hết tìm cách thoát ra khỏi cái vòng luẩn

quẩn của quyền lực tha hóa đang uy hiếp đất nước và trói đảng, bắt đầu từ cải cách chính trị và đổi mới đảng. Trong tình hình như vậy đại hội XII chỉ được

29Tham khảo:

(1) Nguyễn Trung, “Thế giới đã sang trang - và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_TheGioiDaSangTrang.htm (2) Nguyễn Trung, “Sau thế kỷ “đỏ” sẽ là thế kỷ “xám”?http://www.viet- studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_TheKyDoXam.html

phép có một phương án: Đất nước thắng, và đảng lành mạnh thắng để trở thành đảng của dân tộc, mở ra cho đất nước con đường phát triển mới, dứt khoát không để cho lợi ích phe nhóm thắng! Chỉ có như thế mới có thể tiếp tục được sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình và nhiệm vụ mới.

Lần thứ nhất: Nhân dịp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính

trị tại Hội nghị TƯ 4 và TƯ 6 khóa XI nhận lỗi trước nhân dân và toàn Đảng về tình trạng tham nhũng đã xảy ra, tôi đã đề nghị toàn thể Bộ Chính trị tự nhận kỷ luật từ chức để làm gương cho toàn Đảng, và cam kết không ra ứng cử trở lại, song phải nhận trách nhiệm trước cả nước và toàn Đảng hoàn thành soạn thảo chương trình cải cách chính trị, đưa ra xin ý kiến nhân dân, và cuối cùng Đại hội Đảng phê duyệt thành nghị quyết của đảng, toàn đảng thực hiện. Đề nghị này nhằm chủ động chấm dứt và loại hẳn sang một bên đấu đá phe nhóm trong đảng, để tập trung nỗ lực của toàn đảng cho những nhiệm vụ đất nước đòi hỏi, trước hết là tiến hành cải cách chính trị30.

Lần thứ hai: Trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII, song song với những

việc đang tiến hành theo đường mòn, tôi đề nghị nên lập nhóm ad hoc Bùi Quang Vinh – Phạm Bình Minh – Vũ Đức Đam, với toàn quyền xây dựng một phương án phản biện tổ chức đại hội Đảng theo yêu cầu tiến hành cải cách chính trị, xin ý kiến xây dựng của nhân dân, rồi đem ra Đại hội XII quyết định. Để sau Đại hội XII là mở đường cải cách chính trị do một đảng đã được đổi mới tiến hành31. Cả 2 lần đề nghị này, tôi mong muốn tạo ra một bước ngoặt chặn đứng tình trạng tha hóa của đảng đang đi đến phân rã và cứu nguy đất nước, bằng cách đề nghị đảng thực hiện vai trò của đại hội: mời tất cả các phe nhóm quyền lực (còn gọi là phe nhóm lợi ích) lên ngồi trên hàng ghế chủ tịch đoàn danh dự của đại hội, song đại hội đảng giao cho nhóm kỹ trị mà tôi gửi gắm vào bộ ba “Bùi Quang Vinh – Phạm Bình Minh – Vũ Đức Đam” tạo ra một đại hội XII xoay

Một phần của tài liệu Hoiky_NguyenTrung (Trang 137 - 154)