nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Bộ máy quản lý nhân viên trắc địa tại Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý nhân viên trắc địa tại Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ hiện nay cụ thể như hình 2.5 dưới đây.
Hình 2.5. Bộ máy quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Tác giả mô hình hóa
- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 phó Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao bao gồm cả quản lý nhân viên trắc địa tại Trung tâm.
Trong lĩnh vực quản lý nhân viên trắc địa tại Trung tâm, Ban giám đốc là chủ thể phê duyệt các quyết định cuối cùng liên quan tới quản lý nhân viên từ hoạt động kế hoạch hóa, tuyển dụng nhân lực, chế độ đãi ngộ,….
- Phòng Hành chính – Tổng hợp có nhiệm vụ chính là:
Xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện lịch công tác tuần, kế hoạch công tác tháng, quý, năm của các phòng ban, trong đó có Phòng kỹ thuật.
Đầu mối tổ chức thực hiện các quy chế làm việc của Trung tâm; đảm bảo trật tự, kỷ cương theo nội quy của cơ quan đối với toàn nhân sự nói chung và đối với nhân viên trắc địa nói riêng.
Phòng Hành chính – Tổng hợp Phòng Kế Toán - Thủ quỹ hjgh Trưởng phòng Kỹ thuật
Tổ trưởng tổ 1 Tổ trưởng tổ 2 Tổ trưởng tổ 3
Chủ trì xây dựng quy hoạch nhân viên trắc địa; theo dõi quản lý nhân viên trắc địa trong Trung tâm; trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên trắc địa và phân bổ chỉ tiêu đào tạo nhân viên trắc địa được Sở giao.
Giúp Giám đốc quản lý công tác tổ chức, công tác lao động, tiền lương và các chế độ bảo hiểm xã hội; trình Giám đốc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, kỷ luật, nâng ngạch, nâng lương, nghỉ hưu theo chế độ đối với nhân viên trắc địa theo phân cấp; quản lý hồ sơ, lý lịch nhân trắc địa theo quy định của pháp luật.
Lập kế hoạch biên chế và quỹ tiền lương hàng năm, trình Bộ, Sở, Trung tâm xét duyệt; thực hiện công tác thống kê lao động và thu nhập của nhân viên trắc địa thuộc Trung tâm theo quy định.
Tính đến cuối năm 2019, Phòng Hành chính tổng hợp – đầu mối trong quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm có 2 người. Cả 2 cán bộ đều có trình độ đào tạo đại học, không có nhân sự được đào tạo sau đại học.
Trong số 2 cán bộ phòng Hành chính tổng hợp, chỉ có 1 người được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý nhân lực, còn lại là chuyên môn đào tạo ngành khác. Do đó, có thể thấy năng lực quản lý nhân lực của cán bộ Phòng Hành chính Tổng hợp chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhân lực và chưa được đào tạo bài bản, thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý nhân lực nói chung và quản lý nhân viên trắc địa nói riêng.
- Phòng Kế Toán - Thủ quỹ
Là phòng chức năng giúp Ban giám đốc thực hiện việc xây dựng kế hoạch các chỉ tiêu về kinh phí tiền lương, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của nhân viên trắc địa. Thực hiện tính toán tiền công, tiền lương, tiền thưởng,… và bố trí kinh phí chi trả thu nhập, kinh phí đào tạo bồi dưỡng, kinh phí phúc lợi,… cho nhân viên trắc địa.
- Trưởng Phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức, giám sát quản lý nhân viên trắc địa. Trưởng phòng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ, vị trí việc làm cho nhân viên trắc địa vào các tổ đo đạc, đánh giá thực hiện công việc, tham gia xây dựng, đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,….
