Quản lý hệ thống nuô

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi cá nước lạnh (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 46 - 47)

3. Chăm sóc và quản lý cá

3.2. Quản lý hệ thống nuô

* Quan sát hoạt động của cá

- Thu cá mẫu từ tất cả điểm đại diện ao, bể nuôi;

- Với cá cỡ < 100g, số lượng mẫu khoảng 50-100 con hoặc có thể nhiều hơn, Với cá cỡ > 100g, số lượng mẫu khoảng 30-50 con

- Tập trung cá mẫu vào thau hay xô lớn

+ Quan sát trực tiếp trạng thái hoạt động của cá mẫu trong thau hoặc xô với điều kiện đủ ánh sáng.

+ Cá khỏe bơi lội nhanh nhẹn, linh hoạt

* Quan sát cá ăn là:

- Quan sát cá tiếp cận thức ăn nhanh hay chậm, tích cực hay thụ động. - Quan sát thức ăn thừa sau thời gian cho ăn

- Cá khỏe thường phản ứng tích cực, nhanh chóng tìm đến vị trí có thức ăn, ăn mạnh.

- Cá yếu chậm đến vị trí khi có thức ăn, ăn yếu nên thức ăn thừa nhiều trong sàng

- Cá bắt mồi kém còn có thể do thức ăn không hấp dẫn hoặc do thay đổi thời tiết, các yếu tố môi trường bất lợi nhất là nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

- Do đó, khi cá có hiện tượng giảm bắt mồi, người nuôi cần kiểm tra cá, thức ăn, môi trường, xác định được nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.

* Kiểm tra ngoại hình cá nuôi

Quan sát trực tiếp bằng mắt ngoại hình của cá mẫu trong chậu hoặc xô với điều kiện đủ ánh sáng.

- Quan sát:

- Màu sắc thân: tươi sáng, các đốm vân trên thân rõ màu. Thân cá không quá sậm màu hoặc nhợt nhạt.

- Vây: nguyên vẹn, các tia vây nguyên vẹn, không bị rách. Khi lật ngữa cá, các vây xòe ra.

- Vẩy: không bị bong tróc, mất vẩy.

- Vật bám: không có vật bám trên thân, gốc vây, mang.

* Kiểm tra khối lượng cá

Mỗi tháng một lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá bằng cách cân khối lượng cá mẫu để xác định khối lượng trung bình của cá. Đồng thời, kiểm tra tình trạng sức khỏe và bệnh của cá.

So sánh kết quả thu được với kết quả kiểm tra tháng trước để biết cá lớn nhanh hay chậm.

46

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi cá nước lạnh (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)