Tín ngưỡng phồn thực

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 25 - 26)

1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG

2.1.Tín ngưỡng phồn thực

2.1.1.Ý nghĩa, nguồn gốc, tên gọi

Tín ngưỡng phồn thực là để duy trì và phát triển sự sống. Tín ngưỡng phồn thực ở

Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờcơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ (như linga, yoni) và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác nhưẤn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam giới.

Nguồn gốc và tên gọi: Tín ngưỡng phồn thực dựa trên quy luật khoa học để lý giải hiện thực và xây dựng triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín

ngưỡng phồn thực (phồn nghĩa là nhiều, thực nghĩa là nảy nở). 2.1.2.Biểu tượng thờ cúng

a.Thờcơ quan sinh thực khí

Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái đơn giản

của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên

thế giới. Hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thờ sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ.

Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước công nguyên. Ngoài ra, nó còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày mùng 6 tháng giêng,

sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.

b. Thờ hành vi giao phối

Là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông

nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á.

Ví dụnhư các hình nam nữđang giao hòa được khắc trên mặt trống đồng tìm được

ởlàng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước công nguyên.

Ngoài hình tượng người, cảcác loài động vật như cá sấu, gà, cóc,... cũng được khắc

trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình).

Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí", thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ.

Phong tục "giã cối đón dâu" cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ.

Ngoài ra một sốnơi còn vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao duyên. * Trống đồng - biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực

Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu

tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực: Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo; cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo; tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh

ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ; xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng

cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 25 - 26)