Tương quan với mơi trường xã hộ

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC PHẬT VÀ CÁC GIÁO PHÁI ẤN ĐỘ TRONG KINH TRƯỜNG BỘ (Trang 31 - 36)

Xã hội thường được hiểu là một nhĩm người sống cùng trong một cộng đồng cĩ lề lối. Như trong từ điển tiếng Việt cĩ định nghĩa:

“Xã hội thường được coi là một mang lưới của những mối quan hệ các thực thể. Một xã hội thỉnh thoảng cũng được coi là một cộng đồng với các cá nhân trong cộng đồng đĩ phụ thuộc lẫn nhau”. [Từ điển…, tr1291].

Con người là tổng hịa các mối quan hệ, cĩ tác động qua lại lẫn nhau. Thế nên khi sanh ra vào thế kỷ thứ VI Trước Cơng Nguyên Thái tử Siddhattha cũng chịu những ảnh hưởng từ xã hội; đồng thời Ngài cũng tác động ngược lại vào đời sống xã hội.

Đời sống quốc gia dân tộc với hồn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu, thiên nhiên, đã tạo dựng cho Ấn Độ cĩ một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Khơng thể phủ nhận tư tưởng Bà la mơn sâu đậm đối với nền văn hĩa Ấn Độ khoảng thế kỷ V - VI Trước Cơng nguyên. Nhưng dựa vào sự nứt rạn về cuộc vận động văn hĩa chuyển di vào phương Nam, ta cĩ thể thấy những trào lưu tư tưởng khác biệt về xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Bà-la-mơn giáo là tơn giáo quốc dân, tuy thế lực đã suy yếu nhưng về hình thức vẫn cịn uy quyền rất lớn. Bà-la-mơn, họ là những người am tường Tứ Phệ đà thánh điển. Thái tử siddhattha là người từ nhỏ đã được hấp thu giáo lý Phệ-đà nên Ngài cũng rất tinh thơng những nghi thức tế lễ.

Tuy nhiên theo H.W Schumann “một dân tộc mang đậm màu sắc tơn giáo

như người Ấn Ðộ, và lại hăng say đi tìm kinh nghiệm tâm linh, thì phản ứng chống đối cách tế lễ của Bà-la-mơn theo kinh Vệ-đà trong hình thức suy tàn máy mĩc như vậy là điều khơng thể nào tránh khỏi thế kỷ thứ bảy trước CN, được thấy phổ biến trong các đám thanh niên và đến thế kỷ thứ sáu, đã phát triển thành một phong trào tư tưởng mạnh mẽ. Ðĩ khơng phải là một cuộc cách mạng, vì nĩ vẫn giữ tính khoan dung, chỉ chống đối đạo giáo đầy tế lễ ấy qua các cuộc tranh luận cơng khai. Ðĩ là một phong trào tư tưởng khơng cĩ tổ chức, tự rời bỏ tơn giáo truyền thống và đi tìm những cứu cánh tâm linh mới,

nên nĩ chấp nhận những con đường mới. Một số con đường ấy sau một thời gian đã trở thành tà đạo khơng đưa đến đâu cả, cịn một số khác lại đưa đến những đỉnh cao chưa từng được mơ tưởng trước kia. Vào thế kỷ thứ VI trước CN, trí tuệ người Ấn Ðộ đã đạt các đỉnh cao triết lý và đạo giáo vẫn cịn giá trị cho đến ngày nay. [Đức phật lịch sử, tr99]

Nhiều nhĩm người tự giải phĩng ấy cĩ thể được chia thành bốn loại người tầm cầu cứu độ:

1. Nhĩm Aupanisadas (Áo Nghĩa Thư)

Nhĩm này là nhĩm đi sát với truyền thống Vệ Đà nhất, xuất hiện từ khoảng 700 năm trước cơng nguyên cho đến mãi về sau giáo lý này xuất phát từ kinh Vệ Đà và Bà La Mơn nhưng biểu hiện một sự phát triển cĩ tính sáng tạo mà các tư tưởng gia khai sinh chúng mong muốn đối lập với phái chính thống. Trước thời Đức Phật cĩ 5 quyển Áo Nghĩa Thư nhưng khơng cĩ một quyển nào trình bày giáo lý một cách tồn vẹn cả, mỗi quyển chỉ đĩng gĩp một phần. Chính sự phối hợp tồn bộ Áo nghĩa Thư mới tạo thành một danh hiệu Vedanta là đỉnh cao của tư tưởng Ấn Độ giáo.

