Sau khi hỏi trực tiếp nông dân về kỹ thuật canh tác cũng như tình hình dịch hại có xuất hiện trên vườn tiến hành quan sát thu mẫu trực tiếp trên vườn.
Phương pháp quan sát thu mẫu: thay đổi tùy theo diện tích vườn điều tra. Nếu vườn có diện tích nhỏ tiến hành quan sát toàn bộ số cây có ở nơi điều tra khảo sát. Nếu diện tích vườn lớn thì trên mỗi vườn tiến hành khảo sát theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm khảo sát từ 5 - 10 chậu lan để đánh giá và thu mẫu. Quan sát ở trên bông, trên thân, mặt trên lá, mặt dưới lá, dưới chất trồng nơi hệ thống rễ và cả trên rễ. Trong quá trình điều tra tiến hành thu mẫu bằng biện pháp cơ học (bắt bằng tay hoặc sử dụng vợt bắt côn trùng) để thu mẫu côn trùng và nhện (các giai đoạn từ trứng, ấu trùng, nhộng đến thành trùng) và các bộ phận bị nhiễm côn trùng và nhện. Mẫu thu được được để vào các hộp nhựa plastic hay bọc nylon có để kí chủ để làm thức ăn sau đó đưa ngay về phòng thí nghiệm trường ĐHCT để tiến hành quan sát và định loại. Do việc định danh côn trùng chủ yếu dựa vào giai đoạn thành trùng nên sau khi thu mẫu về tùy theo giai đoạn phát triển của côn trùng và nhện tiến hành định danh ngay (đối với giai đoạn thành trùng), hoặc tiếp tục nuôi trên cây kí chủ (lá, hoa tùy loài) quan sát theo dõi tới giai đoạn thành trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong quá trình thu mẫu kết hợp quan sát triệu chứng gây hại của côn trùng và nhện trên lan. Công tác định danh được thực hiện dựa vào khóa phân loại của Borror và ctv (1976) và của một số tác giả khác để định danh loài theo sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn.
Chỉ tiêu ghi nhận:
Thành phần loài gây hại.
Mức độ phổ biến, mức độ gây hại của các loài gây hại.
20
Mức độ xuất hiện của các loài gây hại được ghi nhận theo các mức sau:
(+) rất ít xuất hiện, tần suất bắt gặp < 15%.
(++) xuất hiện trung bình, tần suất bắt gặp 15 – 50%.
(+++) xuất hiện rất nhiều, tần suất bắt gặp > 50%
Tần suất bắt gặp được tính theo công thức:
Tần suất bắt gặp (%) = số lần bắt gặp/tổng số vườn điều tra x 100
Mức độ gây hại (mức độ bị hại do sâu hại, nhên hại) được tính theo công thức:
Mức độ gây hại (%) = số cây bị sâu hại, nhên hại/ tổng số cây điều tra x 100
2.2.3 Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker gây hại trên giống lan Dendrobium
Mục tiêu: nhằm tìm ra những loại thuốc có khả năng phòng trừ tốt để có thể khuyến cáo nông dân sử dụng vừa mang lại hiệu quả, vừa an toàn cho người canh tác cũng như người chơi hoa lan.
2.2.3.1 Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện phòng thí nghiệm
Thời gian: tháng 5 năm 2013.
Địa điểm: phòng thí nghiệm bộ môn BVTV khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức (6 nghiệm thức xử lý thuốc với 6 loại thuốc BVTV và 1 nghiệm thức đối chứng xử lý nước) và 5 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại là một mẫu lá lan.
Chuẩn bị mẫu lá lan: trên những lá lan Dendrobium đã thu về tiến hành cắt thành những mảnh nhỏ có kích thước 40 x 50 mm ở những vị trí có nhện phân bố đều và bề mặt lá tương đối phẳng. Sau đó, quan sát và đếm mật số dưới kính lúp điện tử. Dùng cọ lông nhỏ để quét bỏ số nhện dư chỉ để lại ngẫu nhiên mỗi mẫu 20 – 25 con, rồi đặt vào một đĩa petri bên dưới có phủ một lớp bông gòn thấm nước và nhỏ nước vào cho thấm đều hết bông gòn đã chuẩn bị sẵn nhằm giử ẩm và ngăn không cho nhện bò ra ngoài mẫu lan. Rồi để ổn định mẫu trong vòng 24 giờ. Sau đó tiến hành thí nghiệm.
