THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG, NHỆN VÀ ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu điều tra thành phần côn trùng và nhện gây hại trên hoa lan đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ tenuipalpus pacificus baker gây hại trên giống lan dendrobium tại tỉnh đồng tháp (Trang 45 - 48)

SÁT THỰC TẾ ĐIỀU TRA TRÊN VƯỜN

Qua quá trình quan sát, điều tra và thu mẫu ngoài đồng, chúng tôi đã phát hiện được 6 loài côn trùng và 1 loài nhện gây hại (bảng 3.3) thuộc 5 bộ (Homoptera, Diptera, Thysanoptera và Lepidoptera, Acari) hiện diện trên lan. Trong đó, bộ Homoptera chiếm ưu thế với 3 loài gây hại thuộc 2 họ (rệp sáp Aonidiella sp., rệp sáp Parlatoria sp. (họ Diaspididae) và rệp sáp giả Pseudococcus sp. (họ Pseudococcidae)), các bộ còn lại mỗi bộ chỉ có một loài hiện diện gồm bộ Diptera (muỗi đục hoa Contarinia maculipennis Felt), bộ Thysanoptera (bọ trĩ Echinothrips

32

Bên cạnh đó, ốc sên cũng là đối tượng xuất hiện và gây hại cũng khá quan trọng trên hoa lan. Kết quả này tương đối phù hợp với công bố của Lê Thị Tuyết Nhung về thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên họ phong lan tại thành phố Cần Thơ năm 2008.

Kết quả khảo sát ghi nhận có 3 loài xuất hiện phổ biến trên hoa lan có tần suất xuất hiện > 50%, bao gồm nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker (họ Tenuipalpidae), muỗi đục hoa Contarinia maculipennis Felt (họ Cecidomyiidae) và các loài ốc. Trong đó, muỗi đục hoa Contarinia maculipennis Felt được xem là đối tượng gây hại quan trọng nhất vì một khi nó đã xuất hiện gây hại thì thất thu năng suất rất nhiều (làm hư nụ hoa nếu gây hại sớm có thể làm hư cả phát hoa) vì thế hiện nay đối với loài này thì việc phòng ngừa là chính. Kế đến nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker cũng là một đối tượng gây hại quan trọng đặc biệt là vào mùa nắng. Đây là một loài rất khó phòng trị do khả năng kháng thuốc mạnh và tập trung gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá nên khi phun thuốc, thuốc khó tiếp xúc được. Các loài ốc cũng xuất hiện rất phổ biến do vườn trồng lan luôn trong điều kiện có ẩm độ cao nên rất thích hợp cho sự phát triển và gây hại của loài này. Các loài còn lại xuất hiện rải rác, không phổ biến tần suất bắt gặp thấp < 15%, mật số thấp gây hại không đáng kể.

33

Bảng 3.9: Thành phần loài côn trùng, nhện và động vật thân mềm gây hại trên hoa lan.

STT Tên thông

thường Tên khoa học Họ - Bộ

Bộ phận gây hại

Mức độ phổ biến trên các giống lan

Dendrobium Cattlaya Mokara và Vanda

01 Rệp sáp Aonidiella sp. Diaspididae - Homoptera Lá, thân +

02 Rệp sáp Parlatoria sp. Diaspididae - Homoptera Lá, thân + 03 Rệp sáp giả Pseudococcus sp. Pseudococcidae - Homoptera Hoa, lá +

04 Muỗi đục hoa Contarinia

maculipennis Felt Cecidomyiidae - Diptera Nụ hoa +++ 05 Bọ trĩ Echinothrips sp. Thripidae - Thysanoptera Hoa, lá + 06 Sâu bao - Psychidae - Lepidoptera Thân, Lá + 07 Nhện đỏ Tenuipalpus

pacificus Baker Tenuipalpidae - Acari Thân, Lá, hoa +++ +

08 Ốc sên, sên - - Rễ, lá, hoa +++ + ++

Ghi chú: (+) rất ít xuất hiện, tần suất bắt gặp < 15%.

(++) xuất hiện trung bình, tần suất bắt gặp 15 – 50%. (+++) xuất hiện rất nhiều, tần suất bắt gặp > 50%. ( - ) chưa định danh

34

Một phần của tài liệu điều tra thành phần côn trùng và nhện gây hại trên hoa lan đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ tenuipalpus pacificus baker gây hại trên giống lan dendrobium tại tỉnh đồng tháp (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)