2. Nhĩm Duy vật luận

Khinh khi bài bác mọi giáo lý giải thốt, họ xem mọi vật ngồi thế giới hữu hình đều do trí tưởng tượng. Danh hiệu của họ là Thuận thế luận: Lokayata (hướng đến thế giới hữu hình) đã biểu lộ thái độ này. Một danh hiệu nữa dành cho họ là Càrvaka do tên một triết gia phái này. Phái đối lập với họ nhạo báng gọi họ là các nhà phủ định luận (nàstika).

Phái này tin rằng nhận thức trực tiếp qua giác quan là nguồn kiến thức duy nhất của ta, như vậy khơng thể cĩ kiến thức dựa trên suy luận, trực giác, kinh nghiệm, giáo dục hay thần khải cho nên các nhà tư tưởng Lokàyata đã phủ nhận sự hiện hữu của linh hồn. Bất cứ vật gì khơng do các giác quan nhận thức đều khơng hiện hữu, khơng cĩ Thượng Ðế, khơng cĩ cứu độ, khơng cĩ linh hồn (àtman). Pháp và Phi Pháp (Dhamma, Adhamma) đều khơng hiện hữu và thiện nghiệp lẫn ác nghiệp đều khơng đưa lại quả báo trong đời sau. Một khi thân xác được thiêu rụi trên dàn hỏa, kẻ ấy khơng cịn tái sinh nữa.

Ta cũng khơng thể suy diễn sự hiện hữu của linh hồn từ những chức năng hoạt động của lồi hữu tình. Mọi vật ở đời kể cả thân ta, đều là các tổng thể gồm tứ đại: đất nước, lửa, giĩ, kết hợp đúng theo bản chất của chúng là những khuynh hướng nội tại, để tạo thành từng hình thái riêng biệt. Mọi sinh hoạt tâm lý chỉ là kết quả những tác động hỗ tương giữa tứ đại, và cứ thế phát triển dần, giống như rượu nồng phát sinh do quá trình lên men từ hỗn hợp cơm và mật mía.

Bất cứ ai từ chối các dục lạc vì chúng đi kèm với khổ đau thì kẻ đĩ cũng hành động như người điên ngu ngốc. Bởi ta cĩ quăng bỏ hạt thĩc chỉ vì nĩ bị vỏ trấu bao bọc chăng? Vậy chỉ cĩ một đường lối sống hợp lý là: Hãy sống hạnh phúc bao lâu ta cịn sống, và cứ ăn sữa lạc (loại sữa đơng chua) thỏa thích cho dù ta cĩ vỡ nợ đi nữa! Ðiều duy nhất cĩ giá trị trên đời là làm bất cứ việc gì tăng thêm hạnh phúc.

Trong những cuộc luận chiến chống chủ nghĩa Duy vật của nền triết học Ấn Ðộ, rõ ràng phái Lokàyatas khơng hề bị xem là phi đạo đức hay đối kháng xã hội. Tính bất tuân truyền thống đạo giáo của họ chỉ giới hạn trong các vấn đề tâm linh. Họ là những kẻ hồi nghi, theo chủ nghĩa thế tục và khối lạc ở đời, nhưng họ thích ứng với xã hội thị thành hay thơn quê thật dễ dàng. Và đơi khi, những vị Bà-la-mơn ra vẻ quá nghiêm khắc thì ngay những tín đồ ngoan đạo cũng bày tỏ cảm tưởng của mình bằng cách đọc lên vài câu phát biểu đầy phạm thượng của phái Lokàyatas này.

Ảnh hưởng của phái Lokàyatas về phương diện triết lý cũng đáng kể. Họ sử dụng lối phê phán với giọng lưỡi sắc bén và thái độ hồi nghi kiểu thế tục để nhạo báng mọi yêu cầu của các phái theo thuyết lý tưởng, họ chống đối các cuộc tìm kiếm triết lý viễn vơng do trí tưởng tượng và lại cĩ tác dụng như liều thuốc chữa cơng hiệu để điều chỉnh các quan điểm trên.

3. Nhĩm khổ hạnh:

Chữ Phạn “tapasvin”, “khổ hạnh” thường được dịch là “ăn năn hối cải” một cách sai lầm. Sự ăn năn hối cải là một cố gắng bù đắp tội lỗi đã phạm, cịn khổ hạnh theo nghĩa Ấn Ðộ là một cố gắng tạo dựng tương lai. Nĩ dựa trên niềm tin rằng sự hành xác (tapas là phươngtiện) tạo ra nhiệt lượng (tapas là kết quả) nghĩa là một thần lực tâm linh cĩ thể được tích trữ để sử dụng vào mục đích giải thốt. Ðiều kiện tiên quyết để thành cơng là tuyệt đối tiết dục. Nếu người theo

khổ hạnh bị nhục dục lơi cuốn, thần lực tapas được tích trữ kia lập tức biến mất hồn tồn.

