Bảng 2.7. Tình hình nhân sự bộ máy quản lýchi nộibộ tại Ban quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi nội bộcủa Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình (Trang 69 - 76)

Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ %

Tổng số lao động 18 100 18 100 18 100

Theo trình độ nghiệp vụ

Trên đại học 2 12,5 2 12,5 4 22.2

Đại học 16 87,5 16 87,5 14 77.8

Cơ cấu tuổi

Dưới 30 4 22,2 4 22,2 3 16,6 Từ 30 đến 40 tuổi 8 44,4 8 44,4 9 50 Từ 41 đến 50 tuổi 5 27,8 5 27,8 5 27,8 Từ 50 tuổi trở lên 1 5,6 1 5,6 1 5,6 Theo giới tính Nam 12 66,67 12 66,67 11 61,11 Nữ 6 33,3 6 33,3 7 38,89

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

Trong giai đoạn 2017 – 2019, số lao động tham gia trực tiếp vào bộ máy quản lý chi nội bộ của Ban quản lý ổn định là 09 người gồm các vị trí sau: 01 giám đốc, 01 Phó giám đốc phụ trách tài chính, 04 cán bộ phòng Tài chính Kế toán, 03 cán bộ phòng Tổ chức hành chính và tham ra gián tiếp vào bộ máy quản lý chi nội bộ của Ban quản lý là 09 người từ các phòng chức năng khác Trong đó, số lao động có trình độ từ Đại học trở lên là100%, chứng tỏ chất lượng lao động quản lý chi nội bộ của Ban quản lý dự án rất tốt.

Để đánh giá được bộ máy quản lý chi nội bộ tại Ban quản lý, tác giả thực hiện khảo sát 09 cán bộ trực tiếp quản lý chi nội bộ của Ban (02 thành viên Ban Giám đốc, 04 nhân viên phòng Tài chính Kế toán, 03 nhân viên phòng Tổ chức Hành chính) và 09 cán bộ liên quan gián tiếp đến quản lý chi nội bộ là những phòng trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quy trình quản lý chi nội bộ tại Ban quản lý.Tổng số đối tượng điều tra là 18 người.

Bảng 2.8. Khảo sát về bộ máy quản lý chi nội bộ ST T Tiêu chí đánh giá Điểm trung bình

1 Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các bộ phận và cá nhân 4,4

2 Trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận là hợp lý, tương xứng 4,2

3 Số lượng nhân sự hợp lý, đảm bảo đáp ứng được công việc 2,6

4 Nhân sự bộ máy đủ năng lực chuyên môn, đảm bảo đáp ứng công

việc 4,6

5 Sự phối hợp trong bộ máy quản lý chi nội bộcó hiệu quả 3

Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả, tháng 5/2020

Tiêu chí “Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các bộ phận và cá nhân” đạt 4,4 điểm, mức điểm khátốt. Tại Ban quản lý các công việc, nhiệm vụ của của từng bộ phận và từng cá nhân đã đều được Ban giám đốc phân công một cách rõ ràng, cụ thể.

Tiêu chí “Trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận là hợp lý, tương xứng” đạt 4,2 điểm, mức điểm khá tốt.Mỗi bộ phận trong bộ máy quản lý chi nội bộ đều được Ban giám đốc trao cho trách nhiệm và quyền hạn một cách hợp lý và tương xứng với chuyên môn của mình. Ở đây phòng Tài chính sẽ là nhân tố chính, là trái tim của đơn vị là bộ phận có trách nhiệm quan trọng liên quan đến công tác chi nội bộ của đơn vị.

Tiêu chí “Số lượng nhân sự hợp lý, đảm bảo đáp ứng được công việc” đạt 2,6 điểm, mức điểm trung bình. Dù số lượng người lao động trong Ban quản lý đang được tuyển dụng và tăng thêm nhưng chủ yếu được tuyển vào các phòng chuyên môn như phòng quản lý dự án, phòng thiết kế kỹ thuật, phòng thẩm định đấu thầu. Điều này thật sự cần thiết vì quy mô của Ban quản lý ngày càng được mở rộng và khối lượng công việc kiếm về được ngày càng tăng lên nên cũng cần thêm đội ngũ người lao động mới, trẻ, khỏe, năng động. Tuy nhiên việc bộ máy quản lý chi nội bộ không có thêm thành viên nào mới cũng là một thiệt thòi và là một khó khăn rất lớn trong bối cảnh khối lượng công việc cũng như số lượng dự án được quản lý ngày càng nhiều hơn trước.

việc” đạt 4,6 điểm, mức điểm tốt. Toàn bộ nhân sự trong bộ máy quản lý chi nội bộ đều đạt trình độ 100% đại học, là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và hoàn toàn đủ năng lực chuyên môn, đảm bảo đáp ứng hoàn thành tốt công việc.

