1. Chuẩn bị bể, lồng nuôi cá Chu ẩn bị bể nuô
3.1. Thức ăn và phương pháp cho cá ăn:
Định lượng đủ thức ăn hàng ngày, chia làm 2 phần cho ăn vào buổi sáng 1/2 và buổi chiều 1/2. Cho cá ăn vào các thời gian nhất định trong ngày (7h sáng
68 và 4h chiều).
Cá tầm ăn về đêm nhiều nên lượng cho ăn buổi chiều có thể nhiều hơn buổi sáng.
Khẩu phần ăn đã được xác định theo khối lượng cá và nhiệt độ, nhưng khi cho ăn quan sát xem tình trạng bắt mồi của cá để định lượng cho phù hợp với điều kiện. Về cuối cho cá ăn với lượng nhỏ, ít một, thả ít thức ăn và quan sát trong vòng 10 phút thấy thức ăn bị phân tán, cá không có hoạt động bắt mồi thì ngừng không cho ăn, lượng thức ăn đã đáp ứng đủ khẩu phần.
* Khẩu phần thức ăn:
Cứ 30 ngày cân mẫu cá 1 lần để xác định kích cỡ trung bình và tổng khối lượng cá trong ao để xác định lượng cho ăn bằng cách cân và lấy trung bình khối lượng của 30 cá thể.
Khẩu phần cho ăn tuỳ thuộc vào kích cỡ cá và nhiệt độ môi trường nước. Cụ thể như sau:
Bảng 23.03.04: Khẩu phần cho ăn của cá tầm theo kích cỡ và nhiệt độ
STT Kích cỡ cá (g/con) Nhiệt độ (oC) 5-12 12-18 18-21 21-27 1 50 1,0-1,2 1,5-2,1 2,2-3,2 2,0-4,0 2 64 2,1 2,2 2,3 2,2 3 75 1,9 2,0 2,1 2,0 4 100 1,7 1,9 2,0 1,8 5 300 1,5 1,7 1,8 1,7 6 500 1,2 1,4 1,5 1,4 7 >500 0,9 1,0 1,2 1,1
Ở ngưỡng nhiệt độ < 5oCvà > 27oC cá dinh dưỡng rất kém, nên cho ăn lượng ít hoặc giảm đi 1 nửa.
* Trộn thức ăn viên với chất bổ sung
Khi cần đưa thức ăn bổ sung, các hoạt chất hoặc thuốc trị bệnh vào cơ thể cá, thường trộn chúng với thức ăn viên và “áo” viên thức ăn bằng dầu mực.
69 - Cân lượng thức ăn viên cần cho
ăn trong cữ, chứa vào thau có độ lớn phù hợp.
Cân thức ăn
- Cân các thành phần cần bổ sung theo liều lượng yêu cầu hoặc hướng dẫn ghi trên bao bì.
Cân thành phần bổ sung
- Hòa các thành phần bổ sung với một lượng nước ngọt đủ để thấm ướt đều thức ăn
70 - Khuấy hỗn hợp chất bổ sung và
nước để chất bổ sung tan hoặc phân tán đều trong nước.
Khuấy hỗn hợp chất bổ sung và nước
- Rưới hoặc dùng bình xịt phun hỗn hợp nước này vào thức ăn
Rưới chất bổ sung vào thức ăn
- Trộn đều, để vài phút cho bề mặt viên thức ăn ráo lại
71 - Đong lượng dầu mực cần dùng
theo hướng dẫn ghi trên bao bì
Đong dầu mực - Rưới dầu mực vào khối thức ăn
- Trộn đều tay cho đến khi các viên thức ăn được bao bọc, “bóng” đều bởi lớp dầu mực.
- Để yên khoảng 30 phút trước
khi cho ăn Rưới dầu mực vào thức ăn
Hình 23.03.09: Các bước trộn chất bổ sung vào thức ăn viên
* Cho cá ăn
Xác định thời điểm cho cá ăn
- Nên cho cá ăn vào lúc trời mát và cho ăn từ 2-4 lần/ngày, tùy theo giai đoạn phát triển của cá:
+ Tháng nuôi 1: cho ăn vào buổi sáng, trưa, chiều và tối + Tháng nuôi 2,3: cho ăn vào buổi sáng, trưa, chiều + Tháng nuôi 4,5: cho ăn vào buổi sáng, chiều - Cần cho cá ăn đúng giờđể tạo phản xạcho ăn.
Chọn vịtrí cho cá ăn
- Khi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, có thểcho cá ăn trên toàn bộ diện tích của ao.
- Đối với thức ăn tự chế,
+ Cũng có thể chọn những vị trí đáy ao sạch, trơ và thoáng gió để cho cá ăn.
+ Nên có sàn ăn. Sàn ăn của cá có kích thước dài từ 3-4m, rộng 0,5m và đặt gần bờ, ngập sâu trong nước khoảng10cm. Thông qua sàn ăn có thể theo dõi
72 được xem cá có ăn hết thức ăn hay không đểđiều chỉnh mức ăn tăng hay giảm.
-Vị trí cho cá ăn nên tránh xa đường đi lại, nơi người làm việc đông đúc và đảm bảo an toàn tránh dễ mất trộm.
Thực hiện cho ăn
Cho cá ăn: Cho cá ăn theo nguyên tắc 4 định: - Định vịtrí cho ăn
- Định thời gian cho ăn - Định chất lượng thức ăn - Định số lượng cho ăn
- Loại bỏ thức ăn thừa trong ao, tránh gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Những ngày nhiệt độ nước ≥ 340C hoặc ≤ 150C phải giảm lượng thức ăn thậm chí ngừng cho cá ăn.
- Trước và sau khi cho cá ăn, nên rửa sạch sàn ăn.
- Hàng ngày theo dõi chặt chẽ mức độ ăn của cá để điều chỉnh kịp thời và hợp lý số lượng thức ăn. Định kỳ 15-20 ngày kiểm tra trọng lượng cá để theo dõi mức tăng trưởng của cá và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
3.2. Quản lý hệ thống nuôi
Hình 23.03.10. Kiểm tra tăng trưởng cá