Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 49 - 94)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Tính đến tháng 3/2017, VietinBank đã có 29 năm xây dựng và phát triển:

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; có 155 chi nhánh trả dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; có 02 chi nhánh tại Cộng Hòa Liên Bang Đức và 01 Ngân hàng con ở Lào; có 02 văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng; 01 văn phòng đại diện tại Myanmar. Ngoài ra Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm: Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

Các giải thưởng và danh hiệu tiêu biểu 2016 ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đạt được:

+ Top 2.000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới: Lần thứ 5 liên tiếp, Vietinbank lọt vào danh sách Forbes Global 2000 (Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới) do tạp chí uy tín của Mỹ Forbes công bố. Năm 2016, Vietinbank có sự bứt phá lớn khi thứ hạng tăng 94 bậc so với năm 2015, xác lập ở vị trí 1.808.

+ Top 400 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới; Thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam: Vietinbank là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào Top 400 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới với giá trị thương hiệu đạt 249 USD, hạng A+; Top 10 thương hiệu quá trị nhất Việt Nam và là thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất (xét trên Chỉ số sức mạnh thương hiệu) theo công bố toàn cầu của Brand Finance.

+ Thương hiệu Quốc gia: Vietinbank lần thứ 4 liên tiếp được tôn vinh là Thương hiệu Quốc gia. Đây là giải thưởng cao quý và uy tín được Thủ tưởng Chính phủ giao cho Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Ban Thư ký Thương hiệu Quốc gia phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công thương tổ chức.

+ Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam: Đây là lần thứ 12 liên tiếp Vietinbank được trao danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam. Chương trình ghi nhận, động viên và cổ vũ những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ; áp dụng các giải pháp, công nghệ bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng…

phẩm: VietinBank iPay Mobile App, Vietinbank eFAST Mobile App và Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại Lễ công bố và trao Danh hiệu Sao Khuê 2016 dành cho sản phẩm công nghệ thông tin nổi bật.

+ Doanh nghiệp Vì Người lao động: Năm 2016, cùng với Giải thưởng “Doanh nghiệp vì Người lao động”, VietinBank còn được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác chăm lo đời sống của người lao động.

+ Đơn vị Ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu: VietinBank là đại diện duy nhất của Việt Nam nhận giải thưởng này. Giải thưởng do Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASO – CIO) tổ chức.

+ VietinBank được trao các Giải thưởng uy tín của các Tổ chức thẻ quốc tế: VietinBank cùng lúc nhận 5 giải thưởng của JCB: Top Ngân hàng có doanh số thanh toán thẻ lớn nhất; Top Ngân hàng có số lượng thẻ phát hành lớn nhất; Top Ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ lớn nhất; Top Ngân hàng dẫn đầu về phát triển sản phẩm mới và Top các ngân hàng hợp tác chiến lược. Đồng thời, VietinBank cũng được Visa trao 3 giải thưởng: Ngân hàng tiên phong có doanh số sử dụng trung bình trên thẻ Visa Sighnature cao nhất; Ngân hàng dẫn đầu về tóc độ tăng trưởng doanh số sử dụng và giải thưởng về Doanh số sử dụng tại thị trường nước ngoài cao nhất.

+ Top 10 doanh nghiệp mạnh Đông Nam Á: Giải thưởng do Hội phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lao – Campuchia trao tặng. Giải thưởng lần này ghi nhận và tôn vinh những thành tích kinh doanh mà VietinBank đã đạt được trong quá trình phát triển, giữ vững vị trí hàng đầu tại thị trường trong nước và vươn xa, hội nhập sâu rộng trong khu vực.

+ Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng: Đây là lần thứ 4 VietinBank được vinh danh và trao chứng nhận là Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu bộ máy quản lý bao gồm:

- Đại hội đồng cổ đông, với 2 bộ phận hỗ trợ: + Ban kiểm soát

+ Phòng kiểm toán nội bộ

- Hội Đồng quản trị, với 2 bộ phân hỗ trợ: + Ban thư ký HĐQT

+ Các ủy ban: Nhân sự, Tiền lương, Alco, Quản lý rủi ro và Chính sách - Ban điều hành

+ Hội đồng tín dụng và Hội đồng Định chế tài chính + Ủy ban thanh toán

- Hệ thống các phòng/ban chức năng tại Trụ sở chính và mạng lưới các chi nhánh: Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối bán lẻ, Khối Kinh doanh vốn và thị trường, Khối quản lý rủi ro, Khối nhân sự, Khối công nghệ thông tin, Khối vận hành, Các Phòng/Ban khác, Chi nhánh và các Công ty con.

Sơ đồ 2.1 Mô hình quản trị, cơ cấu bộ máy quản lý của VietinBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Vietinbank – năm 2019)

2.1.3. Các hoạt động chủ yếu

a. Hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế (vốn nợ)

Nguồn vốn huy động trong năm 2018 là 825.816 tỷ đồng, tăng trưởng 9,7% so với năm 2017 và đạt 110% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). Tính đến 31/12/2019, nguồn vốn huy động đạt 892.785 tỷ đồng, tăng trưởng 8,1% so với năm 2018 và đạt 107% kế hoạch ĐHĐCĐ. Trong đó

huy động vốn không kỳ hạn tại thị trường 1 đạt 146.000 tỷ đồng, tăng 22.400 tỷ đồng, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi tăng 1,4% so với năm 2018. Điều này thể hiện VietinBank luôn chủ động khai thác nguồn vốn dồi dào cả Việt Nam Đồng và ngoại tệ với chi phí hợp lý, trong đó đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn từ bán lẻ.