Phương pháp: Tiến hành quan sát và đếm lại mật số nhện trên các mẫu lá lan, mỗi mẫu chỉ để lại đúng 20 con. Tiến hành nhúng nhanh lá lan vào dung dịch thuốc pha sẵn theo nồng độ khuyến cáo trên nhãn thuốc trong vòng 5 giây sau đó
21
đặt lá lan vào trở lại đĩa petri. Tiến hành như thế cho từng nghiệm thức và từng lần lặp lại.
Bảng 2.1: Nồng độ sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc của các loại thuốc BVTV đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker trên lan.
Tên thuốc Hoạt chất Nhóm độc Nồng độ khuyến cáo
NT1: Takare 2EC Karanjin IV 2 ml/lít NT2: Admire 50EC Imidacloprid II 1 ml/lít NT3: SK Enspray 99EC Petroleum Spray oil III 5 ml/lít NT4: Map Green 6AS Citrus Oil III 0,5 ml/lít NT5: Sulfaron 250EC Carbosulfan + chlorfluazuron II 0,25 ml/lít NT6: Nissorun 5EC Hexythiazox III 1,25 ml/lít NT7: Đối chứng Nước
Hình 2.1: Hình bố trí thí nghiệm thử thuốc trong phòng thí nghiệm.
Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng nhện còn sống ở các thời điểm 1, 3, 5, 7, 12, 24, 48, 72 giờ sau khi xử lý thuốc.
22
Xử lý số liệu: số liệu ghi nhận được nhập vào phần mềm Microsoft office Excel để tính độ hữu hiệu bằng công thức Abbott và xử lý thống kê bằng chương trình MSTATC với mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan.
Công thức Abbott (1925): ĐHH (%) = C T C x 100 Trong đó: C: số nhện còn sống ở nghiệm thức đối chứng. T: số nhện còn sống ở nghiệm thức xử lý thuốc.
2.2.3.2 Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker trong điều kiện nhà lưới
Thời gian: tháng 5 năm 2013.
Địa điểm: nhà lưới khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ.
Từ kết quả trong phòng thí nghiệm, 4 loại thuốc có hiệu quả nhất là Takare 2EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC, Admire 50EC, Nissorun 5EC được tiếp tục khảo sát trong nhà lưới. Nồng độ thí nghiệm áp dụng theo nồng độ khuyến cáo trên nhãn thuốc.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (4 nghệm thức xử lý thuốc và 1 nghiệm thức đối chứng xử lý nước) và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại là một chậu lan.
Phương pháp lây nhiễm nhện trên hoa lan
Nhện được chủng lên các chậu lan được mua từ vườn lan. Cây được chăm sóc, tưới nước hằng ngày. Sau 10 ngày, thu các lá nhiễm nhện ngoài đồng đem về, dùng kẹp giấy và giấy báo kẹp các lá nhiễm nhện vào các lá của chậu lan theo nhiều hướng khác nhau. Sau đó để các chậu lan vào nhà lưới tránh mưa làm rửa trôi nhện. Dùng kính lúp quan sát khi thấy nhện đã phân bố đều các lá thì tiến hành thí nghiệm.
Phương pháp thực hiện: trên mỗi chậu lan chọn 3 lá lan ở các vị trí khác nhau của cây (chọn các lá già, đều theo tán cây), đánh số thứ tự, tiến hành đếm số nhện ở mặt trên lá, mặt dưới lá và ghi nhận. Sau đó, dùng bình phun phun thuốc ướt đều cả hai mặt lá cho từng nghiệm thức và từng lần lặp lại.
Chỉ tiêu ghi nhận: dùng kính lúp quan sát và đếm số nhện còn sống ở mặt trên lá, mặt dưới lá ở các thời điểm 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày sau khi phun.
23
Xử lý số liệu: số liệu ghi nhận được nhập vào phần mềm Microsoft office Excel để tính độ hữu hiệu bằng công thức Henderson - Tilton và xử lý thống kê bằng chương trình MSTATC với mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan.
Công thức Henderson – Tilton:
ĐHH (%) = ( Ca Tb Cb Ta 1 ) x 100 Trong đó:
Ta: số cá thể sống ở nghiệm thức phun thuốc sau khi thí nghiệm. Tb: số cá thể sống ở nghiệm thức phun thuốc trước khi thí nghiệm Ca: số cá thể sống ở nghiệm thức đối chứng sau khi thí nghiệm. Cb: số cá thể sống ở nghiệm thức đối chứng trước khi thí nghiệm.
2.2.3.3 Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc đối với nhện Tenuipalpus pacificus Baker tại vườn lan Bảy Danh thuộc TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Thời gian: tháng 6 năm 2013.
