- Thủ tục hành chính phức tạp:
3.2.1. Đối với doanh nghiệp
3.2.1.1. Đối với doanh nghiệp sản xuất
Chọn phương án vận tải hàng trực tiếp trong điều kiện có thể để giảm các chi phí trong hành trình. Doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí bằng việc vận tải hàng hóa trực tiếp tới khách hàng. Khả năng kiểm soát sẽ cao hơn khi doanh nghiệp trực tiếp vận tải hàng hóa cho khách mà không thông qua trung gian hoặc các nhà cung ứng dịch vụ kém chất lượng. Cụ thể nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp được chỉ ra như sau:
- Thuê ngoài (outsourcing) vận tải hàng là một tất yếu trong xu hướng chuyên môn hóa chuỗi cung ứng nên các doanh nghiệp cần lập bộ phận thuê ngoài chuyên nghiệp và sử dụng quy trình chọn nhà cung cấp vận tải. Việc thuê ngoài vận tải được giao cho một bộ phận trong công ty cùng với một quy trình đấu thầu công khai sẽ giúp việc lựa chọn hãng vận tải trở nên hiệu quả.
Khi sử dụng dịch vụ vận tải bên ngoài, cần quy định rõ điều kiện giá dịch vụ trong hợp đồng vận tải, trong điều kiện hiện nay nên chọn phương pháp giá linh hoạt. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải nên yêu cầu các hãng vận tải chào giá dịch vụ vận tải tách rời với phụ phí xăng dầu. Giá dịch vụ sẽ được giữ nguyên trong suốt thời hạn hợp đồng và chỉ có phụ phí xăng dầu sẽ được điều chỉnh dựa trên giá thị trường.
Với doanh nghiệp sử dụng nhiều phương thức vận tải nội bộ (có đội xe hoặc tàu chuyên chở) nên sử dụng chiến lược bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging strategy) nhằm hạn chế sự biến động xăng dầu. Thông qua các thị trường hàng hóa giao sau, các doanh nghiệp này thực hiện nghiệp vụ hedging với việc mua trước xăng dầu ở mức giá thỏa thuận. Các doanh nghiệp này với tư cách là người mua lớn, có khả năng đàm phán được giá tốt với các nhà cung cấp xăng dầu trên thế giới.
- Doanh nghiệp cần hiện đại hóa đội xe vận tải, đẩy mạnh quy trình đào tạo lái xe và cấp phép lái. Đặc biệt là cải thiện chất lượng đội xe bởi chi phí vận tải trên mỗi xe tải có thể giảm gần 16% nhờ nâng cấp đội xe tải, cải thiện hiệu suất sử dụng đồng thời giảm ùn tắc và các chi phí không chính thức
- Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng và chủ hàng để tạo lợi thế đàm phán với các hãng vận tải. Trên thực tế, các hãng vận tải thường có ưu thế đàm phán hơn so với các chủ hàng và vì thế các hãng vận tải thường đơn phương áp dụng các phụ phí hoặc là áp dụng giá cao cho các dịch vụ cung cấp. Để tránh tình trạng bị các hãng vận tải đơn phương áp đặt các điều kiện không có lợi cho mình, các doanh nghiệp nên tham gia vào các hiệp hội ngành hàng. Các hiệp hội này sẽ đại diện toàn bộ thành viên để đàm phán trực tiếp các hợp đồng vận tải với các hãng tàu, và các thành viên có thể sử dụng các hợp đồng này để có thể hưởng được mức giá vận tải tốt.
- Trong các giao dịch quốc tế, các doanh nghiệp nên xây dựng mối quan hệ chiến lược với một số hãng tàu để giành được thế chủ động trong việc đàm phán với người mua về quyền thuê tàu (chuyển từ tập quán thương mại quốc tế từ FOB sang điều kiện “C” trong Incoterms). Nhờ đó doanh nghiệp vừa có được mức giá hợp đồng thấp hơn so với mức giá thị trường, vừa có cơ sở để đàm phán với đối tác nước ngoài nhằm giành quyền vận tải, để từ đó kiểm soát được chi phí vận tải và không bị gây sức ép về giá. - Các đơn vị nên sử dụng tối đa tiện ích của CNTT, tăng cường năng lực liên kết với
các đối tác, nhờ đó doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ vận tải có thể thỏa thuận trực tiếp với việc ứng dụng CNTT đã giúp giảm được những chi phí cho việc đi tìm kiếm đối tác và chi phí về nhân sự và giúp các doanh nghiệp giảm được ít nhất 5% chi phí vận tải.
