Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện Tenuipalpus

Một phần của tài liệu điều tra thành phần côn trùng và nhện gây hại trên hoa lan đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ tenuipalpus pacificus baker gây hại trên giống lan dendrobium tại tỉnh đồng tháp (Trang 48)

NT Tên thuốc Độ hữu hiệu (%) của các loại thuốc BVTV ở các giờ sau khi xử lý. 1 giờ 3 giờ 5 giờ 7 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 Takare 2EC Admire 50EC Sk Enpray 99EC Mapgreen 6AS Sulfaron 250EC Nissorun 5EC 36 a 10 b 53 a 5 b 6 b 13 b 39,9 b 17 c 78,3 a 6 c 15 c 14 c 100 a 66 b 100 a 30,9 c 33,6 c 31,7 c 100 a 69,3 b 100 a 50,6 c 46,7 c 52,1 c 100 a 70,7 b 100 a 50,9 c 42,7 c 53,2 c 100 a 67,6 b 100 a 51,7 c 46,1 c 71,4 b 100 a 68 b 100 a 51,1 b 48,1 b 90,6 a 100 a 77,4 ab 100 a 62,3 b 88,8 ab 97,1 a CV (%) 38,4 31,6 13,1 7,9 8,0 7,7 12,1 19,2 Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** ** ** **

Ghi chú: Số liệu được chuyển sang arcsinx0,5trước khi xử lý thống kê. Trong cùng một cột, các số có cùng chữ cái theo sau thì không khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan, **: k hác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Qua kết quả ở bảng 3.10, chúng tôi thấy nhện Tenuipalpus pacificus Baker cũng khá nhạy cảm với các loại thuốc trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong đó, NT1 (Takare 2EC) và NT3 (dầu khoáng SK Enspray 99EC) cho hiệu quả cao và nhanh nhất, chỉ sau 5 giờ xử lý độ hữu hiệu đạt 100% khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại trong phân tích thống kê. Kế đến là NT6 (Nissorun 5EC) tuy hiệu quả chậm nhưng kéo dài sau 48 giờ xử lý độ hữu hiệu cũng đạt đến 90,6% không khác biệt với NT1 và NT3 nhưng khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Còn NT2 (Admire 50EC) cũng cho hiệu quả khá cao sau 5 giờ xử lý, độ hữu hiệu đạt 66%. Ở thời điểm 72 giờ sau khi xử lý các nghiệm thức đều đạt hiệu quả từ 62,3% - 100%, thấp nhất là NT4 (62,3%).

Ở thời điểm 1 giờ sau khi xử lý, nhìn chung đa số các nghiệm thức đều chưa có hiệu quả. Riêng chỉ có NT1 và NT3 là mang lại hiệu quả cao và khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại, độ hữu hiệu lần lượt là 36% và 53%.

Ở thời điểm 3 giờ sau khi xử lý, chỉ có NT3 mang lại hiệu quả cao nhất 78,3% và khác biệt rất ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại trong phân tích thống

35

kê. Kế đến là NT1 cũng có hiệu quả khá cao 39,9% nhưng không tăng nhiều so với thời điểm 1 giờ sau khi xử lý 36%. Các nghiệm thức còn lại vẫn chưa đem lại hiệu quả.

Ở thời điểm 5 giờ sau khi xử lý, nhìn chung hiệu quả của các loại thuốc đều tăng cao đang chú ý là NT1 và NT3 đạt 100%. NT2 cũng đạt hiệu quả khá cao 66%. Các nghiệm thức còn lại cũng đạt từ 30,9% - 33,6%. Đến thời điểm 7, 12 giờ sau khi xử lý hiệu quả của các nghiệm thức tiếp tục tăng nhưng không đáng kể, thấp nhất là NT5 42,7%.

Ở thời điểm 24 giờ sau khi xử lý, hiệu quả của NT6 tăng nhanh đạt 71,4% khác biệt ý nghĩa trong phân tích thống kê với NT5 và NT4 (46,1% và 51,7%) và không khác biệt với NT2 67,6%. Đến thời điểm 48 giờ, hiệu lực của NT6 lại tăng lên 90,6% khác biệt ý nghĩa với 3 nghiệm thức còn lại độ hữu hiệu chỉ đạt từ 48,1 - 68%.

