Xác định thức ăn tinh

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi trâu, bò đực giống (nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò) (Trang 28 - 31)

2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm

Hạt ngũ cốc gồm: Hạt lúa, bắp, lúa mì, cao lương… Phụ phẩm củahạt ngũ cốc bao gồm: Cám, tấm…

Hình 1.43. Bắp hạt Hình 1.44. Phơi khô bắp để dự trữ

+ Bắp hạt: Hạt bắp là thức ăn tinh cung cấp năng lượng cho trâu, bò rất tốt. Bắp vàng có nhiều caroten, giàu vitamin E nhưng nghèo vitamin D, B1 và ít Ca, P, khoáng vi lượng. Nếu cho trâu, bò ăn nhiều bắp phải bổ sung thêm khoángvà protein.

+ Hạt lúa: Là sản phẩm được sử dụng nhiều trong chăn trâu, bò đực giống. Thành phần của lúa gồm protein thô 8,2%, xơ thô 9,2%, khoáng 6,5%, dẫn xuất không đạm

64,2%, lúacó phần vỏ trấu chiếm 20% khối lượng hạt lúa, ở vỏ trấu chứa hàm lượng xơ cao 40%, khi sử dụng lúa nghiền cho trâu, bò nên cho ăn ít.

Hình 1.45. Hạt lúa khô

- Bột bắp: Là loại thức ăn phổ biến ở miền múi, nó cung cấp nhiều năng lượng, tuy nhiên trong mìcó chất độc vì vậy cần phải xử lý trước khi cho trâu, bò ăn.

- Cám gạo: Là thức ăn cần thiết của trâu, bò, trong cám gạo có nhiều dinh dưỡng, vitamin nhóm B, đường có tác dụng giúp trâu, bò sinh trưởng, phát triển tốt. Lượng thức ăn tinh tính cho 100kg khối lượng cơ thể đực giống khoảng 0,4-0,5kg/ngày đêm. Các loại thức ăn tinh nên cho ăn dưới dạng hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc hỗn hợp từ nhiều loại nguyên liệu, tuy nhiên cần phải đảm bảo hàm lượng protein.

Hình 1.46. Lát củ mì phơi khô Hình 1.47. Bột củ mì

2.2. Xác định thức ăn củ quả

- Thức ăn củ quả là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho trâu bò. Thức ăn củ quả ở nước ta thường gặp là: Khoai mì, khoai lang, bí đỏ, cà rốt…

- Thức ăn củ quả có đặc điểm chứa nhiều nước, giàu chất bột đường, hàm lượng chất xơ thấp, dễ tiêu hóa, nhưng nghèo protein, nghèo các nguyên tố khoáng.

Hình 1.48. Củ khoai lang Hình 1.49. Bí đỏ

- Đối với trâu bò đực giống có thể cho ăn từ 6-10kg củ quả/đực giống/ngày đêm.

- Vào thời kỳ phối nặng, việc sử dụng cà rốt trong khẩu phần cho đực giống có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá và trao đổi chất, rất tốt cho chất lượng tinh dịch. Trong cà rốt rất giàu caroten (tiền thân của vitamin A) và có thể cho ăn 4-6 kg/con/ngày đêm.

2.3. Xác định thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn hỗn hợp là do phối hợp hai hay nhiều loại thức ăn với nhau gồm: bột bắp, cám gạo, bột mì,các loại khô dầu, bột cá… premix khoáng và vitamin.

- Đặc điểm chung của thức hỗn hợp là: hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin, tỷ lệ tiêu hoá các chấtdinh dưỡng khá cao.

- Các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc công nghiệp thường sản xuất thức ăn hỗn hợpcho trâu bò dưới hai dạng:

- Hỗn hợp tinh giàu đạm (đậm đặc) thành phần chủ yếu là các loại khô dầu, urê, các loại khoáng và vitamin. Loại thức ăn nàyphải trộn thêm các loại thức ăn tinh khác như:

cám gạo, bột bắp, bột củ mì ... theo chỉ dẫn của cơ sở sản xuất thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trước khi cho trâu, bò đực giống ăn.

- Thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh được nhà sản xuất phối trộn, dùng ngay cho

trâu, bò đực giống ăn.

Người chăn nuôi có thể tự phối trộn được thức tinh hỗn hợp sử dụng cho trâu, bò đực giống từ nguyên liệu sẵn có trong gia đình như: cám gạo, bột củ mì, bột bắp...

Hình 1.50. Thức ăn hỗn hợp

- Cách tiến hành như sau:

+ Bước 1 Xác định công thức và nguyên liệu: (1) Công thức 1 * Bột bắp: 65 kg; * Cám gạo: 20 kg; * Bột cá (có độ mặn dưới15%): 10kg; * Urê: 4 kg; * Bột xương: 1 kg. (2) Công thức 2 * Bột củ mì: 45 kg; * Bột bắp: 50 kg; * Urê: 3 kg; * Muối ăn: 1 kg; * Bột xương: 1 kg.

Nguyên liệu: Bột củ mì, bột bắp, bột xương, bột cá, muối ăn, ure... các chất trên phải khô, mịm, không mốc, không có mùi lạ và được cân đủ số lượng.

+ Bước 2: Phối trộn nguyên liệu

* Đổ dàn đều các loại nguyên liệu thức ăn ra nền nhà hoặc sân gạch theo thứ tự loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau.

* Đối với muối ăn, bột xương, ure, khoáng, vitamin có số lượng ít… phải trộn trước với một ít bột bắp hoặc cám gạo để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác.

* Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng vào bao, buộc kín lại và đặt lên giá kê, bảo quản nơi khô ráo, mát, có mái che.

* Chống chuột phá hoại.

+ Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn

* Cho trâu bò đực giống ăn đúng số lượng trong khẩu phần (1-2 Kg/ trâu bò). * Cho ăn thức ăn tinh hỗn hợp trước khi cho ăn tích ăn thô và xanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi trâu, bò đực giống (nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)