ĐOÀN NHÓM VÀ TÂM LÝ ĐOÀN NHÓM 1 Tâm lý đoàn nhóm

Một phần của tài liệu Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ pot (Trang 50 - 51)

1. Tâm lý đoàn nhóm

- Đoàn nhóm là một tập hợp người, liên kết với nhau thành một tổ chức với một mục đích chung mà mỗi cá nhân riêng rẽ không thể thực hiện được.

- Có hai loại nhóm: Nhóm chính thứckhông chính thức. Nhóm chính thức hình thành do tổ chức qui định như các phòng, ban, phân xưởng, tổ, … Nhóm không chính thức hình thành trên cơ sở tâm lí, thích hay không thích, yêu hay ghét. “Mỗi công ty đều có hai cơ cấu tổ chức. Một là cơ cấu chính thức, được ghi trong điều lệ. Còn cái kia là quan hệ hàng ngày giữa những con người trong tổ chức – HAROLD GENEEN” (trích: “Lời vàng cho các nhà kinh doanh” – Nhà xuất bản trẻ năm 1994).

- Mỗi loại đoàn nhóm nêu trên có những đặc điểm tâm lí khác nhau: +Nhóm chính thức: Tâm lí thừa hành, cấp bậc, …

+Nhóm không chính thức có hai loại cơ cấu: Cơ cấu mởcơ cấu khép kín. Cơ cấu mở như tổ văn nghệ, môt nhóm bóng bàn bao gồm những người thích văn nghệ và thể thao và nội dung hoạt động lành mạnh có lợi cho tổ chức; cơ cấu khép kín là cơ cấu hình thành vì có chung một lợi ích cục bộ, họ hoạt động không công khai và thường là bất lợi cho tổ chức, trong quản lí cần phải tìm hiểu kĩ mục đích, các thành viên trong nhóm đặc biệt là thủ lĩnh của nhóm này để có những biện pháp đối phó thích hợp.

2. Hành vi của nhóm

a. Sự tự vệ của nhóm.

Cơ cấu tự vệ (phòng vệ) có tính chất cá nhân cục bộ. “Đấu tranh” chống lại những đe dọa của nhóm để đạt tới mục đích chung của nhóm.

Trong hai loại cơ cấu chính thức và không chính thức cơ cấu tự vệ cũng có phần khác nhau.

- Ở cơ cấu chính thức thường tự vệ bằng những biện pháp tích cực như: các thành viên trong nhóm cố gắng vươn lên (thi đua) để khẳng định của nhóm mình so nhóm khác, hoặc đôi khi cũng có những biện pháp tự vệ không tích cực như: báo cáo không trung thực hoặc dùng những mánh khoé nhất định hoặc tranh thủ sự đồng tình của những cá nhân có uy tín cao trong tổ chức gây ảnh hưởng cho nhóm, …

- Ở cơ cấu không chính thức đặc biệt là cơ cấu khép, thường sử dụng những biện pháp tự vệ tiêu cực như : dùng thủ đoạn, những động tác giả để chống lại sự đe dọa, làm phương hại đến tổ chức.

b. Tiến trình hội nhập.

- Sự đe doạ từ nhiều phía khác nhau khiến cho những cá nhân tìm cách tự vệ, nhưng nếu tự vệ cá nhân sẽ không có kết quả vì vậy họ thường tìm những cá nhân có “đồng số phận” tập hợp thành nhóm, dựa vào sức mạnh tập thể để phòng vệ có kết quả hơn. Khi đã đạt được mục đích của nhóm thì nhóm sẽ không còn nữa hoặc hội nhập vào nhóm không chính thức mới hoặc hội nhập vào nhóm chính thức.

- Nếu nhóm chính thức có chuẩn mực đúng đắn; có tổ chức chặt chẽ; ở đó người thủ lĩnh là người mẫu mực; tạo được sự đoàn kết nhất trí trong nhóm sẽ ảnh hưởng tốt đến tinh thần, thái độ của các thành viên trong nhóm và ngoài nhóm. Ngược lại, sẽ tạo ra nhiều nhóm không chính thức phát sinh; dẫn đến tổ chức phân hoá, chia rẽ, mất đoàn kết, … Và, trong trường hợp như vậy thì nhóm không chính thức có ảnh hưởng rất lớn trong tổ chức, làm cho công tác quản trị khó khăn, phức tạp dẫn đến hoạt động của tổ chức kém hiệu quả.

V. LÃNH ĐẠO 1-Tâm lí lãnh đạo. a. Người lãnh đạo:

Là người có chức vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong hệ thống quản trị. Người lãnh đạo trước hết là một thành viên trong tổ chức, họ là người sinh ra chứ không phải tạo ra như thuyết “vĩ nhân” đã nói. Lao động của họ chủ yếu là lao động trí óc, đòi hỏi sự sáng tạo vì không có khuôn mẫu sẵn. Họ làm việc với người khác chứ không phải làm việc thay người khác.

b. Người lãnh đạo hữu hiệu: thường có cá đặc điểm tâm lý như sau:

b1. Cá tính:

Một phần của tài liệu Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ pot (Trang 50 - 51)