Giải pháp chung về phía nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHI PHÍ LOGISTICS VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CHI PHÍ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM (Trang 48 - 50)

- Thủ tục hành chính phức tạp:

a. Giải pháp chung về phía nhà nước

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về logistics và hoàn thiện thể chế về dịch vụ logistic.

Để các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược tối ưu hóa chi phí logistic một cách minh bạch và hiệu quả thì nhà nước cần phải có bộ máy quản lý hoàn thiện, thể chế rõ ràng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà nước cần xây dựng và triển khai những chính sách mang tính đột phá, đổi mới công tác quản lý nhà nước, tổ chức, hoạt động và chính sách.

Tăng cường nhận thức về logistics và chi phí logistics cho các ngành, các địa phương cũng như doanh nghiệp.

Dịch vụ logistics là lĩnh vực kinh tế dịch vụ tổng hợp. Để phát triển hiệu quả ngành logistics và có chính sách phát triển phù hợp cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về logistics và chi phí logistics thông qua các hội nghị, hội thảo, phương tiện truyền thông đại chúng. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường sử dụng thuê ngoài dịch vụ logistics, góp phần làm giảm chi phí logistics, nhà nước cần có

biện pháp tăng cường nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề thuê ngoài dịch vụ logistics.

Đưa hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics vào đánh giá một cách trung thực và hiệu quả.

Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BKHĐT quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics có hiệu lực thi hành từ 01/03/2022, gồm danh mục 63 chỉ tiêu thống kê, trong đó gồm có các chỉ tiêu thống kê kết cấu hạ tầng, phương tiện vận tải, nguồn nhân lực… Thông qua kết quả đánh giá có thể thấy được bức tranh tổng quan của ngành logistics, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá và đề xuất chính sách phát triển ngành và tối ưu hóa chi phí logistics.

Tuy nhiên, ở bước tiếp theo, chính phủ cần có những biện pháp giúp đưa hệ thống chỉ tiêu vào thực tế một cách hiệu quả. Các cơ sở kinh doanh cần được sớm tiếp cận với hệ thống này thông qua các phương tiện truyền thông... Kết quả đánh giá phải được đề cao tính khách quan và trung thực.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, hạ tầng công nghệ thông tin cho phù hợp với thực tiễn đặt ra.

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải xứng tầm với tiềm năng của giao thông thủy nội địa thông qua phân bổ nguồn vốn phù hợp, huy động sự tham gia của khu vực tư nhân trong công tác tài trợ vốn và cung cấp dịch vụ. Từ đó, xóa bỏ các hạn chế về hạ tầng để thu hút đầu tư tư nhân, và khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ quốc tế với nhiều công nghệ mới hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. Các công nghệ tiên tiến sẽ cho phép gia tăng cũng như cải thiện tiêu chuẩn đối với các dịch vụ quan trọng, với chi phí logistics thấp hơn và phát thải ít hơn.

Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí ngân sách của Trung ương và địa phương đầu tư cho các hạng mục trọng điểm ở khu vực có lợi thế địa kinh tế.

Nhà nước cần tập trung đầu tư nguồn vốn, xây dựng hệ thống logistic... cho những hạng mục trọng điểm, có lợi thế phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng, tạo đà phát

triển cho những khu vực khác. Ngoài ra, Việt Nam có nguồn lực còn hạn hẹp, do đó nhà nước cần có chiến lược phân bổ hợp lý, tối ưu.

Ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu trực tuyến

Công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển và là xu hướng của mọi ngành nghề, ứng dụng công nghệ trong quy trình logistic giúp minh bạch hóa, giảm thiểu thời gian và chi phí hoàn thiện các thủ tục giấy tờ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể kiểm soát và quản lý được tất cả các thông tin về hàng hóa một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHI PHÍ LOGISTICS VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CHI PHÍ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w