- Tổ trưởng các tổ: là cán bộ quản lý cấp cơ sở trực tiếp tham gia quản lý nhân viên trắc địa mà mình phụ trách: phân công nhiệm vụ, công việc cụ thể hàng tháng, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện công việc, đề xuất kiến nghị các biện pháp quản lý nhân viên trắc địa khi cần thiết,…
Bảng 2.4: Tình hình nhân sự trong bộ máy quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
đvt: Nhân viên
STT Vị trí công tác Tổng số
Trình độ Thâm niên công tác Thạc sỹ HọcĐại ĐẳngCao Dưới 5 năm 5- 10 năm Trên 10 năm 1 Ban Giám đốc 3 3 0 0 0 0 3 2 Phòng Hành chính – Tổng hợp 2 0 2 0 0 1 1
3 Phòng Kế Toán - Thủ quỹ 2 0 1 1 0 1 1
4 Phòng Kỹ thuật 4 4 0 0 0 0 4
4.1 Trưởng Phòng Kỹ thuật 1 1 0 0 0 0 1
4.2 Tổ trưởng 3 3 0 0 0 0 3
Tổng 11 7 3 1 0 2 9
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Số liệu trên bảng 2.4 trên đây cho thấy, trình độ đào tạo chuyên môn của cán bộ quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm ở mức khá cao. Hầu hết cán bộ tham gia quản lý đều có đào tạo sau đại học (7/11 cán bộ quản lý), 3 cán bộ có trình độ đại học và chỉ có 1 cán bộ có trình độ cao đẳng. Về thâm niên, số cán bộ quản lý hầu như có thâm niên trên 10 năm nên đã tích lỹ nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ quản lý có kiến thức đào tạo về quản lý nhân lực chưa nhiều, chỉ có 1 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành này.
2.2.2 Thực trạng phân tích công việc nhân viên trắc địa
Việc phân tích công việc nhân viên trắc địa tại TT KTCNTN&MT diễn ra thông qua sự phối họp giữa phòng HC-TH và phòng kỹ thuật. Cụ thể các bước sau:
Phòng HC-TH phối hợp với phòng Kỹ thuật để thu thập thông tin bằng cách xây dựng các mẫu phiếu điều tra, bảng câu hỏi, kết hợp với quan sát và phỏng vấn để tiến hành điều tra thu thâp thông tin.
Bảng 2.5: Bản mô tả công việc Nhân viên trắc địa tại Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Vị trí công việc: Nhân viên trắc địa
Công việc chính:
- Đo đạc khảo sát các loại bản đồ: bản đồ địa hình, trắc ngang tuyến đường - Đo đạc khảo sát hạ tầng, địa hình, loại hình sử dụng đất,…
- Đo đạc tính toán khối lượng san lấp mặt bằng - Đo đạc địa chính cho cá nhân và tổ chức. Năng lực, nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tốt nghiệp đại học: Học viên nông nghiệp Việt Nam, Đại học TN&MT, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Bách Khoa, Nông Lâm Thái Nguyên,…
- Trình độ tiếng anh: B - Chứng chỉ tin học
- Hiểu và sử dụng thành thạo máy toàn đạc, GPS,… - Sức khỏe tốt (xác nhận cơ sở y tế địa phương ) - Chịu được ấp lực cao, có khả năng làm việc nhóm - Yêu cầu khác: Nam
- Nơi làm việc: Phòng Kỹ thuật – TTKTCNTN&MT – Sở TN&MT tỉnh Phú thọ - Máy tính và các công cụ hỗ trợ công việc: cơ quan cung cấp
- Phương tiện: tự túc
Nguồn: Phòng Hành chính, tổng hợp - Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Sau khi đã thu thập thông tin. Phòng HC-TH tiến hành họp đánh giá, thẩm định các thông tin thu thập được và viết các bản phân tích công việc. Sau khi đánh giá được mức độ quan trọng của các thông tin đối với mỗi vị trí công việc, phòng HC-TH tổ chức xây dựng bản mô tả công việc. Bản mô tả công việc sau khi xây dựng xong được gửi cho các bộ phận và nhân viên trắc địa soát xét, góp ý kiến trước khi trình lãnh đạo phê duyệt.Bản mô tả công việc của nhân viên trắc địa được Giám đốc Trung tâm phê duyệt để làm cơ sở quản lý, sử dụng, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp công việc nhân viên trắc địa theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn viên chức của Bộ Nội vụ quy định. Minh họa bản mô tả công việc như bảng 2.5 trên đây.