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

650,000 700,000 750,000 800,000 850,000 900,000 950,000 752,935 825,816 892,785

Biểu đồ 2.1 Nguồn vốn huy động của VieitnBank (2017 – 2019)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – 2017, 2018, 2019)

b. Hoạt động tín dụng

Dư nợ cho vay năm 2018 đạt 888.216 tỷ đồng, tăng 6,1% so với đầu năm, đạt 110,4% kế hoạch ĐHĐCĐ. Tính đến 31/12/2019, dư nợ cho vay đạt 953.178 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2018 và đạt 105% kế hoạch ĐHĐCĐ. Năm 2018, Cơ cấu dư nợ chuyển dịch tích cực về đồng tiền và phân khúc khách hàng, cụ thể: dư nợ VND bình quân tăng 18% so với năm 2017, dư nợ bình quân phân khúc khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lần lượt 31% và 29,5%. Tín dụng được ưu tiên cho khách hàng có dự án/phương án sản xuất kinh doanh khả thi, xếp hạng tín nhiệm tốt, hiệu quả sinh lời cao, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực

ưu tiên khuyến khích. Tín dụng vào những lĩnh vực có hệ số rủi ro cao được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng ở mức 1,6%, đạt kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra. Năm 2019, VietinBank tiếp tục duy trì được cơ cấu dư nợ bền vững đồng thời duy trì việc ưu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng là DNVVN và khách hàng bán lẻ, tăng trưởng mạnh vào các lĩnh vục sản xuất kinh doanh được Chính phủ ưu tiên khuyến khích. Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ quy định của pháp luật và các giới hạn an toàn theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,2%, đạt kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra.

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

750,000 800,000 850,000 900,000 950,000 1,000,000 837,180 888,216 953,178

Biểu đồ 2.2 Dư nợ cho vay của VietinBank (2017 – 2019)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – 2017, 2018, 2019)

c. Các hoạt động khác

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2018 – 2019

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 So sánh Tuyệt đối tương đối

Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ 11.461 6.194 5.267 85%

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 11.781 6.559 5.222 80%

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 7.888 5.963 1.925 32%

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 4.055 2.770 1.285 46%

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) 2,80% 2%

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 9.476 5.277 4.199 80%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank năm 2018, 2019)

Trong năm 2019, hiệu quả hoạt động của VietinBank đã được cải thiện một cách mạnh mẽ. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) riêng lẻ năm 2019 đạt 11.461 tỷ đồng, tăng 85% so với năm 2018, đạt 127% kế hoạch năm. LNTT hợp nhất năm 2019 đạt 11.781 tỷ đồng, tăng 79,6% so với năm 2018, đạt 124% kếhoạch năm. LNTT tăng cao là kết quảcủa việc gia tăng hiệu quả hoạt động theo đúng định hướng thông qua tái cơ cấu danh mục cho vay, nâng cao hiệu quảdanh mục tài sản có sinh lời, đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu dịch vụ, thu từ kinh doanh ngoại tệ và đầu tư chứng khoán. Cụ thể, hiệu quả sinh lời từ lãi được cải thiện đáng kể với tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tăng lên mức 2,8% so với mức 2% năm 2018; Thu nhập thuần từ dịch vụhợp nhất tăng 37,4% so với năm 2018, đạt tỷ trọng gần 12% tổng thu nhập hoạt

động, góp phần đưa tỷ trọng thu thuần ngoài lãi đạt mức 20%; hoạt động kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ đạt nhiều kết quả cao, doanh số và thị phần kinh doanh ngoại hối đứng hàng đầu trên thị trường liên ngân hàng và thị trường 1, tiếp tục khẳng định vị thế của VietinBank trên thị trường, thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại tệ tăng 120% so với năm 2018.

2.2. Thực trạng mở rộng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.2.1. Thực trạng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.2.1.1. Cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo kỳ hạn

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay đối với DNVVN theo kỳ hạn tại VietinBank (2017 – 2019) Đơn vị: nghìn tỷ đồng Kỳ hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Năm 2017 2018 2019 2017 2018 2019 2017 2018 2019 Dư nợ 111,2 134 137,6 22,8 16,2 14,3 38,3 52,8 60,3

(Nguồn: Báo cáo nội bộ ngân hàng VietinBank)

Từ số liệu từ bảng 2.2: Dư nợ cho vay đối với DNVVN tăng đều ở các kỳ hạn: ngắn hạn và dài hạn. Phân tích số liệu qua các năm chúng ta có thể thấy:

Bảng 2.3: So sánh dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn tại VietinBank giai đoạn 2017 - 2018

