Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 94 - 96)

- Thứ nhất: ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát tại nước ta tuy bước đầu đã được kiềm chế nhưng luôn tiềm ẩn những yếu tố dẫn đến bùng phát trở lại. Vì vậy, đề nghị Chính phủ kiên định với các mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của các DNVVN trong

dài hạn.

- Thứ hai: hoàn thiện môi trường pháp lý, Chính phủ cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật một cách cụ thể, chi tiết nhằm tạo lập một khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ, đầy đủ và đồng bộ. Cần nhấn mạnh yêu cầu hợp lý và khả thi trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo rằng pháp luật là cơ sở để thúc đẩy kinh doanh an toàn chứ không phải rào cản khiến hoạt động kinh doanh khó khăn (với các quy định không hợp lý) hoặc bấp bênh, rủi ro (với các quy định không khả thi làm doanh nghiệp luôn ở tình trạng vi phạm pháp luật do quy định không thể thực hiện được). Đặc biệt, Chính phủ cần kiện toàn các quy định điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại và các DNNVV để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và hoạt động của ngân hàng cũng an toàn, lành mạnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thứ ba: có chính sách hợp lý với các mặt hàng chiến lược do nhà nước quản lý, những nguyên nhiên liệu đầu vào thiết yếu phục vụ sản xuất như xăng dầu, điện, nước… có ảnh hưởng rất lớn đến chính lược kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN. Vì vậy, đề nghị Chính phủ thực hiện tốt việc quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý cùa Nhà nước và theo xu hướng giá thế giới. Đối với điện, nước, các Bộ ngành cần công khai, minh bạch trong việc xây dựng giá bán điện, nước theo giá thị trường; cần có sự giám sát hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước độc quyền trong những lĩnh vực này và cho phép tư nhân cùng kinh doanh để hạn chế vai trò “thống soái” của các doanh nghiệp Nhà nước.

- Thứ tư: xây dựng lộ trình cân đối tỷ trọng tham gia đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước đối với các doanh nghiệp dân doanh tại một số ngành. Doanh nghiệp Nhà nước chỉ nên có mặt ở những lĩnh vực quan trọng

có vai trò quyết định và là cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế khác. Đó là những ngành kinh tế đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, lâu dài, cần có lực kéo của Nhà nước thông qua các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Ngược lại, ở các ngành kinh tế, nơi các doanh nghiệp tư nhân mà đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đủ lớn mạnh để có thể đảm đương được trách nhiệm phát triển ngành thì vai trò của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước là không cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w