Đức Phật thành đạo – Thành lập tăng đồn

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC PHẬT VÀ CÁC GIÁO PHÁI ẤN ĐỘ TRONG KINH TRƯỜNG BỘ (Trang 43 - 45)

Cĩ thể thấy rằng Đức Phật, giáo chủ khai sáng Đạo Phật, là một người được giáo dục trong mơi trường của Veda. Từ khi sinh ra, lớn lên và thậm chí cả khi đi xuất gia tu hành, ngài cũng trang bị cho bản thân bằng những kinh nghiệm

đã được hấp thu từ nền giáo dục của truyền thống Veda. Sự tham cầu học và đạt được những kết quả tối cao trong phương pháp của hai đạo sĩ Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta, sự tìm cầu giải thốt bằng đường hướng khổ hạnh, đã cho thấy rõ điều đĩ. Hơn nữa, cùng bắt nguồn trên mảnh đất của triết lý, lẽ tất nhiên Phật giáo và Bà la mơn giáo khơng thể nào khơng cĩ những mối quan hệ nhất định được.

Lịch sử đã cho thấy rằng, Phật giáo xuất phát chậm hơn các trào lưu tư tưởng của Bà la mơn giáo. Nĩi cho chính xác thì khi Phật giáo ra đời, nền triết học Bà la mơn giáo đã đạt đến đỉnh cao và nĩ đã ảnh hưởng đến mọi mặt sinh hoạt đời sống của xã hội lúc bấy giờ. Đức Phật chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Veda, thậm chí khi Ngài xuất gia đi tu thì ngài đã học với hai vị thầy đầu tiên mà hai vị này xuất thân từ Bà la mơn giáo cho nên tất cả các ngơn từ Ngài sử dụng cũng khơng thể khác biệt với học thuyết Bà la mơn. Ngài cũng sử dụng con người là đối tượng khảo sát, lấy trí tuệ làm cơ sở để diệt ái dục và vơ minh, ngài cũng chấp nhận nghiệp báo chi phối đến đời sống con người. Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà cho rằng Phật giáo là một phần của hệ tư tưởng Bà-la-mơn. Đức Phật đã dựa trên các kiến thức của học thuyết trước đĩ và bằng sự tu tập đạt đến giác ngộ cho riêng mình đã chỉ ra những sai lầm của học thuyết ngài đã tiếp thu, và do vậy cĩ thể nĩi Đức Phật là một nhà cải cách. Tuy Phật giáo ra đời sau và cĩ những mối tương đồng với với các học thuyết phát triển trước đĩ, tuy vậy khơng thể nĩi rằng đạo Phật đã khơng cĩ những ảnh hưởng trên các học thuyết trước đĩ.

Trước hết Phật giáo kêu gọi sự bình đẳng giai cấp, đẳng cấp hoặc phân biệt dân tộc mọi hàng rào giai cấp cần thiết phải được xĩa bỏ, sau thời kỳ đức Phật thì người ta đã chú ý nhiều đến khả năng, tính cách, nghề nghiệp hơn là dịng dõi, như vậy đạo Phật đã đem đến một sự nổi loạn chống lại nghề tu sĩ và việc lễ bái và chống lại sự suy thối của bất cứ chúng sinh nào và sự tước bỏ mất của họ những cơ hội phát triển dần tới một đời sống cao hơn. Phật giáo đã chối bỏ giá trị đạo đức của chủ nghĩa khổ hạnh nên trước thời kỳ đức Phật ra đời, thì phổ biến cĩ các nhĩm người sống định cư theo kiểu hành xác trong rừng núi vắng vẻ, nhưng sau khi Phật thành đạo thì các tu viện nam nữ mọc lên khắp nơi, thu hút dân chúng về các nơi đĩ. Như P.V Babat cĩ viết “Ðức Phật đã dùng Ấn

Giáo cổ truyền để hiện chỉnh một số giáo lý của tơn giáo này. Ngài tới thế gian để thực hiện chứ khơng phải để huỷ diệt. Ðức Phật là một đại biểu xuất sắc của truyền thống tơn giáo Ấn Ðộ. Ngài đã để lại dấu chân trên đất Ấn Ðộ và dấu

hiệu trên linh hồn của xứ năng với những tập quán và tín ngưỡng của nĩ. Trong khi giáo lý của Ðức Phật được thiết lập ở những xứ khác trên thế giới một cách phù hợp với phong tục của họ, khi ở Ấn Ðộ quê hương của ngài, Phật Pháp đã đi vào và trở thành một thành phần của văn hĩa Ấn Ðộ. Các Bà la mơn và các Sa mơn đã được Ðức Phật đối xử bình đẳng, và hai truyền thống dần dần hồ nhập vào nhau. Theo một ý nghĩa, Ðức Phật là người thiết lập Ấn Giáo hiện đại (tgv lsvmnl, tr17).

Tĩm lại, chúng ta cĩ thể thấy những ưu khuyết của từng chủ trương của các giáo phái ở trên. Tuy nhiên khơng phải cứ như thế mà cho rằng họ hồn tồn sai lầm. Ở mỗi học phái đều cĩ một cách lý luận đặc biệt để chứng minh chủ trương của họ là đúng. Nhưng vì quá nhiều luận lý và ý tưởng, khiến con người thời đại hoang mang, khơng cĩ một tư tưởng chủ đạo nhất quán. Và khi Phật giáo hình thành, điều vĩ đại của Đức Phật là trực tiếp đối thoại với từng quan điểm trên để dẫn đến một chủ trương dung hịa, tiến bộ hơn, dẫu vẫn cịn chịu ảnh hưởng trực tiếp những khái niệm về thế giới quan hay tập quán ngơn ngữ của họ. Tư tưởng dung hịa tiến bộ ấy như thế nào, chúng ta hãy biện biệt riêng trong khi xét mối quan hệ giữa Đức Phật và các giáo phái trong Trường Bộ Kinh.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC PHẬT VÀ CÁC GIÁO PHÁI ẤN ĐỘ TRONG KINH TRƯỜNG BỘ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w