Cấu trúc điển hình của một bản kế hoạch kinhdoanh thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Bài giảng khởi sự kinh doanh thương mại điện tử (Trang 55 - 57)

Kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử là một văn bản trình bày chi tiết mô hình kinh doanh nhằm mục đích sử dụng và khai thác thế mạnh của Internet, web và nền tảng di động.

Kế hoạch kinh doanh có thể được soạn thảo với mức độ chi tiết khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, kết cấu của bản kế hoạch kinh doanh có thể thay đổi cho phù hợp. Không có kết cấu nào được coi là hoàn hảo hay chuẩn mực cho mọi trường hợp.

Nhìn chung, bản kế hoạch kinh doanh phải bao gồm những nội dung chính sau: - Luận chứng về quy mô và triển vọng của cơ hội kinh doanh trên thị trường; - Luận chứng về mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh bao gồm các thông tin về tên gọi, hình thức sở hữu, địa điểm trụ sở của doanh nghiệp, phương thức sản xuất kinh doanh, các nguồn lực cần huy động (số lượng, cơ cấu) và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mô hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận và phương thức hoàn trả các khoản nợ vay

55 cũng như giải quyết quan hệ sở hữu của các đối tượng hữu quan đối với doanh nghiệp;

- Thông tin về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế của nhóm đồng sáng lập/điều hành doanh nghiệp;

- Các tài liệu hỗ trợ, bổ sung thông tin đi kèm với bản kế hoạch.

Kế hoạch kinh doanh TMĐT không đòi hỏi phải có hình thức khác với kế hoạch kinh doanh thông thường. Tuy vậy, kế hoạch này cũng cần nêu các nét riêng về:

• Đặc trưng của môi trường kinh doanh trực tuyến khác môi trường khác về cạnh tranh, thiết kế sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, mua bán và vai trò giá trị gia tăng của thông tin đối với mọi quá trình và khâu kinh doanh trên mạng.

• Năng lực kỹ thuật và thương mại cho việc triển khai kinh doanh TMĐT tại môi trường kinh doanh, nhấn mạnh kiến thức về loại môi trường này.

• Sẵn sàng về sản phẩm và dịch vụ thích hợp cho kinh doanh TMĐT.

Trước khi soạn thảo chi tiết và hoàn thành kế hoạch kinh doanh cần xem xét cẩn thận các vấn đề sau:

Quản lý: Nên phân tích kỹ lưỡng tất cả các nhân tố và thực tiễn của doanh nghiệp để đảm chắc rằng quyết định về việc chuyển sang kinh doanh TMĐT sẽ được sự ủng hộ tích cực của mọi cấp quản lý trong doanh nghiệp. Soạn chi tiết một kế hoạch hành động trong đó có sự phân công cụ thể ai làm việc gì.

Nhân lực và đào tạo: Việc đầu tiên là phải gắn kết Internet vào hoạt động doanh nghiệp. Giao trách nhiệm cụ thể cho các nhóm cộng tác xây dựng cơ sở kỹ thuật cho kinh doanh TMĐT (thiết kế hệ thống, nội dung, viết chương trình, tạo Web, bổ xung nội dung và hình thức, bảo trì kỹ thuật, xúc tiến, quan hệ khách hàng, trả lời yêu cầu khách hàng, hợp đồng và giao hàng, dịch vụ...).

Một kế hoạch kinh doanh tốt phải xác định hợp lý tiềm năng của việc bán sản phẩm, dịch vụ trên thị trường điện tử, xác định được độ lớn đàu tư cần cho việc tạo dựng, duy trì và đạt tăng trưởng trong khu vực kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh cũng cần đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cụ thể, các dự kiến thu nhập, hoàn vốn và chỉ tiêu tài chính khác.

Hộp 3.1 giới thiệu kết cấu điển hình của bản kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử. Lưu ý là không có một cấu trúc nào được coi là duy nhất đúng cho mọi tình huống, mọi mục đích. Có thể soạn thảo kế hoạch kinh doanh nhằm mục đích khác nhau và mỗi mục đích lại có yêu cầu cụ thể về tính chi tiết đối với từng nội dung của bản kế hoạch kinh doanh.

56

Hộp 3.1. Kết cấu điển hình của bản kế hoạch kinh doanh TMĐT

§ Trang bìa ngoài § Mục lục

§ Phần tóm lược

§ Phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh § Mô tả công ty và sản phẩm

§ Kế hoạch đầu tư, triển khai hệ thống TMĐT § Kế hoạch marketing điện tử

§ Kế hoạch sản xuất/ tác nghiệp § Kế hoạch nhân sự

§ Kế hoạch tài chính § Dự phòng rủi ro § Phụ lục (nếu có).

Một phần của tài liệu Bài giảng khởi sự kinh doanh thương mại điện tử (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)