Đơn vị: nghìn tỷ đồng, %

Kỳ hạn

Năm 2017 Năm 2018 Chênh

lệch 2017 - 2018 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Ngắn hạn 111,2 64,5% 134 66% 22,8 Trung hạn 22,8 13,2% 16,2 8% -6,6 Dài hạn 38,3 22,3% 52,8 26% 14,5 Tổng 172,3 100% 203 100% 30,7

(Nguồn: Báo cáo nội bộ ngân hàng VietinBank)

So sánh năm 2017 và năm 2018, mức dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn ngắn và dài đều tăng khá đồng đều ở mức 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét mức tỷ trọng các kỳ hạn vay, kỳ trung hạn đang giảm khoảng 5% tỷ trong trong số tổng dư nợ, kỳ hạn ngắn tăng 1,5% và kỳ hạn dài hạn tăng 3,7%. Nếu giữ ở mức tăng trưởng như vậy, có thể sẽ dẫn đến tình trạng điểm rơi dư nợ, khi những khoản vay dài hạn kết thúc, dư nợ sụt giảm nhanh chóng kéo theo quy mô cũng sẽ giảm mạnh. Để tránh điều này xảy ra, VietinBank cần có các chính sách nhằm cân đối các kỳ hạn khoản vay, tăng trưởng ngắn hạn song song với trung dài hạn.

Bảng 2.4: So sánh dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn tại VietinBank giai đoạn 2018 - 2019 Đơn vị: nghìn tỷ đồng, % Kỳ hạn Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018 - 2019 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Ngắn hạn 134 66% 137,6 65% 3,6 Trung hạn 16,2 8% 14,3 6,7% -1,9 Dài hạn 52,8 26% 60,3 28,3% 7,5 Tổng 203 100% 212,2 100% 9,2

(Nguồn: Báo cáo nội bộ ngân hàng VietinBank)

So sánh năm 2018 và năm 2019, có thể thấy VietinBank đã nhìn nhận vấn đề chênh lệch các kỳ hạn và những rủi ro mang lại để điều chỉnh các chính sách kịp thời. Tính đến thời điểm 31/12/2019, dư nợ cho vay DNVVN kỳ ngắn hạn đã tăng 3,6 nghìn tỷ đồng, đạt 137,6 nghìn tỷ đồng, mặc dù kỳ hạn dài hạn vẫn tiếp tục tăng trưởng: tăng 7,5 nghìn tỷ, tuy nhiên kỳ trung hạn đã có sự kiểm soát và giảm 1,9 nghìn tỷ đồng. Điều này chứng tỏ VietinBank đã nỗ lực tăng trưởng dư nợ cho vay các khoản kỳ hạn ngắn để đảm bảo duy trì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm một cách bền vững, tuy nhiên về tỷ trọng các kỳ hạn cho vay đối với DNVVN tại VietinBank vẫn còn cần lưu ý để điều chỉnh phù hợp hơn trong các năm tới.

2.2.1.2. Cho vay DNVVN theo ngành nghề

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay DNNVV theo ngành nghề tại VietinBank (2017 -2019) Đơn vị: nghìn tỷ đồng, % T T Ngành kinh tế

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chên h lệch 2018 2019 Chên h lệch 2017 - 2018 nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng 1 Nông nghiệp 7,1 4% 8,3 4% 9,1 4% 0,8 1,2 2 Dịch vụ lưu trú 5,9 3% 7,8 4% 10,3 5% 2,5 1,9 3 Thươn g mại 32,3 19% 44,1 22% 48,9 23% 4,8 11,8 4 Vận tải kho bãi 9,1 5% 9,9 5% 10,1 5% 0,2 0,8 5 Công nghiệp chế biến chế tạo 47,8 28% 56,9 28% 51,8 24% -5,1 9,1 6 Xây dựng 25 15% 29,5 15% 28,7 14% -0,8 4,5

T T

Ngành kinh tế

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chên h lệch 2018 2019 Chên h lệch 2017 - 2018 nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng nợ Tỷ trọng 7 Y tế 2 5% 2,3 1% 2,6 1% 0,3 0,3 8 Các ngành nghề khác 43,1 25% 44,2 22% 50,7 24% 6,5 1,1 Tổng 172, 3 100 % 203 100 % 212, 2 100 % 9,5 29,2

(Nguồn: Báo cáo nội bộ ngân hàng VietinBank)

Trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019, Dư nợ cho vay DNVVN phân theo ngành nghề tại VietinBank tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành: nông nghiệp, dịch vụ lưu trú, thương mại, vận tải kho bãi, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, y tế,… Trong đó, tỷ trọng cho vay đối với ngành nghề thương mại giai đoạn này chiếm tỷ trọng cao nhất với dư nợ tăng qua các, đặc biệt giai đoạn 2018 – 2019 dư nợ nhóm ngành này tăng mạnh ở mức 11.800 tỷ đồng. Những nhóm ngành nghề này đều tập trung lượng lớn các DNVVN, vì vậy việc tăng trưởng là phù hợp với định hướng chung của VietinBank.

và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

a. Số lượng khách hàng

Đây là chỉ tiêu cho biết số lượng DNVVN tại VietinBank phát triển qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 49 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w