Xác định hiệu suất mục tiêu của BXT cải tiến

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả bộ xúc tác ba thành phần cho động cơ sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn (Trang 83 - 85)

v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.Xác định hiệu suất mục tiêu của BXT cải tiến

Tổng hợp từ các kết quả trên mục 3.1 cho thấy khi tăng tỷ lệ ethanol trong nhiên liệu phát thải CO, HC có xu hướng giảm trong khi đó NOx có xu hướng tăng mạnh. Do vậy, với mục tiêu đặt ra là phát thải của xe đối với cả ba thành phần CO, HC, NOx khi sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn (trang bị BXTct) tương đương hoặc tốt hơn so với khi sử dụng nhiên liệu xăng thông thường (khi trang bị BXTEMT) sẽ đòi hỏi cần có những giải pháp điều chỉnh nhằm thay đổi hiệu suất chuyển đổi đối với từng thành phần phát thải của BXT. Các điều chỉnh nhằm hướng tới cải thiện mạnh hiệu suất khử NOx trong khi đó hiệu suất ô xy hóa CO, HC giữ nguyên hoặc giảm không đáng kể (Bảng 3.6).

Từ yêu cầu nên trên, hiệu suất mục tiêu của BXTct khi sử dụng xăng E10, E20 sẽ được xác định như sau: Phát thải phía trước BXT được xác định là phát thải của xe khi sử dụng nhiên liệu E10, E20. Phát thải phía sau BXT được lấy là phát thải của xekhi sử dụng nhiên liệu RON95 (khi trang bị BXTEMT).

Thông qua các kết quả phát thải trong Bảng 2.10-2.12, hiệu suất mục tiêu của BXTct xét trung bình trên bốn đường đặc tính được thể hiện trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Hiệu suất mục tiêu của BXTct khi sử dụng nhiên liệu E10, E20

BXTct

Như vậy, so với BXTEMT hiệu suất trung bình trên bốn đường đặc tính của BXTct với thành phần CO, HC có thể giảm tối đa 10,32% và 6,26% (khi sử dụng E10), trong khi đó hiệu suất NOx cần tăng tối thiểu 9,92% (khi sử dụng E20) như thể hiện trong Hình 3.6. Do vậy, để đạt được mục tiêu này cần thiết phải có những điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của BXT, đặc biệt là hiệu quả chuyển đổi đối với thành phần NOx.

Bảng 3.8. So sánh hiệu suất mục tiêu của BXTct và hiệu suất của BXTEMT khi sử dụng

nhiên liệu E10, E20

BXTEMT BXTct (mục tiêu)

(% ) đổ i ch uy ển su ất H iệ u

Hình 3.6. Yêu cầu hiệu suất chuyển đổi các thành phần phát thải của BXTct so với BXTEMT

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả bộ xúc tác ba thành phần cho động cơ sử dụng nhiên liệu xăng pha cồn (Trang 83 - 85)