Bên cạnh giải pháp thuê ngoài, một trong những giải pháp có thể cắt giảm chi phí đó là phát triển nguồn lực cho hoạt động Logistics ngay tại doanh nghiệp của mình.
Bên cạnh những hoạt động logistics “truyền thống” tại doanh nghiệp, các hoạt động “logistics mới” này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ và đặc biệt là nguồn nhân lực, với mục tiêu là bảo
vệ nguồn nhân lực, đội ngũ lao động của doanh nghiệp để đảm bảo sản xuất, kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục.
3.2.1.2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ Logistics
Đối với các doanh nghiệp logistics nói riêng, có rất nhiều cách để cắt giảm chi phí, một trong số đó là việc sử dụng các hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu logistics. Những hệ thống phần mềm như vậy có khả năng giúp các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động quản lý kho, quản lý và kết nối vận tải, quản lý giao hàng một cách hiệu quả. Các quy trình được thực hiện chặt chẽ, dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ có tổ chức. Khi các hoạt động logistics được quản lý chặt chẽ, quy trình cũng được thực hiện trơn tru hơn, tránh những sự thiếu minh bạch, gian lận có thể khiến chi phí đội lên cao.
Hệ thống phần mềm cũng có những chức năng khác như quản lý quy trình vận tải container, hay giúp các chủ hàng quản lý và theo dõi quá trình vận tải hàng của nhà vận tải. Bằng cách đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể tránh những gian lận về quãng đường di chuyển, xăng dầu, lương thưởng hay thất thoát, mất mát về hàng hóa, tài sản, giúp cho tính minh bạch trong logistics được nâng cao, đồng thời, có thể quản lý kết nối các hình thức vận tải theo thời gian thực nhằm tối ưu công đoạn vận tải trong chuỗi cung ứng.
Đơn cử như phần mềm quản lý tồn kho WMS (Warehouse Management Systems). Khi số lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ làm giảm giá trị của hàng hóa. Hàng hóa không bán được sẽ gây lãng phí hoặc giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo dõi mức tồn kho sẽ giúp hạn chế những được những bất lợi. Phần mềm theo dõi hàng tồn kho WMS là giải pháp giúp theo dõi đơn đặt hàng, các chuyển động ra vào hàng hóa. Từ đó, điều chỉnh đơn đặt hàng phù hợp.
Việc phân tích các phương tiện vận tải khác nhau và các lựa chọn thay thế đa phương thức LTL (Less than TruckLoad) hoặc FTL (Full TruckLoad) có thể giúp tiết kiệm rất nhiều nguồn lực. Hệ thống Quản lý Vận tải (TMS) (Transport Management Systems) giúp xem xét các yếu tố như khoảng cách, khối lượng vận chuyển, giá cả, v.v. Từ đó, thiết kế một kế hoạch giao hàng hóa tối ưu nhất
- Tham gia vào các sàn giao dịch vận tải. Đây là một giải pháp CNTT tiên tiến giúp các doanh nghiệp quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa với nhiều lợi ích như kết nối mạng lưới vận tải, giảm đầu tư cho thiết bị máy móc, giảm chi phí cho nhân lực điều hành vận tải, nâng cao hiệu suất vận tải, đơn giản hóa giấy tờ… Các doanh nghiệp cần nghiên cứu tình hình thực tế và chất lượng điều hành của các sàn giao dịch để tham gia và tận dụng lợi ích tiên tiến này.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tăng cường liên kết để giảm chi phí. Hợp tác tốt hơn nữa giữa các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics liên tục và chủ động để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ, giảm chi phí…