Bọc enzyme trong các nang nhỏ (microcapsule)

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ enzyme (Trang 131 - 133)

Trang 130

TS. BÙI XUÂN ĐÔNG –TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

carbonic anhydrase (Е.С.4.2.1.1) vào trong các capsule. Sau đó, năm 1971, Gregoriadis đã tạo đƣợc các liposome chứa amyloglucosidase (E.C.3.2.1.3). Cả 2 chế phẩm đã đƣợc sử dụng trong điều trị.

Enzyme có thể đƣợc bọc bằng các loại màng khác nhau, tạo thành các dạng khốc nhau. Có thể phân biệt các kiểu sau:

- Microcapsule: Màng dùng để bọc enzyme là màng bán thấm (có các lỗ nhỏ để các chất phân tử thấp có thể đi qua nhƣng enzyme không đira đƣợc) tổng hợp.

- Liposome: Màng lỏng, đƣợc tạo thành từ các phospholipid, các liposome chứa enzyme thƣờng đƣợc dùng trong уtế hoặc trong mỹ phẩm.

- Các sợi có các lỗ rỗng (hollow- fiber).

Phƣơng pháp này có thể хеm là hầu nhƣ không làm ảnh hƣởng đến cấu trúc của phân tử enzyme, và có thể đồng thời bọc nhiều enzyme xúc tác cho một dãỵ phản ứng trong cùng một túi (nhƣng cần tránh các protease, vì chúng có thể phân giải các enzyme) để thực hiện một quá trình trao đổi chất qua nhiều phản ứng liên tục nhƣ trong hệ thống sống. Các chất thƣờng dùng để bọc enzyme là polyamide hoặc nitrocellulose. Ngƣời ta cũng có thể tạo các chế phẩm enzyme không tan ở dạng liposome. Tiến hành nhƣ sau: hòa tan các amphipatic lipid (lipide có chứa đầu ƣa nƣớc và đầu kỵ nƣớc), nhƣ phosphatidyl choline và cholesterol trong chloroform, tráng thành lớp mỏng trên thành của một bình quay; thêm dung dịch enzyme trong nƣớc, làm sao để có thể nhanh chóng phân tán đều enzyme, sẽ tạo thành các liposome ở dạng màng lipid bọc các giọt nƣớc. Do đó có một số enzyme đƣợc giữ bên trong liposome, còn một số khác còn lại sẽ kết hợp vào màng liposome.

5.2.5.Tạo liên kết chéo (cross-linking) giữa các phân tử enzyme

Năm 1964, Quiocho và Richards đã mô tả phƣơng pháp tạo liên kết chéo giữa carboxypeptidase A với glutaraldehyde. Phƣơng pháp này hoàn toàn không dùng chất mang, mà thƣơng dùng các chất có nhóm chức năng kép (bifunctional reagent), có 2 nhóm, chức ỏ hai đầu hoàn toàn giông nhau, phản ứng với các nhóm chức của các phân tử enzyme khác nhau, tạo các liên kết chéo giữa chúng, “khâu” các phân tử enzyme lại với nhau thành các phần tử có kích thƣớc lớn hơn, không tan, có thể tách khỏi dung dịch bằng cách ly tâm

Trang 131

TS. BÙI XUÂN ĐÔNG –TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

hay lọc.

Các chất thƣờng đƣợc dùng vào mục đích này là glutaraldehyde, và một sô chất khác nhƣ dimethylsuberimidate (hình 5.3) v.v..., phản ứng với nhóm amine; hoặc một số chất phản ứng với nhóm carboxyl (-COOH), nhóm thiol (-SH), trong đó glutaraldehyde đƣợc dùng phổ biến nhất.

Hình 5.3. Sử dụng glutaraldehyde, dimethylsuberimidate để tạoliên kết chéo giữa các phân tử enzyme

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ enzyme (Trang 131 - 133)