Địa điểm: vườn lan Bảy Danh ấp 1, xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vườn có diện tích 2000 m2, thời gian canh tác 6 năm.
Từ kết quả ngoài nhà lưới, 3 loại thuốc có hiệu quả nhất là Takare 2EC, Dầu khoáng SK Enspray 99EC và Nissorun 5EC được tiếp tục khảo sát. Nồng độ thí nghiệm áp dụng theo nồng độ khuyến cáo trên nhãn thuốc.
Thí nghiệm được tiến hành theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (3 nghiệm thức xử lý thuốc và 1 nghiệm thức đối chứng xử lý nước) và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp là một chậu lan.
Phương pháp thực hiện: chọn trong vườn 12 chậu lan có mật số nhện phân bố đều các lá của cây (chủ vườn chưa xử lý thuốc trừ sâu, nhện trong vòng 2 tuần trở lên) để tiến hành thí nghiệm. Trên mỗi chậu lan chọn 3 lá lan ở các vị trí khác nhau của cây (chọn các lá già, đều theo tán cây), đánh số thứ tự, tiến hành đếm số nhện ở mặt trên lá, mặt dưới lá bằng kính lúp và ghi nhận. Sau đó, dùng bình phun phun thuốc ướt đều cả hai mặt lá cho từng nghiệm thức và từng lần lặp lại.
Chỉ tiêu ghi nhận: dùng kính lúp quan sát và đếm số nhện còn sống ở mặt trên lá, mặt dưới lá ở các thời điểm 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày sau khi phun.
Xử lý số liệu: số liệu ghi nhận được nhập vào phần mềm Microsoft office Excel để tính độ hữu hiệu bằng công thức Henderson - Tilton và xử lý thống kê bằng chương trình MSTATC với mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan.
24
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG DÂN
3.1.1 Tình hình canh tác hoa lan tại tỉnh Đồng Tháp
Nhằm tìm hiểu về tình hình canh tác và sự hiểu biết của nông dân về dịch hại trên hoa lan, chúng tôi đã tiến hành điều tra 15 hộ trồng lan thuộc địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Kết quả điều tra ghi nhận, tỉnh Đồng Tháp hoa lan được trồng chủ yếu ở thành phố Cao Lãnh (11 hộ), các địa bàn còn lại chỉ trồng rãi rác gồm TX Sa Đéc (2 hộ), TX Hồng Ngự (1 hộ) và huyện Hồng Ngự (1 hộ). Kết quả điều tra cho thấy, có đến 93% số hộ điều tra trồng lan với mục đích kinh doanh, chỉ có 7% số hộ trồng để làm kiểng. Trong số các hộ đã điều tra, số hộ có diện tích canh tác lớn hơn 500 m2 trở lên chiếm 40%, số hộ có diện tích canh tác từ 250 m2 đến 500 m2 chiếm 40% và số hộ có diện tích canh tác dưới 250 m2 chiếm 20%. Theo kết quả điều tra thì các hộ có diện tích canh tác lớn hơn 500 m2 trở lên đều thuộc thành phố Cao Lãnh. Vì nghề trồng lan ở tỉnh Đồng Tháp mới được phổ biến mấy năm gần đây nên số hộ có thời gian canh tác từ 1 đến 5 năm chiếm đến 60%. Số hộ có thời gian canh tác trên 5 năm chiếm 20% và những hộ này đều tập trung ở thành phố Cao Lãnh cho thấy tỉnh Đồng Tháp thì nghề trồng lan được bắt đầu tại thành phố Cao Lãnh. Còn số hộ có thời gian canh tác dưới 1 năm chiếm 20%. Trong số các hộ đã điều tra có đến 80% số hộ trồng lan trên giàn, 67% số hộ trồng lan treo trên giàn và chỉ có 20% số hộ là có trồng lan dưới đất.
Bảng 3.1: Đặc điể m chung của vườn điề u tra.
Đặc điểm vườn Số hộ Tỉ lệ (%) Mục đích trồng Kinh doanh Làm kiểng 14 1 93 7 Diện tích trồng < 250 m2 250 m2 – 500 m2 > 500 m2 3 6 6 20 40 40 Thời gian trồng < 1 năm 1 năm – 5 năm > 5 năm 3 9 3 20 60 20 Lan được trồng Trên giàn Treo trên giàn Dưới đất 12 10 3 80 67 20
25
Kết quả điều tra ghi nhận có đến 60% số hộ điều tra chưa được tham gia lớp IPM, chỉ có 40% số hộ là có tham gia. Và mới chỉ có 60% số hộ điều tra là có tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về hoa kiểng còn 40% số hộ là chưa tham dự. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra cũng được biết giữa đa số các hộ trồng và kinh doanh lan cũng có sự giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cũng như sâu bệnh hại chính các chủ vườn đều nắm rõ.
