Khái quát kinh Trường Bộ

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC PHẬT VÀ CÁC GIÁO PHÁI ẤN ĐỘ TRONG KINH TRƯỜNG BỘ (Trang 27 - 30)

Trường Bộ Kinh là bộ Kinh đầu tiên trong 5 bộ kinh Nikaya và bộ kinh này được phân ra làm 3 Phẩm (Vagga), gồm cĩ 34 bản Kinh; vì nội dung mỗi bản Kinh khá dài so với các bản Kinh Phật khác, nên được kết tập lại dưới nhan đề Trường Bộ Kinh. Ba phẩm của Trường Bộ Kinh bao gồm:

1. Phẩm Giới Uẩn (Silakkhandha Vagga Pali): 13 bản Kinh giảng về các cấp giới luật: tiểu giới dành cho mọi người; trung giới và đại giới dành cho bực tu hành cao.

2. Đại Phẩm (Mahà Vagga Pali): 10 bản Kinh quan trọng nhất về lịch sử (như Kinh Bát Đại Niết bàn, Kinh Đại Bổn) và về giáo lý (như Kinh Đại Duyên, Kinh Tứ niệm xứ).

3. Phẩm Ba lê tử (Pathika Vagga Pali) (Patikaputta, Ba lê tử là tên một tu sĩ ngoại đạo): 11 bản Kinh bàn về các vấn đề khác nhau như vấn đề vũ trụ thành hoại, vấn đề bổn phận cơng dân trong xã hội, vấn đề tu khổ hạnh của ngoại đạo. Chữ “Trường” ngồi nghĩa là những bài kinh dài, nĩ cịn là những bài kinh nĩi những việc lâu xa, trải qua nhiều kiếp vẫn khơng dứt, và cịn hàm nghĩa phá dẹp các tà thuyết của ngoại đạo. Nĩi chung, Trường bộ là một tập hợp những bài kinh dài nĩi về việc tu tập các hạnh và cương yếu giáo pháp của Phật; về bản thủy và sự tích của Đức Phật; về các luận nạn đối với ngoại đạo, dị thuyết; và ghi chép về tướng trạng khởi nguyên của thế giới (Vũ trụ).

Trường bộ kinh do hịa thượng Thích Minh Châu dịch ra Việt văn được in đến nay đã nhiều lần, ban đầu bao gồm 4 tập, sau 3 tập, kế nữa 2 tập nhưng hiện nay kinh này đã được chỉnh lý và bổ sung lại chỉ cịn một tập.

Các bài kinh Trường Bộ nĩi đến những sự kiện chính trị, xã hội cùng với các hoạt động tư tưởng và tơn giáo diễn ra khá phức tạp trong thời gian này. Các bài kinh cũng cung cấp cho chúng ta những thơng tin về các hoạt động tơn giáo và tín ngưỡng cũa xã hội đương thời về các hội chúng Bà la mơn và du sĩ đơng đảo, các quan điểm tưởng được lưu truyền bới các kinh điển Vệ Đà, chủ trương của các trường phái tân tơn giáo xuất thân từ các phong trào sa mơn, các hoạt động tế tự tiến hành bởi các tín đồ Bà la mơn giáo, chế độ đẳng cấp cũng được nĩi đến như là quan niệm bảo thủ của các Bà la mơn. Đặc biệt, các bài kinh Trường Bộ cung cấp cho chúng ta những thơng tin hoạt động giáo hĩa của Đức Phật các quan điểm giáo lý và các tư tưởng triết học của Ngài, mối liên hệ của Ngài với các tầng lớp đương thời và những lời dạy cuối cùng cũng như sự kiện nhập Niết Bàn, phân chia xá lợi của bậc Đạo sư được đề cập khá chi tiết trong bài kinh Mahàparinibbàna.

Ngồi ra, nội dung một nội dung quan trọng của Kinh Trường Bộ là nĩi lên quan điểm của Đức Phật, sự khác nhau giữa Sa mơn và các Bà-la-mơn ngoại đạo, những cuộc đối thoại của Phật và các vị luận sư nổi tiếng thời đĩ. Qua những bài kinh chúng ta sẽ thấy được mối tương quan của Ngài đối với các giáo phái như thế nào? Cách đối thoại của Ngài ra sao? Kết quả giữa những lần đối thoại đem lại ích lợi gì? Như đã trình bày xã hội Ấn Độ thời đĩ phân biệt giai cấp sâu sắc lại thêm sự bùng phát của các giáo phái một cách mạnh mẽ nếu

khơng cĩ sự vững mạnh về nội tâm và các phương thức giao tiếp uyển chuyển thì đạo Phật của chúng ta liệu cĩ tồn tại được đến bây giờ khơng?

Khảo sát kinh Trường Bộ một cách cẩn thận chúng ta cảm thấy như đang sống trong khơng khí thời đĩ. Nghĩa là gì? Đĩ là hình ảnh của các vị Tỳ Kheo chân tu, ẩn mình trong rừng sâu tìm con đường giải thốt. Thêm nữa đĩ là những cuộc đối thoại sơi nổi giữa các giáo phái thời ấy.

Và khi tìm hiểu hình ảnh Đức Phật trong kinh tạng Nikaya chúng ta như đang sống trong thời đại của Thế Tơn và Thánh chúng với bối cảnh xã hội Ấn Độ đương thời cách đây gần 26 thế kỷ. Thế Tơn thật minh triết mà bình dị, đi đến đâu và gặp việc gì thì tùy duyên giáo hĩa nên những lời dạy của Ngài vơ cùng gần gũi, thân thiết với đời sống con người thời ấy và vẫn cịn nguyên giá trị cho nhân loại ngày nay.

Trong cuộc sống thực tế xưa cũng như nay người ta hay bảo rằng kẻ thành cơng khơng phải là bậc thơng minh tài trí mà là người khơn khéo cĩ mối quan hệ rộng rãi giữa đời. Phải chăng đây là một yếu tố khiến Phật giáo tồn tại lâu bền?

Cách thức mà Đức thế tơn sử dụng trong các mối quan hệ cần được chúng ta nhất là người con Phật tìm hiểu để áp dụng trong cuộc đời làm cho cuộc đời nở hoa tươi mát hơn.

Chúng ta học được rất nhiều bài học về cuộc sống khơng chỉ là qua lời nĩi mà cịn qua hành động và ý nghĩ của Ngài. Đạo Phật gọi như thế là khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Như Will Durant đã viết: “Theo những hồi ký của các

đệ tử đầu tiên của Ngài thì tính tình Ngài hiện rõ trong các lời Ngài giảng dạy đĩ, và Ngài là nhân vật đầu tiên trong lịch sử Ấn lưu lại cho ta một bức chân dung rõ rệt: một người rất nhiều nghị lực, uy nghi và hào hùng nhưng ngơn ngữ và cử chỉ rất dịu dàng và cĩ đức bao dung vơ cùng.” (LSVM AD,tr.91).

Tĩm lại, khơng thể qua vài dịng chữ ngắn ngủi mà nĩi hết về Đức Phật và mối quan hệ giữa Ngài với các giáo phái đương thời cho nên người viết xin lần lượt làm sáng tỏ vấn đề ở các chương sau.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC PHẬT VÀ CÁC GIÁO PHÁI ẤN ĐỘ TRONG KINH TRƯỜNG BỘ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w