Ở thời điểm 72 giờ sau khi xử lý, đa số các nghiệm thức đều có hiệu quả cao với nhện Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện phòng thí nghiệm, trong đó hiệu quả nhất là NT1 (Takare 2EC), NT3 (dầu khoáng SK Enspray 99EC) và NT6 (Nissorun 5EC) (100% và 97,1%) và thấp nhất là NT4 (Mapgreen 6AS) chỉ đạt 62,3%. 0 20 40 60 80 100 1 3 5 7 12 24 48 72

Giờ sau khi phun

Đ hữ u hi u (% ) Takare 2EC Admire 50EC SK Enspray 99EC Map Green 6AS Sulfaron 250EC Nissorun 5EC

Hình 3.1: Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện Tenuipalpus pacificusBaker trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, 5/2013.

Qua hình 3.1, chúng tôi thấy các loại thuốc như dầu khoáng SK Enspray 99EC, Takare 2EC và Admire 50EC có hiệu quả cao và nhanh sau 5 giờ xử lý thuốc. Đến thời điểm 12 giờ sau khi xử lý, lúc này Nissorun 5EC bắt đầu có hiệu lực đến thời điểm 48 giờ độ hữu hiệu đạt đến 90,6%. Và đây là các loại thuốc có hiệu quả nhất nên tiếp tục khảo sát trong điều kiện nhà lưới.

36

3.3.2 Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker gây trong điều kiện nhà lưới pacificus Baker gây trong điều kiện nhà lưới

Bảng 3.11: Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhệ n Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện nhà lưới, ĐHCT, 5/2013 (T(0C): 36 - 40; H(%): 45 - 55). trong điều kiện nhà lưới, ĐHCT, 5/2013 (T(0C): 36 - 40; H(%): 45 - 55).

Nghiệm thức Tên thuốc

Độ hữu hiệu (%) của các loại thuốc BVTV ở các ngày sau khi phun.

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày NT1 NT2 NT3 NT4 Takare 2EC SK Enspray 99EC Admire 50EC Nissorun 5EC 57,4 50,5 44 25,3 76,3 a 74,6 a 49,1 b 49,4 b 81,4 a 81,0 a 54,0 b 65,9 ab 78,7 a 79,0 a 46,8 b 90,8 a CV (%) 20,75 6,46 9,1 16,32 Mức ý nghĩa ns ** ** **

Ghi chú: Số liệu được chuyển sang arcsinx0,5trước khi xử lý thống kê. Trong cùng một cột, các số có cùng chữ cái theo sau thì không khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan, **: k hác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: k hông k hác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Qua kết quả ở bảng 3.11, nhìn chung chúng tôi thấy trong điều kiện nhà lưới hiệu lực của các loại thuốc tăng dần ở 1 ngày đến 5 ngày sau phun. Đến ngày thứ 7 thì chỉ có NT6 (Nissorun 5EC) là vẫn còn hiệu quả còn 3 loại thuốc còn lại thì hiệu quả giảm xuống từ đây cho thấy các loại thuốc này chưa có hiệu quả cao đối với trứng nhện Tenuipalpus pacificus Baker.

Vào thời điểm 1 ngày sau khi phun, các loại thuốc bắt đầu có hiệu quả nhưng chưa cao. Cao nhất là NT1 đạt được 57,4% nhưng khác biệt không ý nghĩa trong phân tích thống kê với các nghiệm thức còn lại.

Ở thời điểm 3 ngày sau khi phun, hiệu quả của các nghiệm thức tiếp tục tăng lên. Lúc này thì NT2 cho hiệu quả cao nhất 74,6%, NT1 thì 76,3% khác biệt ý nghĩa cao với 2 nghiệm thức còn lại chỉ 49%.

Ở thời điểm 5 ngày sau khi phun, hiệu quả của các loại thuốc tiếp tục tăng lên, đáng chú ý là NT4 đạt được 65,9%.

Đến thời điểm 7 ngày sau khi phun, chỉ còn NT4 là vẫn còn hiệu quả đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker đạt 90,8%. NT3 cho hiệu quả thấp nhất chỉ 46,8%.

37 0 20 40 60 80 100 1 3 5 7

Ngày sau khi phun

Đ hữ u hi u (% ) Takare 2EC SK Enspray 99EC Admire 50EC Nissorun 5EC

Hình 3.2: Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện Tenuipalpus pacificusBaker trong điều kiện nhà lưới, ĐHCT, 5/2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua hình 3.2, chúng tôi thấy độ hữu hiệu của các loại thuốc thấp hơn trong điều kiện phòng thí nghiệm do nhiệt độ trung bình ngoài nhà lưới cao hơn nhiệt độ trung bình trong phòng thí nghiệm nhưng ẩm độ trung bình thì lại thấp hơn đây là điều kiện thuận lợi cho nhện phát triển nên khả năng chóng chịu với các loại thuốc cao hơn. Tuy nhiên, độ hữu hiệu của các loại thuốc vẫn còn khá cao, ngoại trừ thuốc Admire 50EC chỉ có hiệu quả ở thời điểm 1 ngày sau khi phun, các ngày còn lại hầu như không có hiệu quả.