Hiện nay, TT KTCNTN&MT đã xây dựng được bản mô tả công việc cho phòng Kỹ thuật nhưng bản mô tả còn sơ sài và chưa đầy đủ. Nội dung cuả bản mô tả công việc còn chung chung, chưa nêu bật được những yêu cầu cụ thể của vị trí công việc của nhân viên trắc địa, chưa cụ thể hóa các tiêu chí như kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ gây khó khăn trong công tác tuyển dụng và đánh giá nhân viên trắc địa. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của nhân viên TT KTCNTN&MT phải được cụ thể hóa để đáp ứng yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thích hợp với mỗi bước phát triển của nền kinh tế, xã hội.
2.2.3 Thực trạng lập kế hoạch nhân viên trắc địa
Về thời gian lập kế hoạch nhân viên trắc địa: Vào quý 1 của năm đầu tiên trong chu kỳ 5 năm, Trung tâm tiến hành lập kế hoạch nhân viên trắc địa trong giai đoạn này.
Chủ thể đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng bản kế hoạch nhân viên trắc địa là Phòng Hành chính tổng hợp. Trong quá trình xây dựng bản kế hoạch nhân viên trắc địa, Phòng Hành chính tổng hợp có sự phối hợp với cán bộ lãnh đạo của Phòng Kỹ thuật bao gồm đồng chí Trưởng phòng và các tổ trưởng để rà soát cung và cầu nhân viên trắc địa.
Công tác lập kế hoạch nhân lực là việc xây dựng Kế hoạch biên chế công chức, viên chức hàng năm theo quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức. Ngoài ra, hằng năm, căn cứ vào nhiệm cụ thể của đơn vị, Phòng Kỹ Thuật dự kiến số lượng nhân lực và có văn bản để xem xét và đề nghị Giám đốc Trung tâm xét duyệt kế hoạch nhân sự. Quy trình cụ thể xây dựng kế hoạch nhân viên trắc địa của Trung tâm được thực hiện như sau:
Bước 1: Dự đoán cầu nhân viên trắc địa
Sau khi thành lập,TT KTCNTN&MT đã quan tâm về xây dựng đội ngũ nhân viên trắc địa với mục tiêu: đủ về số lượng, đảm bảo biên chế được giao và số lao động hợp đồng tự cân đối của cơ quan đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững
vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. TT KTCNTN&MT đã giao nhiệm vụ này cho phòng HC-TH về công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi giai đoạn, chu kỳ hoạt động của TT KTCNTN&MT, thông thường là 5 năm.
Dựa vào kế hoạch 5 năm 2015-2019, Lãnh đạo TT KTCNTN&MT yêu cầu phòng HC- TH phân tích số lượng nhân viên trắc địa cần thiết cho TT KTCNTN&MT trong giai đoạn 5 năm. Công việc này hàng năm được kiểm tra lại để đảm bảo chính xác về số lượng nhân viên trắc địa cần thiết. TT KTCNTN&MT là đơn vị sự nghiệp công lập nên xác định nhu cầu về nhân viên trắc địa và số lượng nhân viên được lãnh đạo TT KTCNTN&MT quy định theo từng năm và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm trong từng giai đoạn.
đvt: người
Hình 2.6: Số lượng nhân viên trắc địa được quy định bởi lãnh đạo TT KTCNTN&MT tỉnh Phú Thọ qua các năm 2017-2019
Nguồn: Phòng Hành chính, tổng hợp - Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Nhìn chung,việc xác định số lượng nhân lực của TT KTCNTN&MT chủ yếu vẫn dựa vào số lượng đã có từ các năm trước kết hợp với hướng dẫn của cơ quan chức năng và tham khảo ý kiến của các đơn vị chuyên môn để phân bổ. TT KTCNTN&MT tỉnh Phú Thọ đề ra nhu cầu cũng dựa vào bản chiến lược hoạt động, nhu cầu bổ sung nhân viên trắc địa, kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ quản lý để
đưa ra số người cần thiết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, TT KTCNTN&MT chưa xây dựng được định mức công việc cụ thể, mà vẫn bố trí và phân công nhân lực theo kinh nghiệm và chủ quan. Điều này dẫn tới sai lệch thường xuyên xảy ra giữa cầu về số lượng nhân viên trắc địa do Phòng Hành chính tổng hợp lập và số phê duyệt của Lãnh đạo Trung tâm. Mặt khác, cầu nhân viên trắc địa tại Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ qua các năm 2017-2019 mới chỉ xác định cầu về số lượng, chưa xác định nhu cầu về chất lượng nhân viên trắc địa.
