Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân viên trắc địa của tổ chức hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 38)

hoạt động trong lĩnh vực trắc địa

1.2.4.1. Yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa

Các quy định của pháp luật liên quan tới quản lý lao động trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực trắc địa nói riêng. Các quy định cụ thể của pháp luật như giờ làm tối đa, tiền lương tối thiểu, quy định về đóng BHXH,…. Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý nhân viên trắc địa của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa. Nguyên nhân là do, các quy định về quản lý nhân viên trắc địa của tổ chức như tiền lương, phúc lợi, bố trí công việc,… đều phải tuân thủ quy định của pháp luật. Do đó, nếu các quy định pháp luật liên quan tới quản lý lao động ổn định, được quy định cụ thể, chi tiết và hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa quản lý nhân viên trắc địa.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội: Tình hình phát triển kinh tế, xã hội là yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhân viên trắc địa của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa trên các khía cạnh sau:

- Kinh tế, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ trắc địa càng nhiều, do đó, nhiệm vụ cần thực hiện của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa càng nhiều, nhu cầu về số lượng nhân viên trắc địa cũng tăng lên. Trong khi đó, khi nhu cầu dịch vụ trắc địa tăng lên, yêu cầu về chất lượng nhân viên trắc địa cũng tăng do sự phức tạp của công việc đảm nhiệm và đòi hỏi về chất lượng dich vụ trắc địa của người dân cũng gia tăng. Điều này đòi hỏi tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc phải có kế hoạch nhân viên trắc địa phù hợp, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cung nhân viên trắc địa tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu.

- Kinh tế, xã hội càng phát triển thì mức sống của người dân cũng tăng lên, cạnh tranh giữa các tổ chức sử dụng lao động trong lĩnh vực trắc địa cũng tăng. Đo đó, yêu cầu của nhân viên trắc địa về chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi cũng cao hơn. Điều này đòi hỏi tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa phải có chế độ đãi ngộ phù hợp với nhân viên trắc địa. Ngoài ra, kinh tế, xã hội càng phát triển thì khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân viên trắc địa ngày càng cao, việc nâng cao chất lượng nhân viên trắc địa cũng dễ dàng hơn.

Các cơ sở đào tạo chuyên ngành trắc địa càng phát triển thì số lượng nhân viên trắc địa được đào tạo cung ứng cho thị trường lao động ngày càng nhiều. Khi nguồn cung cấp nhân lực đồi dào và có chất lượng cao thì chất lượng và số lượng nhân viên trắc địa cũng được đảm bảo tốt hơn. Các cơ sở này càng phát triển thì công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trắc địa càng được thực hiện dễ dàng hơn.

1.2.4.2. Yếu tố thuộc về tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa

Mục tiêu phát triển của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa. Mục tiêu phát triển của tổ chức sẽ quyết định phương hướng và kế hoạch phát triển hoạt động trắc địa. Nếu mục tiêu được xác lập cụ thể, rõ ràng theo hướng phát triển mạnh mẽ hoạt động trắc địa thì yêu cầu về khối lượng, chất lượng công việc trắc địa cẩn đảm nhận ngày càng tăng đặt ra cầu nhân viên trắc địa cũng phải tăng tương ứng cả về số lương và chất lượng. Mục tiêu được xác định đúng đắn cụ thể, tạo điều kiện cho tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa xác lập kế hoạch nhân viên trắc địa khoa học, chính xác, từ đó có thể có các biện pháp quản lý nhân viên trắc địa phù hợp với điều kiện của tổ chức. Từng khâu của quản lý nhân lực như tuyển dụng, sử dụng nhân lực, đào tạo và bồi dường nhân lực, đánh giá nhân viên trắc địa đều hướng tới mục tiêu hoạt động của tổ chức.

Tình hình hoạt động của tổ chức: Tình hình hoạt động của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa càng phát triển, được mở rộng thì nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân viên trắc địa càng tăng. Điều này dẫn tới việc tổ chức đó phải tăng cường thực hiện tuyển dụng, luân chuyển cán bộ, nhân viên trắc địa, đào tạo, thực

hiệ chế độ đãi ngộ phù hợp để đảm bảo về số lượng, chất lượng nhân viên trắc địa nhằm đảm bảo hoạt động của mình. Hoạt động của tổ chức cũng quyết định tới việc bố trí, sắp xếp thời gian làm việc, đào tạo, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên trắc địa.

Tình hình tài chính của tổ chức: các hoạt đồng quản lý nhân viên trắc địa của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trắc địa muốn được tiến hành đều cần có nguồn lực tài chính nhất định. Nếu nguồn lực tài chính dồi dào sẽ tạo điều kiện triển khai các nội dung quản lý nhân viên trắc địa khoa học và hợp lý hơn, điển hình như tạo điều kiện nâng cao thu nhập của nhân viên trắc địa, tổ chức hoạt động đào tạo nhân viên trắc địa.