3.3.3 Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker thực tế trên vườn pacificus Baker thực tế trên vườn

Bảng 3.12: Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhệ n Tenuipalpus pacificus Baker tại vườn Lan Bảy Danh, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp, 6/2013. vườn Lan Bảy Danh, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp, 6/2013.

Nghiệm thức Tên thuốc

Độ hữu hiệu (%) của các loại thuốc BVTV ở các ngày sau khi phun.

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày NT1 NT2 NT3 Takare 2EC SK Enspray 99EC Nissorun 5EC 30,4 37,4 10,8 43,4 57 42,1 46,9 ab 67,9 a 37 b 85,1 97,6 79,8 CV (%) 33,85 16 12,97 21,3 Mức ý nghĩa ns ns ** ns

Ghi chú: Số liệu được chuyển sang arcsinx0,5trước khi xử lý thống kê. Trong cùng một cột, các số có cùng chữ cái theo sau thì không khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan, **: k hác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: k hông k hác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

38

Qua kết quả ở bảng 3.12, chúng tôi thấy hiệu quả trừ nhện của các loại thuốc này ở thực tế trên vườn cũng khá cao. Hiệu lực của thuốc tăng dần từ 1 đến 7 ngày sau khi phun thuốc. Trong đó, chỉ có ở thời điểm 5 ngày sau khi phun là độ hữu hiệu giữa các loại thuốc mới có sự khác biệt ý nghĩa trong phân tích thống kê, các thời điểm khác thì không có sự khác biệt.

Vào thời điểm 1 ngày sau khi phun, các nghiệm thức đều bắt đầu có hiệu quả nhưng chưa cao chỉ đạt từ 10,8 - 37,4%.

Ở thời điểm 3 ngày sau khi phun, hiệu quả các nghiệm thức tiếp tục tăng lên nhưng cũng không nhiều chỉ từ 421 - 57%.

Đến thời điểm 5 ngày sau khi phun, lúc này thì NT3 mới cho hiệu quả cao 67,9% và khác biệt ý nghĩa với thuốc NT3 37% nhưng không khác biệt với NT1 46,9% trong phân tích thống kê.

Đến thời điểm 7 ngày sau khi phun, lúc này hiệu lực của các loại thuốc đều tăng cao và nhanh đạt từ 79,8 - 97,6%.

0 20 40 60 80 100 1 3 5 7

Ngày sau khi phun

Đ hữ u hi u (% ) Takare 2EC SK Enspray 99EC Nissorun 5EC

Hình 3.3: Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với nhện Tenuipalpus pacificusBaker tại vườn Lan Bảy Danh, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp, 6/2013.

Qua hình 3.3, chúng tôi thấy các loại thuốc này đều có hiệu quả phòng trị tốt đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker. Hiệu quả phòng trị tăng dần qua các ngày sau khi phun thuốc và hiệu quả nhất là thuốc dầu khoáng SK Enspray 99EC (97,6%), kế đến là Takare 2EC (85,1%) và cuối cùng là Nissorun 5EC (79,8%).

Tóm lại, qua kết quả thí nghiệm cho thấy các loại thuốc như dầu khoáng SK Enspray 99EC (hoạt chất Petroleum Spray oil, nhóm độc III), Takare 2EC (hoạt chất Karanjin có nguồn gốc sinh học, nhóm độc IV) và Nissorun 5EC (hoạt chất Hexythiazox thuốc thế hệ mới, nhóm độc III) đều có hiệu quả phòng trị tốt với nhện

39

an toàn cho người và thiên địch, thích hợp áp dụng trong IPM, áp dụng đúng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc không gây sự kháng thuốc và có thể sử dụng luân phiên trong việc phòng trị loài nhện hại này.

40

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN.

Tỉnh Đồng tháp nghề trồng lan vừa phát triển mấy năm gần đây, số hộ có thời gian canh tác dưới 5 năm chiếm đến 80%, chỉ có 20% số hộ là có thời gian canh tác trên 5 năm. Giống trồng chính là giống Dendrobium và cây giống chủ yếu nhập nội từ nước ngoài (Thái Lan) chiếm đến 80% số hộ. Việc phòng trừ dịch hại chủ yếu dựa vào việc phun ngừa thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên. Có đến 60% số hộ chưa tham gia lớp tập huấn IPM. Kỹ thuật canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và thông qua giao lưu học hỏi giữa các chủ vườn.

