Bảo quản và vận chuyển cá thương phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi cá nước lạnh (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 85 - 87)

1. Chuẩn bị bể, lồng nuôi cá Chu ẩn bị bể nuô

4.3. Bảo quản và vận chuyển cá thương phẩm

* Vận chuyển kín

Vận chuyển kín là hình thức chuyển cá trong các bao bì kín với nguồn oxy hòa tan vào nước trong bao bì chủ yếu được bơm từ các chai oxy áp lực cao sau khi đuổi hết không khí (chứa 20% oxy) ra khỏi bao trước khi vận chuyển.

Bao bì chứa cá phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thước khác nhau. Với cá giống, thường sử dụng bao PE 80-120 x 40-60cm dày hoặc 2 bao lồng vào nhau.

Lượng nước cho vào bao thường khoảng 1/4-1/3 thể tích bao sau khi bơm căng.

Có thể cho nước đá vào trong bao cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 15- 20oC.

Nếu bao cá được đặt trong thùng mốp hay thùng giấy, có thể cho nước đá vào bao PE nhỏ, cột chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng.

Hình thức này thường áp dụng để vận chuyển cá giống nhỏ, cá có nhu cầu oxy cao, cá quý hoặc thời gian vận chuyển ngắn (dưới 6 giờ)

* Vận chuyển hở

Là hình thức vận chuyển mà oxy hòa tan vào nước chứa cá trực tiếp từ không khí hay từ máy sục khí hoặc có sự trao đổi nước giữa vật chứa cá với nước bên ngoài.

Bao bì chứa cá phổ biến là các thùng mốp, thùng nhựa hoặc tấm bạt nhựa đặt trong khung gỗ, thúng tre hoặc thùng xe tải…

85 Hình 23.03.16: Trải bạt lên xe Hình 23.03.17: Khung gỗ lót bạt

Lượng nước cho vào bao bì thường là tối đa để làm giảm mật độ cá trong quá trình vận chuyển.

Có thể dùng nước đá vào trong bao bì chứa cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 15- 20oC.

86

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi cá nước lạnh (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)