Những năng lực vượt các quy luật tự nhiên hay giới hạn vật chất ấy vẫn thường được quần chúng gán cho những nhà khổ hạnh tu tập lâu năm và được họ ngưỡng mộ dù khơng cĩ bằng cớ. Song đối với những vị cĩ trí tuệ cao thâm thì mục đích duy nhất xứng đáng tu tập khổ hạnh là sự giải thốt, cho dù giải thốt được quan niệm như sự cọng trú với chư Thiên, hay hợp nhất với một vị thần nào đĩ, hoặc liễu tri cái Tuyệt Ðối và thể.Tuy nhiên, quan trọng hơn các phép khổ luyện thân xác này là những phép tu tập tinh thần tự chủ. Nhiều vị thực hành các phép luyện hơi thở theo nhịp vào ra điều hịa và do đĩ tạo nên tâm trạng an lạc. Vị ấy chuyên chú sâu vào nội tâm trong trạng thái thiền định. Giai đoạn trầm tư mặc tưởng sâu nhất là một trạng thái tâm nhập định được xem như giải thốt nhất thời. nhập vào trong ấy.

4. Nhĩm Du sĩ khất thực:

Nhĩm thứ tư đơng hơn các vị Aupanisadas, Lokàyatas và khổ hạnh kể trên là số người du sĩ khất thực đi tìm sự cứu độ. Trạng thái tâm lý đi tìm tự do và kiến thức, nhu cầu hướng đến sự trưởng thành tâm trí đã lơi cuốn thế nhân, thúc giục hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp bỏ hết cơng việc, giao phĩ vợ con cho đại gia đình, từ giã túp lều tre, thơn làng, thành thị để chấp nhận đời sống tu tập độc cư, du hành đây đĩ với kỳ vọng đạt trí tuệ giải thốt.

Sự phá vỡ truyền thống, và đời du hành khất thực là những điểm duy nhất tương đồng giữa các vị khổ hạnh này: cịn về tinh thần, chư vị theo các đường lối rất khác nhau. Một số là những kẻ ngụy biện chuyên thĩi bài bác mà khơng truyền bá một giáo lý cĩ tinh thần xây dựng nào của riêng họ cả. Một số theo thuyết định mệnh (Àjìvikas) chủ trương mọi sự, bao gồm luơn cả sự giải thốt của mỗi người, đều do tiền định khơng thể biến cải được. Nhưng phần đơng các du sĩ là những nhà thí nghiệm giáo lý: lúc thì gia nhập giáo phái này, lúc thì đi theo đạo sư nọ (guru). Họ cĩ thể gia nhập các vị Áo Nghĩa Thư để tầm đạo trong một thời gian, hoặc hành trì khổ hạnh, hoặc cĩ lúc lại thí nghiệm một phương pháp riêng của họ để đạt trí tuệ.

Tĩm lại, những cuộc tranh luận của họ với những người khác quan điểm thường diễn ra tại các lâm viên hoặc ven các làng xã, là cách giải trí của thời ấy, và đã thu hút nhiều người, trong đĩ cĩ cả Thái tử Siddhattha của quốc vương Sakiya ở thành Kapilavatthu. Và mỗi nhĩm khơng nhiều thì ít đều đĩng gĩp vào hệ thống giáo lý của Ngài. Những cuộc bàn luận triết lý kia hẳn đã gây ấn tượng

sâu sắc vào tâm trí vị thái tử trẻ tuổi Siddhattha. Chàng nhận thấy sự lơi cuốn mãnh liệt của phong trào chống thần giáo Vệ - đà và việc gia nhập các đồn Sa- mơn cĩ sức hấp dẫn đặc biệt. Như thái tử đã hơn một lần khẳng định đời sống tại gia đầy bất tịnh thật là chật hẹp cịn đời Sa-mơn tự do như bầu trời khống đạt. Chính vì vậy Thái tử quyết định từ bỏ đời sống gia đình, sống đời sống khơng gia đình để tìm cầu chân lý.