Tiêu chí “Sự phối hợp trong bộ máy quản lý chi nội bộ có hiệu quả” đạt 3 điểm, mức điểm trung bình khá. Như đã nói trong bối cảnh bộ máy quản lý chi nội bộ đang thiếu người lao động, phòng Tổ chức Hành chính chỉ có 5 nhân viên, nhưng có 2 người đã phải đảm nhận vai trò riêng còn lại 3 nhân viên tham gia vào bộ máy quản lý chi nội bộ nhưng vẫn phải đảm nhiệm thêm nhiều công việc chuyên môn khác của phòng nên công việc bị quá tải có những lúc không kịp giải quyết những hồ sơ đề nghị mua sắm, sửa chữa thiết bị… từ các phòng, điều này dẫn tới công việc các phòng chuyên môn bị trì trệ, khiến nhiều công việc bị chậm trễ; Hay như phòng Tài chính Kế toán số lượng nhân viên cũng chỉ có 6 người, trong đó có 2 đồng chí đã làm công tác chuyên môn riêng, còn lại 4 đồng chí sẽ vừa thực hiện công tác quản lý chi nội bộ vừa thực hiện hỗ trợ công tác chuyên môn của phòng như thu sự nghiệp, chi đầu tư vì vậy có những lúc công tác chi sẽ bị chậm trễ, có thể nói khối lượng công việc rất nhiều nhưng số lượng nhân viên cần cho công việc vẫn còn ít, nên việc phối hợp trong bộ máy quản lý chi nội bộ với nhau vẫn còn chút khó khăn và chưa thực sự trôi chảy.

2.3 Thực trạng quản lý chi nội bộ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

2.3.1 Thực trạng lập dự toánchi nội bộ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

a. Căn cứ lập dự toán chi nội bộ

Công tác lập dự toán chi nội bộ tại Ban quản lý là do bộ phận Tài chính Kế toán thực hiện. Để lập được dự toán chi nội bộ, bộ phận Tài chính Kế toán phải căn cứ vào dự toán thu hàng năm của Ban quản lý, căn cứ vào thực trạng kinh tế, xã hội, kinh tế địa phương của tỉnh Hòa Bình, thực trạng chi nội bộ năm trước, căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vịđểBan quản lý để có thể lập dự toán chi nội bộ.

phối hợp của các phòng ban khác như phòng Tổ chức Hành chính, các phòng chuyên môn khác… để thu thập các số liệu thực tế và thực hiện trong năm kế hoạch.

b. Quy trình lập dự toán chi nội bộ

Quy trình lập dự toán được thể hiện trong hình 2.3 sau đây:

Hình 2.3. Quy trình lập dự toán chi nội bộ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng tài chính Kế toán Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ các phòng nghiệp vụ, căn cứ vào nhu cầu và tình hinh thực tế tại đơn vị, dựa vào dự toán thu.

Các phòng chuyên môn sẽ lên danh sách những thiết bị còn thiếu để phục vụ cho công việc, những thiết bị nào đã xuống cấp và cần sửa chữa, những vật tư văn phòng cần thiết phục vụ cho công tác chuyên môn...sau đó gửi danh sách cho phòng Tổ chức Hành chính để phòng Tổ chức kiểm tra rà soát và tổng hợp lại, tiếp theo sẽ gửi cho phòng Tài chính Kế toán để lấy đó làm căn cứ lập dự toán

Phòng Tổ chức Hành chính sẽ lập đề án việc làm về việc hiện đang có bao nhiêu nhân sự, và cần tuyển thêm bao nhiêu lao động ở các vị trí nào hay tinh giảm biên chế ở các vị trí nào, người lao động nào đến thời hạn tăng lương... tổng hợp lại và gửi đến phòng Tài chính Kế toán, dựa vào đó để lập nên dự toán chi nội bộ.

Dựa vào dự toán thu đã lập để có thế định lượng được tổng doanh thu là bao nhiêu và từ đó mới có thể lập nên dự toán chi nội bộ phù hợp và chính xác.