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhân viên trắc địa tại Trung tâm kỹ thuật tàinguyên và môi trường của một số tỉnh và bài học rút ra cho Trung tâm nguyên và môi trường của một số tỉnh và bài học rút ra cho Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường Tỉnh Phú Thọ

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhân viên trắc địa tại Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường của một số tỉnh

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhân viên trắc địa tại Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị

Là đơn vị sự nghiệp công lập TTKTTN&MT tỉnh Quảng Trị luôn xác định các hoạt động của mình là vì nhân dân, vì sự nghiệp của ngành mà phục vụ. Đối với việc điều hành công việc, đơn vị đã đề ra quy chế báo cáo, kiểm soát công việc hàng tuần nhằm giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn trực tiếp tại địa bàn làm việc, Giảm tối đa việc hội họp, giành thời gian giải quyết công việc cụ thể. Đối với công việc mới, đơn vị tổ chức tập huấn chuyên môn theo từng loại viên chức phù họp với từng nội dung, đảm bảo có chuyên sâu cho một bộ phận viên chức có trình độ tiếp thu tốt hoặc tập huấn cụ thể để mỗi viên chức khác có thể bắt tay vào làm được ngay. Việc làm này làm giảm được thời gian tập huấn nhưng phù họp với khả năng của từng người, phù hợp với tình hình sản xuất của đơn vị.

Trong các năm qua, mặc dù khó khăn về kinh phí hoạt động nhưng đơn vị cũng đã thực hiện tốt quy chế dân chủ trong việc đảm bảo quyền và lợi ích họp pháp

của nhân viên trắc địa như chi các chế độ về tiền lương, BHYT, BHXH, mua bảo hộ lao động, trang bị đồng phục và tổ chức khám sức khỏe định kỳ được thực hiện hàng năm đầy đủ. Mức thu nhập bình quân của CBVC hàng tháng từ 5 đến 7 triệuđồng (khoảng 1,6 mức lương cơ bản). Các nghĩa vụ của đơn vị như thuế, BHXH, BHTN... được thực hiện tốt.

TTKTTN&MT tỉnh Quảng Trị đã theo hướng tinh gọn bộ máy nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của từng CBVC và đảm bảo năng suất, chất lượng hiệu quả trong công việc được giao. Xây dựng nội quy Quy chế làm việc của đơn vị cũng như nội dung làm theo "đúng giờ, đúng việc" được phổ biến quán triệt đến toàn thể CBVC và là cơ sở cho việc thi đua khen thưởng hàng năm. Hàng năm,đơn vị có từ 5 đến 6 viên chức đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở, không có viên chức không hoàn thành nhiệm vụ; Trung tâm đều có kế hoạch tốt trong việc tổ chức, sắp xếp CBVC được đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ đúng theo quy định.

Đơn vị có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế Hoạch Kỹ Thuật, phòng Bản đồ và Công nghệ, đội đo đạc số 1 và đội đo đạc số 2. Trung tâm có 03 biên chế là công chức (bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) và 27 hợp đồng lao động, chủ yếu là công nhân kỹ thuật đo đạc - bản đồ. Tổ chức bộ máy lúc này có Lãnh đạo trung tâm, Bộ phận văn phòng, Tổ can vẽ nội nghiệp, và các đội đo đạc do Giám đốc Trung tâm tự thành lập để thực hiện các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ. Về Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Trung tâm có 02 kỹ sư trắc địa - bản đồ, 01 kỹ sư quản lý đất đai, 01 cử nhân kinh tế, số còn lại chủ yếu có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật đã tham gia công tác đo đạc bản đồ nhiều năm. Về cơ sở vật chất, Trung tâm được giao lại trụ sở cũ của Sở Địa chính để làm trụ sở làm việc; được trang bị 01 bộ máy vi tính Đông Nam Á; đa số máy móc thiết bị đo đạc đã lạc hậu, hư hỏng nhiều; phương tiện làm việc hầu như chưa có gì. Thời điểm này, công nhân viên phải tự đóng góp kinh phí để mua sắm máy đo đạc, phục vụ công tác. Công nghệ đo đạc, thành lập bản đồ chủ yếu bằng phương pháp thủ công.

