Tin chắc lần này đã gặp được minh sư, ngài đến một vị giáo chủ khác là Uddaka Ràmaputta. Trong Trung Bộ Kinh số 26 và 36 ngài miêu tả kinh nghiệm sống với đạo sư Uddaka bằng những lời cũng gần tương tự như lần trước với đạo sư Àlàra. Chúng ta được biết rằng giáo lý của đạo sĩ Uddaka Ràmaputta khơng phải do vị ấy khám phá, mà đã học được từ sư phụ Ràma, đĩ là giáo lý đưa đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Khi thái tử Siddhattha chứng đắc tri kiến mà sư phụ Ràma của Uddaka đã chứng đắc trước kia, đạo sư Uddaka liền đề nghị ngài, khơng phải đồng lãnh đạo mà là chức vụ lãnh đạo độc nhất của hội chúng. Vị đạo sư này nhìn nhận đệ tử mình cĩ đầy đủ khả năng tu chứng cao hơn thầy. Song thái tử lại từ chối lời đề nghị ấy mặc dù nghe thật hấp dẫn. Ngài mong cầu giải thốt khổ đau, chứ khơng phải lãnh đạo một giáo phái. Do vậy, khi giáo lý của đạo sư Uddaka khơng làm ngài thỏa mãn và ngài lại chán ngán thĩi tự kiêu của đạo sư Uddaka Ngài liền rời bỏ vị này và tiếp tục du hành. Việc học tập của ngài với hai đạo sư kia đã kéo dài khơng đầy một năm, cĩ lẽ chừng sáu tháng mà thơi.
Như vậy, Thái tử Siddhattha khi tu tập với đạo sư Uddaka Ngài đã học về phương pháp tổ chức hội chúng, cách hành thiền cũng như về các tư tưởng uyên áo của Áo Nghĩa Thư. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho Thái tử sau này trên lĩnh vực tu chứng cũng như tổ chức hội chúng.