3.1. Urê
Urê là nguồn bổ sung đạm vô cơ trong khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống. sử dụng urê theo nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng urê cho trâu, bò khi khẩu phần thiếu đạm với lượng dùng được tính toán cẩn thận.
- Bổ sung ure cùng với thức ăn tinh hoặc xanh để tránh ngộ độc cho trâu, bò.
- Hàng ngày cho ăn ít một để trâu, bò làm quen, thời gian kéo dài từ 5 đến 10 ngày.
- Chỉ sử dụng urê cho bò trưởng thành, không sử dụng cho bê, nghé non.
- Phải cho ăn urê làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít. Nên trộn đều với các thức ăn khác để cho ăn được đều.
- Không cho trâu, bò ăn, uống trực tiếp ure hay cho ăn với bầu bí sẽ gây ngộ độc.
- Liều lượng có thể dao động từ 70 – 100g urê/con/ ngày.
- Khi ngộ độc urê: nếu có dấm hoặc axit axetic dùng ở nồng độ 6%, cho uống khoảng 14lít.
3.2. Khoáng và vitamin
Các chất khoáng như: canxi (Ca), phốtpho (P), đồng (Cu), Kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt (Fe) và lưu huỳnh (S). Vitamin, đặc biệt là vitamin A, D3 và E, đặc biệt quan trọng đối với trâu, bò đực giống. Có thể bổ sung các chất khoáng cho trâu, bò theo hai cách:
- Trộn premix khoáng (hỗn hợp nhiều chất khoáng) vào thức ăn tinh, với tỷ lệ 0,2-
0,3% hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10 - 40g cho mỗi con, tuỳ theo từng đối tượng và chế độ khai thác.
- Trộn các thành phần khoáng với nhau và với các chất mang (chất độn) như đất sét, xi măng... Sau đó hỗn hợp được đóng thành bánh, làm khô gọi là đá liếm. Đá liếm này đượcđặt trong chuồng nuôi, trên bãi chăn (dưới gốc cây) để trây bò liếm tự do.
3.3. Thức ăn mầm hạt
Mầm hạt như: giá đậu, giá hạt bông, lúa mầm là thức ăn chứa nhiều vitamin A, D và E rất cần thiết cho trâu, bò đực giống, cho con vật ăn 0,3-0,5kg/con/ngày.