- Thành phần xử lý:
5.5.9. Thiết kế màn hình kết quả
- Với hình thức này kết quả tra cứu chỉ đơn giản là câu thông báo cho biết có hay không có đối tƣợng cần tìm.
- Đây là hình thức đơn giản nhất và có tính tiện dụng thấp nhất. Với hình thức này ngƣờisử dụng không biết thêm bất kỳ thông tin nào về đối tƣợng tìm thấy.
- Ví dụ:
+ Kết quả tra cứu sách chỉ cho biết sách có trong thƣ viện hay không? Không cho biết tác giả, nhà xuất bản, … ; đặc biệt là thông tin rất đƣợc quan tâm là sách hiện đang có cho mƣợn hay không?
+ Kết quả tra cứu sinh viên chỉ cho biết có sinh viên trong trƣờng hay không?
Hình 5.55. Kết quả tra cứu dùng thông báo
2) Kết quả tra cứu dạng danh sách
- Với hình thức này kết quả tra cứu là danh sách các đối tƣợng tìm thấy cùng với một số thông tin cơ bản về đối tƣợng.
- Hình thức này cho phép ngƣời dùng biết thêm thông tin cơ bản về các đối tƣợng tìm thấy nhƣng không cho biết chi tiết về các hoạt động của đối tƣợng qua các quan hệ với các đối tƣợng khác.
- Ví dụ: Tra cứu sách
Hình 5.56. Kết quả tra cứu dạng danh sách
+ Kết quả tra cứu sách là danh sách thỏa tiêu chuẩn tra cứu cùng với các thông tin liên quan nhƣ tác giả, năm xuất bản, tình trạng mƣợn, … kết quả này chƣa cho biết cụ thể họ tên, địa chỉ đọc giả đang mƣợn, thời hạntrả sách dự kiến.
3) Kết quả tra cứu dùng nhiều danh sách
- Với hình thức này kết quả tra cứu bao gồm nhiều danh sách gồm ds_1, ds_2, …, ds_n. Trong đó danh sách thứ k (ds_k) chứa các thông tin mô tả cho một phần tử trong danh sách thứ k-1(ds_k-1). Danh sách đầu tiên là danh sách trong hình thức trên.
- Hình thức này không những cho phép xem các thông tin cơ bản về đối tƣợng tìm thấy mà còn cho biết chi tiết về hoạt động của đối tƣợng qua các quan hệ với các đối tƣợng khác.
- Ví dụ: Tra cứu sách, kết quảtra cứu sách bao gồm 2 danh sách: + Ds_1: Danh sách các sách tìm thấy.
+ Ds_2: Danh sách các độc giả cùng với địa chỉ, ngày mƣợn, … của một quyển sách đƣợc chọn trong ds_1.
Hình 5.57. Màn hình tra cứu dùng nhiều danh sách
- Ví dụ: Tra cứu học sinh, kết quả tra cứu học sinh bao gồm 3 danh sách: + Ds_1: Danh sách các học sinh tìm thấy
+ Ds_2: Danh sách các môn học cùng với điểm trung bình tƣơng ứng của một học sinh đƣợc chọn trong ds_1.
+ Ds_3: Danh sách các cột điểm của môn học đƣợc chọn trong ds_2.
4) Kết quả tra cứu dùng cây danh sách
- Với hình thức này kết quả tra cứu là một cây mà các nút chính là các danh sách. Danh sách tƣơng ứng trong một nút con sẽ là các thông tin mô tả chi tiết về một phần tử đƣợc chọn trong danh sách của nút cha. Danh sách đầu tiên chính là danh sách trong hình thức phía trên.
- Hình thức trình bày này cho phép xem đƣợc quá trình hoạt động của đối tƣợng với nhiều quan hệ, nhiều loại hoạt động khác nhau.
- Ví dụ: Kết quả tra cứu học sinh bao gồm 4 danh sách: + Ds_1: Danh sách các học sinh tìm thấy
+ Ds_1.1: Danh sách các môn học cùng với điểm trung bình tƣơng ứng của một học sinh đƣợc chọn trong ds_1
+ Ds_1.1.1: Danh sách các cột điểm của môn học đƣợc chọn trong ds_1.1
+ Ds1.2: Danh sách các ngày vắng cùng với lý do của một học sinh đƣợc chọn trong ds_1.
Hình 5.59. Màn hình tra cứu dùng cây danh sách