Bảng 3.2: Tỉ lệ số hộ có tham dự các lớp tập huấn và IPM.
Chỉ tiêu ghi nhận Số hộ Tỉ lệ (%)
Tham gia lớp IPM
Có Không 6 9 40 60 Tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về hoa
kiểng Có Không 9 6 60 40 3.1.2 Kỹ thuật canh tác Giống
Qua điều tra, 100% số hộ đều trồng và kinh doanh chủ yếu là giống
Dendrobium vì lan Dendrobium rất phong phú về màu sắc và dạng hoa, được chọn làm giống chủ đạo trong ngành sản xuất lan cắt cành do có những ưu điểm: siêng bông, cho nhiều cành hoa, số lượng hoa trên một cành nhiều (tối thiểu 10 hoa/cành), có phổ khí hậu rộng; số lượng loài rất lớn nên chủng loại sản phẩm đa dạng, dễ thay đổi theo thị hiếu của thị trường nên loại hoa cắt cành này rất được ưu chuộng ở thị trường Châu Á (Nguyễn Công Nghiệp, 1999). Giống được trồng cũng khá phổ biến nữa là Mokara (47%), Cattlaya (33%). Ngoài ra, một số hộ còn trồng thêm một số giống như: Vanda, Phalaenopsis, Oncidium,… Qua điều tra, đa số các hộ trồng lan đều lấy giống có nguồn gốc nhập nội từ Thái Lan chiếm 80% số hộ, chỉ có 26% số hộ là lấy giống nội địa từ thành phố Hồ Chí Minh.
26
Bảng 3.3: Tỉ lệ số hộ điều tra theo giống và nguồn giống.
Chỉ tiêu ghi nhận Số hộ Tỉ lệ (%) Giống Dendrobium Mokara Cattlaya Vanda Phalaenopsis Oncidium 15 7 5 4 3 2 100 47 33 27 20 13 Nguồn giống Nhập nội Nội địa 12 4 80 26 Xử lý cây, giá thể trồng và cách trồng
Kết quả điều tra cũng cho thấy, có đến 73% số hộ có xử lý cây con trước khi trồng, chỉ có 27% số hộ là không xử lý và 100% số hộ có xử lý cây giai đoạn cây ra hoa. Về giá thể trồng, nếu trồng trong chậu thì có đến 67% số hộ điều tra dùng giá thể là than kết hợp với sơ dừa theo các hộ này thì việc kết hợp này sẽ tạo điều kiện cho lan phát triển tốt hơn do sơ dừa thì khả năng giử ẩm tốt hơn cho cây vào mùa nắng còn than thì tạo độ thông thoáng cây không bị dư nước vào mùa mưa. 20% số hộ là chỉ dùng than và 13% số hộ chỉ dùng sơ dừa làm giá thể. Nếu trồng dưới đất thì mỗi hộ có mỗi loại giá thể trồng riêng thường là vỏ đậu phộng hoặc kết hợp giữa trấu và vỏ dừa hoặc kết hợp giữa trấu, vỏ dừa và vỏ đậu phộng. Qua kết quả điều tra, có 73% số hộ là có xử lý giá thể trồng và biện pháp xử lý chủ yếu là ngâm nước còn 27% số hộ là không xử lý. 100% số hộ đều không bón lót trước khi trồng.
27
Bảng 3.4: Một số đặc điể m canh tác của các hộ đã điều tra.
Chỉ tiêu ghi nhận Số hộ Tỉ lệ (%)
Giá thể trồng
Than Sơ dừa
Than + sơ dừa
3 2 10 20 13 67 Xử lý giá thể Có Không 11 4 73 27 Xử lý cây
Giai đoạn cây con trước trồng Có Không Có Không 11 4 73 27 100 0
Giai đoạn cây ra hoa 15
0 Bón lót Có không 0 15 0 100 Tưới nước
Kết quả điều tra ghi nhận, 100% số hộ đều tưới nước ngày 2 lần vào mùa nắng, mùa mưa ngày 1 lần và những ngày mưa nhiều thì không tưới. Về cách tưới, đa số các hộ đều dùng biện pháp tưới phun bằng vòi phun chiếm 87%, chỉ có 13% số hộ là dùng hệ thống phun sương tự động. Nguồn nước tưới, có 80% số hộ là