Một số bệnh thường gặp

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi cá nước lạnh (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 83 - 85)

1. Chuẩn bị bể, lồng nuôi cá Chu ẩn bị bể nuô

3.4.2. Một số bệnh thường gặp

* Bệnh do nấm nấm thuỷ mi

Dấu hiệu bệnh: bệnh xảy ra khi cá bị xây xát do vận chuyển. Cá bị bệnh có biểu hiện bơi chậm, kém ăn, có lớp màng trắng phủ bên ngoài vết xước.

Cách phòng và trị bệnh: Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển cá. Tắm cá bằng nước muối 20 - 30‰ trong 10-15 phút. Thả cá đúng mật độ, cỡ cá thả đồng đều.

* Bệnh đường ruột do vi khuẩn

Dấu hiệu bệnh: cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, bụng căng phồng, hậu môn sưng đỏ. Có dịch màu vàng chảy ra từ hậu môn khi ấn tay nhẹ vào phần bụng cá.

Cách phòng và trị bệnh: khử trùng nước ao, bể nuôi bằng TCCA 90% liều lượng 25 ppm.

83

* Bệnh rận cá

Dấu hiệu bệnh: Miệng cá, mang và hốc mang, hậu môn, gốc vây bị sưng đỏ, đầu to, mình gầy, da cá chuyển màu xám, cá mất phương hướng.

Cách phòng và trị bệnh: Cách ly cá bị bệnh ngay lập tức. Cho cá bệnh tắm trong nước muối 20 - 30‰ đến khi rận cá rụng xuống đáy bể/chậu.

* Bệnh do virus irridovirus

Dấu hiệu của bệnh: Cá bị nhiễm bệnh có xu hướng giảm ăn, giảm trọng lượng do các biểu mô cảm giác trong cơ quan khứu giác của cá bị nhiễm trùng. Mang của cá bị nhiễm bệnh nhìn có vẻ bị sưng và màu nhạt đi so với màu mang của cá bình thường. Kiểm tra kỹ có thể nhìn thấy những khu vực bị hoại tử riêng biệt.

Cách phòng và trị bệnh: Hiện nay chưa có biện pháp nào kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả cho bệnh này vì hiện tại chưa có phương pháp nào để phát hiện virus gây bệnh trong đàn cá bố mẹ.

4. Thu hoạch và vận chuyển

4.1. Xác định thời điểm thu hoạch

Sau khi nuôi 12 - 15 tháng, cỡcá đạt khoảng 2 – 3kg/con có thể thu hoạch - Xác định thời gian thu hoạch cá

- Trước thời gian thu hoạch 2 - 3 ngày ngừng cho cá ăn.

- Thời gian thu hoạch cá nên tiến hành thu một đợt không nên kéo dài làm nhiều đợt vì cá sẽ giảm ăn, tỷ lệ hao hụt lớn. Cá tầm là loài cá sống trong môi trường có hàm lượng oxy cao nên khi thu hoạch thao tác cần nhanh gọn, tránh để chúng trong môi trường không khí lâu cá sẽ chết.

4.2. Phương pháp tiến hành

* Giai đoạn 1:

Làm cạn nước một phần trong ao nếu lượng nước quá nhiều, thu hoạch gặp khó khăn

Tiến hành thả lưới (ra lưới) bao vây đàn cá Kéo lưới thu đàn cá lại

Thu lưới bắt cá:

* Giai đoạn thứ hai:

Tiến hành thu trữ lượng cá sau khi nước được làm cạn hoàn toàn trong ao. Đây là giai đoạn nhằm tiến hành thu toàn bộ lượng cá trong ao nuôi, giai đoạn này thường thu với trữlượng ít hơn giai đoạn trước .

Trình tự thu hoạch ở giai đoạn 2 được thực hiện như sau: - Làm cạn ao:

84 Làm cạn thủ công: Điều chỉnh cao trình cống phù hợp với điều kiện thoát nước của ao nuôi, tùy theo vào đặc tính công trình cống mà khả năng tháo được nhiều nhanh hay chậm, thường thì việc tháo cạn khó có thể triệt đểđược và thời gian diễn ra chậm nên việc làm cạn cần kết hợp hình thức khác nữa.

Làm cạn bằng máy bơm: Lắp đặt máy bơm tại vị trí cống thoát nước của ao

- Bắt cá:

Bắt cá chủ yếu bằng cách sử dụng nhiều nhân lực để bắt bằng tay thủ công khi ao đã cạn hoàn toàn.

Bắt cá bằng tay kết hợp với những dụng cụ thông dụng như vợt, rổ, sảo để đưa cá vào lồ, thuyền đểđưa lên bờ.

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi cá nước lạnh (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)