Cho đến nay vẫn chưa cĩ nguồn sử liệu nào nĩi chính xác về việc Sa mơn Gautama đi đến đâu trước tiên sau khi ngài xuất gia. Theo Trung Bộ kinh thì tường thuật lại rằng, sau khi rời Capilavasthu, vượt qua ba quốc gia, Ngài cạo bỏ râu tĩc bên bờ sơng Anomà rồi liền đi ngay đến am thất của đạo sư Ārāra Kālāma. Thế nhưng trong Duyên Khới Luận thì lại ghi rằng, ngay sau khi xuất gia Ngài tìm đến tiên nhân Bhagavà hỏi đạo, thấy khơng phù hợp Thái tử chỉ lưu lại nơi này đúng một đêm rồi cáo từ đi đến nơi khác. Trong Duyên Khởi Luận ghi nhận rằng Thái tử đã sống tuần đầu tiên ở làng Anupiya rồi đi đến thành Vương Xá. Tại thành Vương xá, Ngài gặp đại vương Bimbisàra của vương quốc Magadha, lúc đĩ nhà vua mới 24 tuổi. Sự kiện này cũng được xác nhận trong Kinh Tập. Sau đĩ, Ngài tiếp tục lên đường, vượt qua nhiều núi đồi để đến Vesali, tại đây Ngài hướng thẳng đến am thất của đạo sư Ārāra Kālāma lãnh tụ của giáo phái Samkhya Thái tử miêu tả việc học tập dưới sự hướng dẫn của đạo sư Àlàra như sau:
“Sau khi đã xuất gia tầm cầu cái thánh thiện tối thắng an tịnh, ta đến Àlàra Kàlàma và nĩi: “Bạch tơn giả Kàlàma, ta ước mong sống đời Phạm hạnh
theo giáo pháp và giới luật của tơn giả”. Vị ấy đáp: “Này hiền giả, hãy ở lại đây. Giáo pháp này là như vậy, khiến cho người cĩ trí chẳng bao lâu cĩ thể chứng đạt tri kiến bằng đạo sư của mình và an trú trong ấy”. Quả thật, ta học tập thơng giáo lý ấy một cách nhanh chĩng. Nhưng ta cũng chỉ phát biểu suơng và đọc tụng giáo lý mà ta đã học được từ các đệ tử trưởng lão, và rồi cũng giống như các vị kia, ta cho rằng ta đã biết, đã hiểu giáo lý này.
Rồi tư tưởng này khởi lên trong trí ta: “Chắc hẳn đạo sư Àlàra Kàlàma tuyên thuyết giáo lý này khơng phải chỉ vì lịng tin, mà vì chính vị ấy đã thực sự chứng đắc bằng tri kiến trực giác”. Ta liền bảo ngài: “Bạch Tơn giả Kàlàma, ngài đã tự chứng đắc giáo lý này bằng trực giác cho đến mức độ nào?” và ngài tuyên bố Vơ Sở Hữu Xứ với ta.
Ta lại suy nghĩ: “Khơng phải chỉ Àlàra cĩ lịng tin, cĩ tinh tấn, cĩ niệm, cĩ định, cĩ tuệ. Ta cũng cĩ đủ tất cả những điều kiện này”. Và chẳng bao lâu ta cũng đã chứng đắc giáo lý cùng an trú trong ấy. Ta nĩi chuyện này với Àlàra Kàlàma và vị ấy bảo: “Thật là ích lợi cho chúng ta, thật là an lạc cho chúng ta khi cĩ được tơn giả này làm vị đồng Phạm hạnh của chúng ta. Giáo pháp này ta đã chứng đắc, tơn giả cũng đã chứng đắc. Ta như thế nào, tơn giả cũng vậy, tơn giả thế nào, ta cũng như vậy. Này tơn giả, chúng ta sẽ cùng hướng dẫn hội chúng đệ tử này!”. Như vậy vị đạo sư này đã xem ta như người đồng đẳng và rất tơn trọng ta. Song ta suy nghĩ: “Giáo pháp này khơng đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn mà chỉ đưa đến Vơ Sở Hữu Xứ”. Vì thế ta chán ngán, khơng muốn chấp nhận giáo pháp này nữa, ta bác bỏ nĩ và ra đi”. (kinh trung bơ.tr214)
Lịng hiếu kỳ của ta về những gì tơn giả Àlàra thực sự thuyết giảng vẫn chưa được thỏa mãn vì thái tử Siddhattha xem điều ấy khơng đáng kể. Từ ngữ “Vơ Sở Hữu Xứ” chỉ một trạng thái thiền định trong đĩ vị hành giả tỉnh thức nhưng hướng sâu vào nội tâm. Phương pháp thiền định này là một điểm đặc biệt của đạo sư Àlàra. Một đệ tử của ngài là Pukkusa về sau trở thành đệ tử của đức Phật kể lại cĩ một lần đạo sư Àlàra ngồi dưới gốc cây, hồn tồn tỉnh thức mà khơng hề chú ý đến năm trăm cỗ xe bị chạy ngang qua cạnh ngài vì ngài nỗ lực chú tâm thiền định hướng nội rất sâu. Những dấu hiệu ít ỏi này cho ta thấy hệ thống tu thiền của đạo sư Àlàra cĩ thể là một hình thái Yoga thuở ban đầu.
Cịn khả năng hoạt động nghề nghiệp của đạo sư Àlàra thì dễ nhận rõ hơn. Việc vị đạo sư này đề nghị thái tử Siddhattha cùng điều khiển giáo phái của mình chỉ cĩ thể giải thích được là đạo sư xét rằng vị vương tử này vừa mới đàm
luận với Ðại vương Bimbisàra trước đây, chắc hẳn cĩ liên hệ mật thiết với triều đình nước Magadha, nên cũng hy vọng nhờ đĩ cĩ thể được quốc vương bảo trợ giáo phái và sẽ thâu nhận được nhiều đệ tử hơn nữa.
Thái tử Siddhattha phản ứng lại phù hợp với tính tình chánh trực và nỗ lực mong tìm giải thốt thực sự của ngài: ngài từ chối lời đề nghị ấy. Ngài xuất gia sống đời khất sĩ khơng phải để rồi bị một giáo chủ tầm thường phá hủy đại sự của ngài như vậy. Chắc chắn ngài đã xem việc ở lại với đạo sư Àlàra là phí thì giờ nếu ngài khơng thâu nhận được từ đạo sư này một số chỉ dẫn về phương pháp hành thiền và về cách tổ chức một hội chúng Sa-mơn. Ðĩ cĩ lẽ là lý do khiến ngài nghĩ đến đạo sĩ Àlàra vài năm sau. Mặc dù kinh nghiệm sống với đạo sư Àlàra đã gây niềm thất vọng, lịng ngưỡng mộ của thái tử Siddhattha đối với các bậc đạo sư vẫn chưa bị lay chuyển.