Kế hoạch sản xuất/tác nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng khởi sự kinh doanh thương mại điện tử (Trang 75 - 78)

Nội dung cơ bản của bản kế hoạch sản xuất/tác nghiệp chỉ ra hoạt động sản xuất sẽ đóng góp giá trị cho khách hàng như thế nào. Trong phần này cần mô tả chi tiết chu trình sản xuất, qua đó có thể đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến nhu cầu vốn. Cụ thể: Khi nào doanh nghiệp thanh toán tiền mua nguyên vật liệu đầu vào? Thời gian sản xuất sản phẩm là bao nhiêu? Khi nào khác hàng mua sản phẩm, khi nào họ thanh toán tiền mua?...

3.2.6.1. Chu kỳ chuyển hoá tài sản của doanh nghiệp

Trong phần này cần mô tả chu kỳ chuyển hoá tài sản của doanh nghiệp hay chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại.

Các hoạt động của chuỗi giá trị bao gồm: Hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ. Hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính vật chất liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng như các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng. Hoạt động sơ cấp gồm:

- Logistics đầu vào - Sản xuất và tác nghiệp - Logistics đầu ra

- Marketing và bán hàng - Dịch vụ

Hoạt động hỗ trợ sẽ bổ sung cho hoạt động sơ cấp và tự chúng cũng hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cung ứng mua hàng đầu vào, công nghệ, nguồn nhân lực và các chức năng khác trong toàn doanh nghiệp. Hoạt động hỗ trợ gồm:

- Cơ sở hạ tầng

- Quản trị nguồn nhân lực - Phát triển kỹ thuật - Mua hàng

75

Hình 3.7. Chuỗi giá trị theo Michael E. Porter

3.2.6.2. Hoạt động và quá trình sản xuất Hoạt động sản xuất

Phần này mô tả những sản phẩm mà công ty làm ra và hiệu quả tương đối của chúng đối với hoạt động sản xuất. Mô tả quá trình sản xuất trên sơ đồ (Hình 3.8) hỗ trợ cho việc ra quyết định: Những khâu nào của quá trình sản xuất doanh nghiệp tự làm, những chi tiết nào mua ngoài. Nếu quan niệm dòng tiền mặt là cực kỳ quan trọng và nguồn lực đó hạn chế các doanh nghiệp mới khiến họ giảm thiểu các khoản đầu tư vào tài sản cố định phục vụ sản xuất thì thì quy tắc chung là thuê đối tác bên ngoài thực hiện càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp này doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo kiểm soát được các khâu ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hình 3.8. Lưu đồ quá trình sản xuất

Liên quan đến hoạt động sản xuất, bản kế hoạch cần nêu rõ các quan hệ đối tác với các nhà cung ứng đầu vào và các đối tác khác.

Quá trình sản xuất

Phần này cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Ví dụ, có bao nhiêu đơn vị sản phẩm sẽ được sản xuất mỗi ngày và những loại đầu vào nào được cần đến.

Ví dụ trong hình 3.9 là sơ đồ chu trình hoạt động mô tả tác động của hoạt động sản Nguyên vật liệu 1 Nguyên vật liệu 2 Lắp ráp theo cụm Nguyên vật liệu 3 Sản phẩm Bộ phận vận chuyển Hệ thống kho hàng

76 xuất đến dòng tiền.

Việc mô tả quá trình sản xuất trên sơ đồ giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu nguyên vật liệu, nhu cầu vốn cũng như nhu cầu về nhân lực.

3.2.6.3. Đối tác cung ứng và tiêu thụ

Cung ứng là tập hợp các quá trình gồm mua sắm, vận chuyển và dự trữ, bảo quản, cấp phát nhằm đảm bảo nguyên vật liệu hoặc hàng hoá cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục. Hoạt động cung ứng là điều kiện tiền đề đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Do vậy, công ty cần chú trọng đến hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào.

Phần này mô tả các công ty hay các cá nhân mà công ty mua hàng để sản xuất ra các sản phẩm mà công ty bán ra. Ai là những nhà cung cấp quan trọng nhất của công ty? Liệt kê những nhà cung cấp quan trọng nhất theo thứ tự quan trọng của họ đối với công ty. Liệt kê các loại nguyên liệu thô, các thành phần hay sản phẩm mà công ty cần nhập từ các nước khác.

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Chỉ sau khi tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn tiếp tục tái sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng, khả năng tài chính,… là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Trên cơ sở hệ thống kênh phân phối, doanh nghiệp cần xác định đối tác tiêu thụ tin cậy và trung thành.

Hình 3.9. Khái quát chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp

Nhập đơn hàng

X ngày

Đặt mua

NVL Tiếp nhận NVL Thanh toán cho nhà

cung cấp Sản xuất sản phẩm Nhận đơn đặt hàng Chuyển sản phẩm Thu tiền từ khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gửi hoá đơn thanh toán đến

khách hàng

Lưu đồ sản xuất Lưu đồ đặt hàng Chu kỳ quay vòng tiền mặt

77

Một phần của tài liệu Bài giảng khởi sự kinh doanh thương mại điện tử (Trang 75 - 78)