2.6.1.1 Thư tín dụng L/C
ü Khái niệm
Trước khi nói đến thư tín dụng điện tử, cần nhắc lại khái niệm về thư tín dụng thông thường. Thư tín dụng còn có tên gọi là L/C – viết tắt của từ Letter of Credit là thư do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của bên mua, cam kết thanh toán cho bên bán khoảng tiền nhất định theo hợp đồng trong một thời gian quy định nếu người bán xuất trình được bộ chứng từ thanh toán theo quy định trong L/C.
L/C là hình thức thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong ngành thương mại quốc tế, việc mua bán giữa các nước ngày càng gia tăng, khoảng cách địa lý kéo theo mối lo ngại trong kinh doanh ra nước khác, vì vậy việc sử dụng thư tín dụng giúp cho các bên yên tâm về quyền lợi của mình hơn, góp phần phát triển ngành xuất nhập khẩu của quốc gia.
ü Nội dung của L/C
- Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng do ngân hàng mở L/C quy định. Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng phát hành với người bán hàng.
58 dự phòng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C đối ứng.
- Tên và địa chỉ các bên liên quan: Người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân hàng…
- Số tiền, loại tiền
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
- Điều khoản giao hàng: Điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng… - Nội dung về hàng hóa: Tên, số lượng, trọng lượng, bao bì…
- Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: Hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ…
- Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng - Những nội dung khác
ü Đặc điểm của L/C
- L/C là giao dịch kinh tế hai bên giữa ngân hàng phát hành và bên bán, mọi chỉ thị, yêu cầu của bên mua sẽ do ngân hàng phát hành đại diện. Cụ thể, ngân hàng phát hành là người sẽ thanh toán cho bên bán nên khi bên bán muốn ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải gửi đến ngân hàng phát hành, không phải là bên mua.
- L/C độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ: Ngân hàng phát hàng không dựa vào tình trạng của hàng hoá thực tế mà sẽ dựa vào bộ chứng từ thanh toán mà bên bán cung cấp có phù hợp với điều khoản trong L/C hay không nên nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanh toán cho bên bán vô điều kiện vì vậy bên mua cần lưu ý trong công tác kiểm tra hàng hoá.
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Bộ chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C.
- L/C không thể huỷ ngang (theo quy định của UPC 600 – Phiên bản áp dụng mới nhất của bộ Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ)
- Các bên phải thống nhất và ghi rõ phiên bản áp dụng UPC vào L/C.
- Trước khi mở L/C, bên bán và bên mua cần thống nhất với nhau về các điều khoản trong L/C như thời gian giao hàng và thanh toán…
ü Lợi ích của L/C
Hình thức thanh toán qua L/C được đánh giá là an toàn được nhiều công ty sử dụng, có lợi cho bên bán, bên mua và cả ngân hàng.
- Đối với bên mua
+ Đảm bảo nhận được hàng hoá: Với L/C, chỉ khi nhận được hàng hoá từ người bán thì bên mua mới phải thanh toán cho họ.
phải đảm bảo thực hiện các điều khoản về thời gian, quy chuẩn hàng hoá đã đưa ra trong L/C. + Có thể được ngân hàng phát hành cho vay để thanh toán tiền hàng cho bên bán.
- Đối với bên bán
+ Nhận được thanh toán: Khi bên bán thực hiện đúng theo quy định trong thư tín dụng thì chắc chắn sẽ nhận được thanh toán từ ngân hàng phát hành theo điều khoản thanh toán trong thư tín dụng.
+ Không phải phụ thuộc vào bên mua: Được đảm bảo quyền lợi dựa trên điều khoản của L/C, không phải phụ thuộc vào bên mua như các phương thức thanh toán khác.
- Đối với ngân hàng
+ Gia tăng doanh thu cho ngân hàng thông qua việc thu phí các dịch vụ liên quan đến thư tín dụng
+ Mở rộng quan hệ trong thương mại, tạo được uy tín và danh tiếng trong ngành xuất nhập khẩu.
2.6.1.2 Thư tín dụng điện tử (e-L/C)
Thư tín dụng điện tử thực chất cũng là một thư tín dụng, là phiên bản điện tử của thư tín dụng thông thường và cũng tuân thủ các bước trên. Tuy nhiên, sự khác biệt là các bước này được làm trực tuyến. Để làm được điều này, ngân hàng sẽ phải cung cấp một hệ thống dịch vụ mạng cho phép các bên mua hàng (nhà nhập khẩu) soạn thảo L/C từ máy tính của nhà nhập khẩu, truyền bản thảo này đến ngân hàng để kiểm tra và xử lý. L/C sẽ được phát hành chỉ trong vòng vài giờ. Dịch vụ này cũng cho phép nhận được các L/C xuất khẩu và kiểm tra chúng từ máy tính của nhà xuất khẩu. Và các chứng từ xuất trình có thể là chứng từ điện tử.
Đây là hình thức rất mới và hiện mới chỉ áp dụng ở một số ngân hàng lớn ở các nước có nền CNTT phát triển như Mỹ. Các ngân hàng Mỹ áp dụng e-L/C sẽ yêu cầu khách hàng phải sử dụng địa chỉ IP tĩnh khi sử dụng dịch vụ này của ngân hàng. Khách hàng sẽ được cài một phần mềm do ngân hàng cung cấp, phần mềm này sẽ làm nhiệm vụ thực hiện các thủ tục và giao dịch với ngân hàng. Thư tín dụng điện tử chịu sự điều chỉnh của e-UCP (quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ điện tử) và là hình thức thanh toán quốc tế có nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.