2.1.2. Học tập

Thời thơ ấu trơi qua như một giấc mơ đẹp trong mỗi đời người, Thái tử siddhattha chắc hẳn cũng vậy! Tuy nhiên khi bước sang tuổi thiếu niên cĩ lẻ cuộc đời sẽ khơng trịn đẹp thoải mái như thờ thơ ấu nữa, bởi trước mắt là bao điều cần phải giải quyết, cần phải tuân thủ, và cần trang bị cho bản thân những tư lương cần thiết nhất định. Nhờ sự yêu thương của Di mẫu và sự quan tâm dạy dỗ chu đáo của vua cha nên khởi đầu Thái tử cĩ nhiều thuận lợi để phát huy tố chất thơng minh cũng như hình thành nên một nhân cách tư duy và trí tuệ siêu việt về sau. Các tiểu vương Ấn Độ thời bấy giờ dường như là họ rất quan tâm đến một nền giáo dục tồn diện để tạo ra những hạt giống văn võ song tồn, khơng chỉ vậy các vương tơn cịn phải học tất cả các mơn đạo học để làm nền mĩng căn bản của cuộc sống, tất cả đều khơng ngồi mục đích là kế thừa ngơi vua cha để trị vì thiên hạ, chính vì vậy mà Thái tử Siddhattha cũng như các vương tơn hồng tộc khác đều được hưởng một chế độ giáo dục rất chu đáo.

Thể hiện điều này là Vua Suddhodana đã cho mời rất nhiều vị danh sư lỗi lạc cũng như những vị Bà la mơn uyên bác vào cung làm giáo thọ cho Thái tử. Tuy nhiên, sự thơng minh uyên bác của Thái tử đã làm kinh ngạc cho hết thảy các vị thầy, các vị này chỉ dạy Thái tử trong vịng một tuần lễ rồi đành từ biệt ra đi, và Vua cha lại cho người đi thỉnh các vị danh sư khác về dạy cho Thái tử. Chính vì vậy Thái tử am hiểu tất cả các lãnh vực của đời sống.

“Về lãnh vực tri thức, trên phương diện đạo học, Thái tử Siddhattha đã được dạy rất kỹ lưỡng về Tứ Thư Vệ Đà, bao gồm:

1. Rig Veda: Gồm những bài Thánh ca mang tính thần thoai trong đĩ bao hàm tư tưởng về nhân sinh quan và vũ trụ quan.

2. Sama Veda: Gồm những bài vịnh cũng khơng ngồi ý tưởng ngợi ca những vị thần.

3. Yajur Veda: Trong Tứ Thư Vệ Đà, thì bộ Vệ Đà này gồm những lời cầu khấn trong tế lễ

4. Atharva Veda: Gồm những câu thần chú, mục đích nhằm giúp người cầu đảo thơng linh với các vi thần quyền năng trong vũ trụ.

Trên phương diện thế học, Thái tử Siddattha đã được dạy bốn ngành học căn bản của thế gian và một ngành đạo học, mà thuật ngữ Phật học gọi chung là Ngũ Minh, gồm cĩ:

1. Thanh minh: Là mơn học về văn chương, ngơn ngữ

2. Cơng xảo minh: Là mơn học khéo tay trong kỹ nghệ

3. Y phương minh: Là mơn học về nghề y.

4. Nhân minh: Là mơn học về phương cách lý luận

5. Nội minh: Riêng nội minh là mơn học nhằm bổ sung kiến thức ở lãnh vực đạo học, cũng là mơn học đi sâu vào đạo Bà la mơn…

Trong học tập, Thái tử đã thể hiện sự thơng minh tuyệt vời vì chỉ trong vịng một thời gian ngắn Thái tử đã nắm vững một cách tồn diện những kiến thức uyên áo nhất của thời đại, được gĩi gọn trong Tư Thư và Ngũ minh đĩ.”

[Đức phật và con đường tuệ giác, tr87] Vì Thái tử suốt ngày chỉ quan tâm đến vấn đề liên quan trí tuệ và đời sống tâm linh, nên việc tiếp thu những tư tưởng uyên áo của thời đại đối với Thái tử là một điều quá dễ dàng. Bên cạnh đĩ, việc thường xuyên cĩ mặt tại các cuộc họp hội đồng hồng tộc hay các cuộc xử án mà vua Suddhodana làm chủ tọa đã tạo nên cho Thái tử một phong cách lắng nghe, phương pháp suy luận để nhận chân vấn đề, cẩn trọng và chính xác trong phát biểu.

Sự học hành trong chốn hồng cung và những kiến thức mà Thái tử đã lãnh giáo từ những bậc thạc đức trí tuệ cao thâm, quả là đã đem đến cho Thái tử những tháng ngày vơ cùng ý nghĩa và thực sự bổ ích, vì đĩ là cơ sở để Thái tử hướng xa tầm nhìn, càng sâu sắc trong tư duy hơn và tất nhiên nĩ đã giúp cho Thái tử hiểu rõ hơn các pháp thế gian sẽ khơng thể nào giải quyết được những điều mà con người trăn trở thao thức về kiếp sống nhân sinh.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC PHẬT VÀ CÁC GIÁO PHÁI ẤN ĐỘ TRONG KINH TRƯỜNG BỘ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w