Tiếp nhận thông tin từ các phòng nghiệp vụ, căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế tại đơn vị, dựa

vào dự toán thu

Xây dựng dự toán chi nội bộ

Bước 2: Xây dựng dự toán chi nội bộ

Phòng tài chính kế toán sẽ nhận các thông tin mà phòng Tổ chức gửi sang để kiểm tra, kiểm soát các thông tin về thu, chi tại Ban quản lý, từ đó lập ra dự toán chi nội bộ.

Dự toán chi nội bộ sẽ được phòng tài chính kế toán gửi cho Phó giám đốc phụ trách tài chính. Phó giám đốc phụ trách tài chính thực hiện theo dõi, thẩm định sơ bộ lại dự toán chi nội bộ mà phòng tài chính kế toán trình lên, sau đó sẽ được trình lên Giám đốc

Bước 3: Phê duyệt dự toán chi nội bộ

Cuối cùng, dự toán chi nội bộ được trình lên Giám đốc để xem xét phê duyệt và gửi lên đơn vị cấp trên.

c. Các mục trong dự toán chi nội bộ

Dự toán chi nội bộ bao gồm 2 loại: Dự toán chi thường xuyên, dự toán chi không thường xuyên.

Dự toán chi thường xuyên và chi không thường xuyên được lập vào đầu mỗi năm thực hiện, theo thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 bắt đầu từ cuối mỗi năm thực hiện sẽ phải lập và phê duyệt xong dự toán của năm kế hoạch trước ngày 31 tháng 12 của năm thực hiện và gửi đến đơn vị cấp trên phê duyệt trước khi bước vào năm kế hoạch.

Dự toán chi nội bộhàng năm thường được lập chung cùng dự toán tài chínhcủa Ban quản lý bao gồm cả dự toán thu và chi, vào thời điểm cuối năm tài chính để phục vụ cho năm kế hoạch và được Ban quản lý chuyển đến Sở tài chính thẩm định sau đó sở Tài chính sẽ chuyển đến Ủy ban tỉnh xem xét và phê duyệt.

Dự toán chi nội bộ của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện tại bảng 2.9.

Bảng 2.9. Dự toán chi nội bộ của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung dự toán 2017 2018 2019 Tổng 03

năm

Tổng cộng 15.725 18.653 21.492 55.870

1 Chi thường xuyên 14.825 18.653 20.692 54.170

1.1 Chi cho người lao động 9.728 11.946 13.265 34.939

1.2

Chi dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin liện lạc và chi phí thuê mướn.

2.464 3.458 3.993 9.915

1.3 Chi sửa chữa và mua sắm tài sản 1.168 1.225 1.058 3.451

1.4 Chi khác 1.465 2.024 2.376 5.865 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Chi không thường xuyên 900 0 800 1.700

2.1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 0 0 0 0

2.2 Mua sắm trang thiết bị, tài sản

dùng cho quản lý dự án 0 0 0 0

2.3 Sửa chữa lớn tài sản cố định 900 0 800 1.700

2.4 Chi thực hiện tinh giản biên

chế (nếu có) 0 0 0 0

2.5 Chi khác 0 0 0 0

Nguồn: Phòng tài chính Kế toán Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

Bảng 2.9 cho thấy vấn đề lập dự toán của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bìnhnhư sau:

Dự toán chi nội bộ của Ban quản lý giai đoạn 2017 – 2019 ngày càng tăng lên từ 15.725 triệu đồng lên 21.492 triệu đồng, điều này là do số dự án mà Ban quản lý phụ trách ngày càng được tăng lên và ảnh hưởng đến doanh thu của đơn vị.

Trong giai đoạn 2017-2019 công tác dự toán chi cho người lao động là chủ yếu, chiếm khoảng 64,5% trên tổng dự toán chi nội bộ, nhìn vào đó chúng ta có thể thấy được Ban lãnh đạo của đơn vị đã rất quan tâm đến đời sống cũng như các chế độ cho người lao động, các khoản chi cho người lao động ở đây có thể kể đến như : lương theo hệ số, lương ngoài giờ, các khoản phụ cấp, công tác phí, ăn ca, bảo hiểm xã hội… với tổng chi phí trong giai đoạn 2017-2019 được dự toán là 34.939 triệu

đồng và tiếp đến là công tác dự toán chi cho dịch vụ công cộng, thông tin tuyên truyền liên lạc, mua sắm sửa chữa tài sản vật tư văn phòng, sửa chữa lớn tài sản cố định để duy trì các hoạt động của đơn vị cũng rất được chú trọng, chiếm một phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi nội bộcủa Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình (Trang 69 - 76)