Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ sản XUẤT tôm tẩm bột ĐÔNG LẠNH và tôm XIÊN QUE (Trang 29 - 36)

❖ Ban giám đốc:

Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị trước Pháp

luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có

các chức năng và

nhiệm vụ sau đây:

Chức năng:

- Đại diện cho Công ty chịu trách nhiệm trước các cơ quan Pháp luật Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD).

- Quản lí, duy trì và phát triển mọi hoạt động SXKD của Công ty. - Hoạch định nguồn lực cho hệ thống quản lí chất lượng (HTQLCL).

- Thiết lập và duy trì chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty. - Quyết định các hoạt động cải tiến đối với HTQLCL của Công ty theo chuẩn

HanzardAralysis Critical Control Point (HACCP), ISO 9001:2001 và BRC GLOBAL STANDARD FOOD, ACC.

- Thiết lập thực hiện và duy trì một HTQLCL có hiệu lực và hiệu quả để đạt các mục tiêu đã đề ra.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, các chức

danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị.

- Quyền quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty kể cả quản lý được bổ nhiệm của giám đốc.

- Quyền tuyển dụng lao động.

- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. - Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ:

- Điều hành mọi hoạt động SXKD của Công ty theo pháp luật hiện hành. - Đề ra chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng cho Công ty.

1 2

- Xem xét và không ngừng cải tiến hoạt động SXKD phù hợp với yêu cầu khách hàng và thị trường trong từng thời kì.

- Phổ biến chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng trong toàn bộ Công ty để nâng cao nhận thức, đồng thời động viên và huy động cho mọi người trong Công

ty tham gia vào HTQLCL.

- Đảm bảo các quy trình thích hợp được thực hiện để tạo khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu chất lượng.

- Xem xét định kì tính hiệu lực của HTQLCL.

- Quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí SXKD của Công ty.

- Truyền đạt cho mọi người trong HQLCL thấu hiểu về chính sách chất lượng, mục

tiêu chất lượng và các yêu cầu của khách hàng. ❖ Phòng nhân sự-hành chính:

Chức năng:

- Tổ chức xem xét năng lực nhân viên trong Công ty. - Lập kế hoạch đào tạo khi có yêu cầu của Ban lãnh đạo. - Tuyển dụng nhân sự khi có yêu cầu của Ban lãnh đạo.

- Tổ chức phòng chống hỏa hoạn và thực hiện các công tác bảo vệ tài sản an ninh trật tự trong toàn Công ty.

- Tổ chức bình bầu khen thưởng toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

- Kiểm soát và định kì bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa nhà xưởng.

- Tổ chức khám sức khỏe định kì cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Nhiệm vụ:

- Phối hợp các phòng ban, bộ phận lập kế hoạch tuyển chọn và đào tạo nhân sự. - Lưu hồ sơ nhân sự trong Công ty.

- Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ đối với từng phòng ban, bộ phận trong Công ty.

- Theo dõi và thực hiện các chính sách: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động và tổ chức khám sức khỏe định kì theo đúng bộ luật lao động.

- Định mức tính lương phù hợp theo từng công đoạn sản xuất để động viên công nhân viên tăng năng suất lao động.

- Soạn thảo các văn bản theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Công ty. - Hướng dẫn khách đến làm việc tại Công ty.

- Định kì kiểm tra nhà xưởng và lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa nhà xưởng theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Công ty.

- Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Xây dựng các định mức đơn giá về lao động. Lập và quản lý quỹ lương, các quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng theo các quy định của Nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo quỹ lương doanh nghiệp

- Xây dựng chương trình công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ doanh nghiệp, theo dõi, xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo.

- Quản lý con dấu của doanh nghiệp theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu của Bộ Công An.

Phòng kế toán tài chính: Chức năng:

- Quản lí tài chính theo đúng quy định của Pháp luật.

- Quản lí kho thành phẩm, kho vật tư bao bì, kho hóa chất và các dịch vụ hỗ trợ SXKD tại Công ty.

- Mua vật tư, bao bì, hóa chất, nguyên liệu phụ phục vụ SXKD.

1 4

Nhiệm vụ:

- Tổ chức công tác kế toán, quản lí tài chính, thu-chi công nợ, nhập xuất vật tư, hàng hóa, cung ứng kịp thời các sản phẩm phục vụ cho sản xuất như: nguyên phụ liệu, phụ gia chế biến thủy sản, cung cấp các loại vật tư cho sản xuất.