Kết quả điều tra ngoài đồng ghi nhận có 6 loài côn trùng và 1 loài nhện gây hại thuộc 5 bộ Homoptera, Diptera, Thysanoptera, Lepidoptera và Acari hiện diện trên cây hoa lan đã khảo sát. Những loài gây hại quan trọng và phổ biến trên hoa lan với tần suất bắt gặp > 50% bao gồm muỗi đục hoa Contarinia maculipennis Felt (Cecidomyiidae) và nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker (Tenuipalpidae). Bên cạnh đó, ốc sên cũng là một đối tượng gây hại và hiện diện rất phổ biến trên hoa lan.

Dầu khoáng SK Enspray 99EC, Takare 2EC và Nissorun 5EC là các lo ại thuốc có hiệu quả cao đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker và an toàn với con người, ít ảnh hưởng môi trường có thể áp dụng trong việc phòng trị loài nhện hại này.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Khuyến cáo nông dân sử dụng các loại thuốc như Dầu khoáng SK Enspray 99EC, Takare 2EC và Nissorun 5EC trong việc phòng trị nhện Tenuipalpus pacificus Baker gây hại trên hoa lan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu các biện pháp quản lý tốt các loài gây hại quan trọng như muỗi

Contarinia maculipennis Felt và nhện Tenuipalpus pacificus Baker để góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, an toàn cho con người và môi trường.

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Đặng Phương Trâm, 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Khoa Nông Nghiệp – Đại Học Cần Thơ.

Đỗ Ngọc Trang, 2009. Khảo sát một số đặc tính sinh học, cây ký chủ, thiên địch và phản ứng đối với một số nông dược của rệp sáp Icerya sp. trên cây ăn trái ở huyện Phong Điền (TP Cần Thơ). Luận án thạc sĩ chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật – Đại Học Cần Thơ.

Đỗ Thành Đạt, 2012. Khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dưa leo tại huyện chợ mới, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái, sinh học của rầy mềm Aphis gossypii

Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ.

Đỗ Văn Thái, 2011. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ nhảy gây hại rau cải trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ.

Dương Công Kiên, 2006. Nuôi cấy mô tập 3, kỹ thuật nhân giống – lai tạo – trồng một số lan thông dụng và có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, 334 trang.

Hoàng Thị Sản, 2003. Phân loại học thực vật. Nhà xuất bản giáo dục.

Huỳnh Văn Thới, 1996. Cẩm nang nuôi trồng và kinh doanh phong lan. Nhà xuất bản trẻ. Huỳnh Việt Hưng, 2012. Điều tra hiện trạng canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang – Đặc điểm hình thái và triệu trứng gây hại của dòi bông xoài. Luận văn tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ, 56 trang.

Lê Hoàng Thành, 2007. Tạo thể tiền chồi lan hồ điệp (Phalaenopsis sp.) bằng kỹ thuật cắt lát mỏng. Luận án thạc sĩ chuyên ngành Trồng Trọt – Đại Học Cần Thơ.

Lê Thị Tuyết Nhung, 2008. Côn trùng và nhện gây hại trên họ Hoa Lan (Orchidaceae) và họ Cau Cảnh (Arcaceae): Thành phần loài, một số đặc điểm sinh học và khả năng gây hại của một số loài phổ biến tại TP. Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Công nghiệp, 1999. Trồng hoa lan. Nhà Xuất Bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 283 trang.

Nguyễn Hữu Thọ, 2000. Rệp sáp (Pseudococidae, Homoptera) gây hại rễ cây có múi, củ cây huệ: Tình hình gây hại, thành phần loài và biện pháp phòng trừ. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thu Cúc và Huỳnh Thanh Đức, 2008. Muỗi (Contarinia sp.) – tác nhân gây hại huệ trắng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn 8, 29 – 33.

Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000. Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

42

Nguyễn Thiện Tịch, 2001. Lan Việt Nam The Orchids of Viet Nam quyển I. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Trí Thanh, 2007. Khảo sát thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên một số loài tại TPCT và một số vùng phụ cận. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt – Đại Học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu điều tra thành phần côn trùng và nhện gây hại trên hoa lan đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với nhện đỏ tenuipalpus pacificus baker gây hại trên giống lan dendrobium tại tỉnh đồng tháp (Trang 48)