Các lớp ngôn ngữ lậptrình

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm phần 2 đh sư phạm kỹ thuật nam định (Trang 66)

- Biến cố 0: Khởi động màn hình

6.4.2. Các lớp ngôn ngữ lậptrình

Hiện nay có hàng trăm ngôn ngữ lập trình, tuy nhiên theo đánh giá có thể chia nó ra làm bốn thế hệ - từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ bốn.

- Các ngôn ngữ thế hệ thứ nhất: Là các chƣơng trình đƣợc viết theo mã máy hoặc hợp ngữ. Các ngôn ngữ này phụ thuộc vào máy và có mức độ trừu tƣợng thấp. Ta chỉ nên dùng các ngôn ngữ này khi các ngôn ngữ cấp cao không thể đáp ứng đƣợc hay không hỗ trợ yêu cầu của ứng dụng.

- Các ngôn ngữ thế hệ thứ hai: Đƣợc phát triển từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1960, nhƣ FORTRAN, COBOL, ALGOL, BASIC,... Nó đƣợc xem là nền tảng cho mọi ngôn ngữ lập trình hiện đại - thế hệ thứ ba. Các ngôn ngữ thế hệ thứ hai đƣợc đặt trƣng bởi việc sử dụng rộng rãi thƣ viện phần mềm khổng lồ và nó cũng đã đƣợc chấp nhận rộng rãi.

- Các ngôn ngữ thế hệ thứ ba: Còn đƣợc gọi là ngôn ngữ lập trình hiện đại hay có cấu trúc. Nó đƣợc đặc trƣng bởi khả năng cấu trúc dữ liệu và thủ tục mạnh. Các ngôn ngữ thuộc thế hệ này nhƣ: PASCAL, C, ADA, MODULA-2, C++, C-OBJECTIVE,...

- Các ngôn ngữ thế hệ thứ tƣ: Trọng tâm của ngôn ngữ thế hệ thứ tƣ là nâng mức độ trừu tƣợng của chƣơng trình lên cao. Các ngôn ngữ này cũng giống nhƣ mọi ngôn ngữ nhân tạo khác đều chứa một cú pháp phân biệt để biểu diễn điều khiển và cấu trúc dữ liệu, tuy nhiên nó biểu thị các cấu trúc này ở mức độ trừƣ tƣợng cao hơn bằng cách xoá bỏ yêu cầu xác định chi tiết thuật toán. Một số ngôn ngữ thuộc thế hệ thứ tƣ nhƣ ngôn ngữ vấn đáp, ngôn ngữ hỗ trợ quyết định, ngôn ngữ làm bản mẫu,...

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm phần 2 đh sư phạm kỹ thuật nam định (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)