Tập thể cán bộ viên chức của TTKTTN&MT tỉnh Quảng Trị đã luôn luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tự chủ và nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những kết quả đã đạt được là do việc xác định đúng đắn từng nhiệm vụ cụ thể trong năm, sự đoàn kết gắn bó của tập thể là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, sự nỗ lực phấn đấu của từng cán bộ viên chức, sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa phương và người dân nơi công tác nên đã tạo nên động lực tổng hợp để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An

TTKTTN&MT là bộ máy giúp việc của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An, có chức năng thực hiện các hoạt động về Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, tổ chức thực hiện các dịch vụ công về Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật. Là một bộ phận quan trọng, TTKTTN&MT luôn nhận thức được tầm quan trọng của nhân lực đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đợn vị. về cơ bản, công tác quản lý nhân lực của TTKTTN&MT tuân theo các quy định của NN về quản lý cán bộ đối với các cơ quan nhà nước. VPĐK thực hiện mô tả vị trí công việc chi tiết, khoa học trong phạm vi toàn đơn vị để tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCNV có năng lực và hiệu quả cao. Công tác tuyển dụng được triển khai linh hoạt thông qua các hình thức áp dụng khác nhau dùng cho từng loại đối tượng khác nhau như sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, nhưng cán bộ có thâm niên công tác trên 3 năm ở các đơn vị khác, các đối tượng làm việc ở vùng sâu, vùng xa... Công tác tuyển dụng được tiến hành công khai, minh bạch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực rất được TTKTTN&MT quan tâm và tạo điều kiện để cán bộ trong đơn vị được tham dự các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Công tác quy hoạch cán bộ được tiến hành thường xuyên, bài bản và theo đúng quy định của cơ quan cấp trên, xây dựng được lực lượng cán bộ dồi dào, đáp ứng tiêu chuẩn, sẵn sàng bổ sung khi cần. Việc quy hoạch gắn liên với công tác đánh giá cán bộ hằng năm nên phản ảnh tương đối sát với tình hình thực tế.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ

Từ kinh nghiệm quản lý nhân lực của các TTKTTN&MT, tác giả rút ra được một số bài học về quản lý nhân lực như sau:

Thứ nhất: Phải xác định nhu cầu nhân lực sát với tình hình thực tế của đơn vị. Để làm được điều này cần phải xây dựng kế hoạch, quy hoạch nhân lực, lập được bản mô tả chi tiết các vị trí việc làm, kèm theo đó là nhu cầu về nhân lực tương ứng với các vị trí đó.

Thứ hai: cần có sự linh hoạt trong công tác tuyển dụng nhân lực.

Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi để tuyển chọn được đúng đối tượng vào làm việc đúng vị trí. Công tác tuyển dụng cần phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước đồng thời phải căn cứ vào tính đặc thù của cơ quan đơn vị

Thứ ba: Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Đặc biệt là đào tạo nghề chuyên sâu về chuyên môn. Đào tạo lý thuyết phải gắn liền với thực tế, giúp nhân lực có thể lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn và dễ tiếp cận với công việc.

Thứ tư: Tăng cường công tác đánh giá nguồn nhân lực.

Kết quả đánh giá nhân lực gắn liền và là cơ sở để thực hiện các nội dung khác của quản lý nhân lực như quy hoạch, luân chuyển cán bộ.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN VIÊN TRẮC ĐỊA CỦA TRUNG TÂM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Khái quát về Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môitrường tỉnh Phú Thọ và thực trạng nhân viên trắc địa của Trung tâm trường tỉnh Phú Thọ và thực trạng nhân viên trắc địa của Trung tâm

2.1.1. Khái quát về Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môitrường tỉnh Phú Thọ trường tỉnh Phú Thọ

Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí trụ sở làm việc, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ được thành lập theo quyết định 2720/QĐ-UBND tỉnh Phú Thọ.

Trung tâm KTCNTN&MT có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và các dịch vụ kỹ thuật, công nghệ trên lĩnh vực: tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản. Giúp Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

Bộ máy TT KTCNTN&MT tỉnh Phú Thọ hiện có Giám đốc, 03 Phó giám đốc, 04 Phòng nghiệp vụ và 03 Tổ thực hiện hoạt động sự nghiệp có thu. (hình 2.1)

Để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ và sự thiếu hụt về cán bộ do điều chuyển, luận chuyển công tác, Trung tâm đã không ngừng tuyển dụng thêm nhân sự khi cần thiết. Tuy nhiên, thời gian qua, số lượng nhân sự điều chuyển khỏi Trung tâm khá lớn, nên số lượng nhân sự có sự sụt giảm. Tính đến đầu năm 2020, Trung tâm có tổng số 37 cán bộ công nhân viên, bao gồm cả giám đốc và các phó giám đốc, giảm 8 người so với năm 2017. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực cũng không ngừng

được nâng cao, số nhân sự đào tạo đại học, sau đại học tăng qua các năm. Số cán bộ nhân viên tính đến cuối năm 2019 có trình độ trên đại học 7 người; trình độ đại học 27 người, trình độ cao đẳng 2 người, trình độ trung cấp là 1 người. (Bảng 2.1)

Hình 2.1. Mô hình tổ chức Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Phòng Hành chính, tổng hợp - Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w