- Thứ nhất: NHNN Việt Nam cần ban hành các quy định điều hành chính sách tiền tệ một cách ổn định và mang tính định hướng lâu dài, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp chủ động trong việc hoạch định chiến lược hoạt động của mình.
- Thứ hai: NHNN tăng cường công tác truyền thông về thực hiện chính sách tiền tệ, ngoại hối… để tăng lòng tin của thị trường và nhà đầu tư về chủ trương nhất quán của Chính phủ, tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính. Đặc biệt trong việc điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cần tạo niềm tin về một sự ổn định trong trung hạn để các ngân hàng thương mại có thể cung cấp các khoản cho vay lãi suất ổn định trong trung và dài hạn cho doanh nghiệp; Tiếp tục giữ mặt bằng lãi suất ở mức ổn định và ở mức thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp; Tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn đối mặt với nhiều khó khăn.
- Thứ ba: ban hành những quy định chỉ đạo, hướng dẫn một cách cụ thể và kịp thời cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện những chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực ưu tiên nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể đến từng ngân hàng thương mại để việc thực hiện của các ngân hàng được đồng bộ và đạt
hiệu quả tốt nhất.
- Thứ tư: NHNN cần đưa ra chính sách nhằm phát triển mạnh hơn hình thức thuê tài chính trong hệ thống các ngân hàng thương mại, giúp các DNNVV tăng năng lực sản xuất trong điều kiện hạn chế về vốn, DNNVV không bị đọng vốn vào tài sản cố định, giúp DNNVV nhanh chóng đổi mới công nghệ.
- Thứ năm: phát triển mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho DNNVV để hỗ trợ các doanh nghiệp này trong vấn đề đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng
- Thứ sáu: đầu tư vốn và nhân lực nhằm nâng cao chất lượng cho hệ thống thông tin tín dụng (CIC) bằng cách hiện đại hóa công nghệ, thường xuyên thu thập và xử lý thông tin để thông tin được cập nhật một cách nhanh nhất nhằm mục tiêu đưa trung tâm thông tin này trở thành kho lưu trữ dữ liệu phòng ngừa rủi ro hữu ích cho hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng.
- Thứ bảy: đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh những quy định, chính sách của Ngân hàng Nhà nước, tuân thủ pháp luật, phát hiện kịp thời những tồn tại, yếu kém tại các ngân hàng để đưa ra biện pháp khắc phục, và đảm bảo cho hoạt động tín dụng diễn ra minh bạch, lành mạnh, kiên quyết xử lý các sai phạm.
PHẦN KẾT LUẬN
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng có uy tín, bề dày hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, luôn có thành tích tăng trưởng tín dụng ấn tượng hàng năm. Tuy nhiên, Vietinbank chưa khai thác hết tiềm năng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN để tương xứng với vị thế của mình. Mở rộng cho vay đối với DNVVN là cần thiết và luôn là vấn đề được quan tâm và chú trọng phát triển của VietinBank. Sau khi nghiên cứu, phân tích các dữ liệu từ lý luận và thực tiễn, luận văn đã rút ra được những kết luận sau:
Thứ nhất, mở rộng cho vay DNVVN của NHTM không chỉ tăng quy mô cho vay đối với đối tượng khách hàng là DNVVN mà còn đảm bảo chất lượng tín dụng và cơ cấu cho vay hợp lý theo định hướng trong từng thời kỳ. Từ đó, đưa ra các chỉ tiêu phản ánh và xác định các nhân tố gây ảnh hưởng. Qua phân tích thực trạng cho vay và mở rộng cho vay đối với DNVVN tại VieitnBank, bên cạnh thành tích đạt được vẫn còn những hạn chế khiến tỷ trọng dư nợ DNVVN chưa tương xứng với quy mô của ngân hàng và số lượng DNVVN trên toàn quốc.
Thứ hai, dựa trên mục tiêu, định hướng mở rộng cho vay DNVVN cụ thể của VietinBank, luận văn đã đưa ra các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại của ngân hàng trong giai đoạn 2017 – 2019 cụ thể: xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt và phù hợp với nhóm DNVVN, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chuyên biệt dành cho DNVVN và tích cực quảng bá một cách rộng rãi, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soat sau cho vay…
Trong giai đoạn 2017 - 2019, mở rộng hoạt động cho vay DNVVN của VietinBank không tránh khỏi những khó khăn do nhiều nguyên nhân bao gồm
cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, để VietinBank có thể tiếp tục phát triển một cách bền vững đồng thời duy trì tốt vị thế của mình trên thị trường tài chính hiện nay, bên cạnh sự nỗ lực của toàn bộ các cán bộ trong hệ thống VietinBank còn cần cả các biện pháp đồng bộ từ chính phủ cùng các cấp, các ngành liên quan.
1. Chinh phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.
2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hồ Chí Minh. 5. Hoàng Trần Diễm Thi (2013), Luận văn mở rộng cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế, Thừa Thiên Huế.
6. Luật các TCTD 2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017 – 2019), Luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Báo cáo kết quả kinh doanh
2019; Báo cáo kiểm tra kiểm soát nội bộ 2019.
9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Báo cáo thường niên (2017 – 2019), Hà Nội.
10.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Báo cáo tổng kết (2017 – 2019), Hà Nội.
11.Nguyễn Hồng Nhung (2014), Luận văn mở rộng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Việt Trì, Phú Thọ.
12.Nguyễn Thị Hà (2017), Luận văn mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang, Bắc Giang.
– Chi nhánh Thăng Long, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Mùi (2006), Đảm bảo thanh khoản- yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại.
15. Nguyễn Thị Quy (2008), Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản văn hóa –thông tin.
16. Nguyễn Văn Tiến (2007), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
17. Peter Rose (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tàichính.
18.Peter S.Rose (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
19.Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
20. Rudolf Duttweiler (2009), Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Website:
1. Mai Thị Phương Thùy (2020), ‘Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, tapchitaichinh.vn, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 11 năm 2020.
2. Hồng Dung (2020), ‘Dư thừa thanh khoản ngân hàng sẽ giảm bớt trong quý II/2020’, tinnhanhchungkhoan.vn, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 11 năm 2020.
http:/Sbv.gov.vn http:/kinhtedothi.vn http:/gso.gov.vn