Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Cao Bằng (Trang 39 - 41)

1.2.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:

- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn kinh doanh bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, hay phản ánh tốc độ quay của toàn bộ vốn kinh doanh.

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Hay:

((2)

Công thức (1) cho biết số tiền lãi trên một đồng vốn cố định. Công thức (2) cho biết để tạo ra một đồng lãi thì cần có bao nhiêu đồng tài sản cố định.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh trong một năm thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Số vòng luân chuyển của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động sẽ quay được bao nhiêu vòng trong một năm.

1.2.2.2.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

- Mức sinh lời của một lao động: Chỉ tiêu này cho biết một lao động sử dụng trong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ phân tích

- Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động: Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kỳ phân tích.

1.2.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh, người ta sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh, gồm:

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí kinh doanh doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt.

1.2.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội là một chỉ tiêu để đánh giá vai trò của doanh nghiệp đối với nên kinh tế và xã hội. Các chỉ tiêu này được thể hiện qua mức lương bình quân/tháng của người lao động, tỷ lệ nộp ngân sách trên doanh thu và tỷ lệ nộp ngân sách trên nguồn vốn:

- Chỉ tiêu lương bình quân/tháng của người lao động: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đãi ngộ của doanh nghiệp dành cho người lao động, trung bình mỗi lao động được hưởng thu nhập bao nhiêu tiền trong tháng:

- Chỉ tiêu tỷ lệ nộp ngân sách trên doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng doanh thu thì doanh nghiệp nộp cho ngân sách bao nhiêu đồng, Chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh mức độ đóng góp của doanh nghiệp cho doanh nghiệp càng lớn.

- Chỉ tiêu tỷ lệ nộp ngân sách trên tổng vốn:Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp nộp cho ngân sách bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh mức độ đóng góp của doanh nghiệp cho Nhà nước càng lớn.

šKhi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu, tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Cao Bằng (Trang 39 - 41)