- Chấp hành nguyên tắc chế độ kế toán đúng theo chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Thảo luận các hợp đồng mua bán hàng. - Lưu trữ hồ sơ theo lệnh kế toán thống kê.

- Thực hiện đánh giá nhà cung ứng tôm nguyên liệu, vật tư, bao bì, hóa chất và xe vận chuyển.

- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện., kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu cổng nợ.

- Thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng

vật tư, theo dõi đối chiếu cổng nợ.

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của

Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.

- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn và cổng nợ.. trong Công Ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.

- Thực hiện việc chi trả lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác cho CB CNV

toàn Công ty.

Cửa hàng kinh doanh nôi địa

- Duy trì và phát triển kinh doanh chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh. - Phát triển thêm mặt hàng nông sản đông lạnh xuất khẩu và sản phẩm chế biến

đang tiêu thụ thị trường nội địa. ❖ Phòng quản lý tài sản và đầu tư

- Thực hiện công tác quản lý, phát triển, khai thác, sử dụng bảo trì, bảo vệ, sửa chữa cơ sở vật chất, nguyên vật liệu,...

- Quản lý sổ sách liên quan đến nguồn vốn.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư, phát triển các khu công nghiệp.

Phòng kế hoạch kinh doanh: Chức năng:

- Quản lí công tác xuất nhập khẩu.

- Quản lí kho thành phẩm, kho vật tư bao bì, kho hóa chất và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ SXKD tại Công ty.

- Mua vật tư, bao bì, hóa chất, nguyên phụ liệu phục vụ SXKD.

Nhiệm vụ:

- Thương thảo bán hàng ghi nhận và đo lường sự thỏa mãn khách hàng. - Thảo các hợp đồng mua bán hàng.

- Xem xét yêu cầu khách hàng và trao đổi thông tin với khách hàng. - Đề bạc và sắp xếp nhân lực tại phòng nghiệp vụ tổng hợp.

- Theo dõi và đo lường quá trình xem xét yêu cầu khách hàng, quá trình trao đổi thông tin với khách hàng.

- Kết hợp với phòng TCHC xem xét năng lực và đào tạo, khen thưởng, kỷ luật nhân viên trong phòng. Quản lí nhân lực an toàn, hiệu suất cao.

- Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch phát triển thị trường nhằm mở rộng thị trường, tăng thị phần và doanh thu cho Công ty.

- Tổ chức thực hiện việc nghiên cứu thị trường, phân tích, dự báo và nắm bắt các nhu cầu của khách hàng, xác định các chủng loại mặt hàng cần ưu tiên để chủ động đề xuất phương án kinh doanh và mở rộng thị trường.

- Đề xuất chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển thị trường.

1 6

- Thu thập thông tin về sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

- Thông báo, cung cấp thông tin kịp thời cho phòng kỹ thuật và các phòng quản lý sản xuất về những thay đổi liên quan đến yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.

Phòng cung ứng vật tư nguyên liệu

- Mua sắm nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị đáp ứng nhiệm vụ sản xuất

- Lập kế hoạch kinh doanh mua sắm nguyên liệu, thiết bị,... đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của Công ty.

- Tìm kiếm và cập nhật thông tin về nhà cung cấp và giá cả của nguyên liệu các loại thủy hải sản, súc sản...

- Tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh, nhập khẩu.

- Ký hợp đồng bốc xếp, giao nhận với các đơn vị có liên quan theo hợp đồng - Theo dõi việc thanh toán xuất nhập khẩu.

Phòng quản lý sản xuất

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch mục tiêu của Công ty theo tháng/ quý/ năm.

- Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của Công ty hướng tới chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu khách hàng và tiết kiệm nguyên liệu. - Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động.

- Xây dựng các hệ thống chỉ dẫn và phân công công việc, chỉ dẫn và xác định các nhiệm vụ ưu tiên.

- Phối hợp xây dựng các chính sách nhân sự đảm bảo nguồn lực đáp ứng sản xuất. - Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất.

- Lập kế hoạch trang bị máy móc, bố trí mặt bằng nhà xưởng.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ sản XUẤT tôm tẩm bột ĐÔNG LẠNH và tôm XIÊN QUE (Trang 29 - 36)