Có thể nói, xuất phát từ phương pháp dự báo của phòng HC-TH là khá đơn giản, chỉ dựa vào vấn đề chủ quan nội tại của TT KTCNTN&MT nên không thể tính hết được yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài: biến động nhu cầu công việc, ảnh hưởng của thị trường lao động, các biến động của nền kinh tế... nên tính chính xác của kết quả dự báo thường không cao, dẫn đến bị động trong công tác nhân lực.
Bảng 2.6: Cung nhân viên trắc địa tại Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ qua các năm 2017-2019
đvt: Nhân viên STT Bộ phận Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Tổng số nhân viên trắc địa hiện có đầu năm 30 29 26
2
Số nhân viên trắc địa đến tuổi nghỉ chế độ
trong năm 0 1 0
3
Số nhân viên trắc địa dự kiến thuyên chuyển
công tác, nghỉ việc 3 5 3
4 Số nhân viên trắc địa nghỉ thai sản 0 1 0
5 Cung nhân viên trắc địa trong năm 27 23 23
Nguồn: Phòng Hành chính, tổng hợp - Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Bước 2: Xác định cung nhân viên trắc địa
Đây là công việc mang tính chất thường xuyên của TT KTCNTN&MT. TT KTCNTN&MT tỉnh Phú Thọ sẽ thống kê và kiểm tra lại tình hình nhân sự của mình. Thông thường, vào đầu mỗi năm kế hoạch, Phòng Tổng hợp hành chính sẽ tổng hợp số lượng và cơ cấu nhân viên trắc địa (độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo,
tiền lương, hiệu quả công tác, quan hệ công việc, ý thức tổ chức kỷ luật..vv), tính toán số lượng người nghỉ hưu, thôi việc hoặc có nguyện vọng chuyển công tác; số nhân viên trắc địa nghỉ chế độ thai sản,…
Số liệu trên bảng 2.6 cho thấy, Trung tâm đã dự báo nguồn cung nhân viên trắc địa trong từng năm để làm cơ sở cân đối cung cầu và đề xuất giải pháp. Mặt khác, Trung tâm cũng thường xuyên rà soát cơ cấu về cán bộ lãnh đạo khối kỹ thuật để bổ sung nhân viên trắc địa vào quy hoạch nhằm chuẩn bị tốt hơn cho công tác bổ nhiệm trong tương lai.
Tuy nhiên, cung nhân viên trắc địa mới chỉ dừng lại ở việc xác định số lượng nhân viên trắc địa, chưa tính đến cung về chất lượng nguồn nhân lực để làm căn cứ xác định thiếu hụt về chất lượng nhằm có các biện pháp cụ thể bù đắp thiếu hụt trong tương lai.
Bước 3: Cân đối cung cầu và đề xuất giải pháp kế hoạch nhân viên trắc địa Dựa trên cung và cầu nhân viên trắc địa, TT KTCNTN&MT xác định sự thiếu hụt nhân viên trắc địa theo từng năm: năm 2018 thiếu 1 nhân viên trắc địa, năm 2019 thiếu 2 nhân viên trắc địa.
TT KTCNTN&MT cũng đề xuất phương án chủ yếu của kể hoạch nhân viên trắc địa là tuyển dụng thêm hàng năm.
Đối với trường hợp nhân viên trắc địa nghỉ thai sản, Trung tâm giải quyết bằng cách phân công thêm nhiệm vụ cho các nhân viên khác thực hiện do nghỉ thai