Phân loại ví điện tử

Một phần của tài liệu Bài giảng thanh toán điện tử (Trang 40 - 41)

2.2.3.1 Phân loại theo đối tượng sử dụng

ü Ví điện tử cá nhân

Mỗi ví điện tử cá nhân gắn liền duy nhất với một số điện thoại di động, để mua hàng hóa/ dịch vụ trên website của các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán, quý khách thực hiện đăng ký ví điện tử cá nhân và nạp tiền cho ví.

Thông thường ví điện tử cá nhân sẽ có chức năng sau: - Nạp tiền cho ví

- Rút tiền từ ví

- Chuyển khoản giữa các ví trong cùng hệ thống - Thanh toán đơn hàng

- Xem số dư, lịch sử giao dịch, in sao kê

ü Ví điện tử của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp tạo ví cũng phải có thông tin cơ bản: - Có số điện thoại di động để xác thực giao dịch

- Số chứng thực: số đăng ký giấy phép kinh doanh, số giấy đăng ký mã số thuế, số giấy phép đầu tư, số quyết định thành lập.

Ngoài những tính năng thông thường của ví điện tử cá nhân, ví điện tử doanh nghiệp còn có thêm một số tính năng khác dành cho người bán nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến và rút ngắn quy trình giao nhận hàng hóa, mở thêm tiện ích thanh toán mới cho khách hàng khi mua hàng trên website của doanh nghiệp, tuy không làm thay đổi nghiệp vụ mô hình hiện tại của doanh nghiệp và còn thuận tiện trong việc thanh toán giữa ngân hàng và doanh nghiệp, quay vòng vốn nhanh, giảm chi phí bán hàng, hỗ trợ marketing, theo dõi giao dịch, xử lý đơn hàng – cập nhật tình trạng hóa đơn, vấn tin số dư, in sao kê, quản lý (thêm mới, chỉnh sửa, xóa bỏ ..) cửa hàng, quản lý đơn hàng, khách hàng và lịch sử hóa đơn chưa thanh toán…

40

ü Lưu giữ trên máy chủ (server side electronic wallet)

Đây là loại ví điện tử mà thông tin về tài khoản của khách hàng sẽ được lưu trữ trên máy chủ (có thể là máy chủ của người bán, hoặc máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử). Ví dụ như những khách hàng sử dụng ví của Ngân lượng, Bảo kim, Paypal, Momo, Payoo,… Khách hàng sẽ đăng ký tài khoản ví điện tử trên website của nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử và những thông tin về tài khoản của khách hàng sẽ được nhà cung cấp dịch vụ quản lý. Đối với loại hình này, thông tin của khách hàng phải được nhà cung cấp hoặc người bán hết sức bảo mật, nếu không thì sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm cho khách hàng. Hiện nay hầu hết các ví điện tử ở Việt Nam đều có cơ chế bảo mật cho khách hàng, đều đạt Chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment card industry data sécurity standard) cấp độ nhà cung cấp dịch vụ (Service provider). PCI là tiêu chuẩn bảo mật thông tin cho các tổ chức xử lý thẻ tín dụng từ các chương trình thẻ chính. Tiêu chuẩn PCI được ủy quyền bởi các nhãn hiệu thẻ và được quản lý bởi Hội đồng tiêu chuẩn bảo mật ngành thẻ thanh toán.

ü Lưu trữ trên máy khách (Client side electronic wallet)

Đây là loại ví điện tử mà thông tin về tài khoản của khách hàng sẽ được lưu trữ ở chính máy tính/ thiết bị cá nhân của mình. Đối với loại ví này, yêu cầu là phải tải phần mềm về máy tính của mình, hoặc app về thiết bị điện tử của mình, và người dùng sẽ gặp bất lợi khi phải sử dụng một thiết bị điện tử khác (máy tính khác, thiết bị khác).

Ví dụ: Hình thức ví của Samsung pay và Apple pay ko lưu lại thông tin thanh toán và tài khoản của khách hàng ở trên máy chủ của Samsung hay Apple.

Một phần của tài liệu Bài giảng thanh toán điện tử (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)