Tín ngưỡng sùng bái Thần linh

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 29 - 31)

1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG

2.4.Tín ngưỡng sùng bái Thần linh

2.4.1. Ý nghĩa, nguồn gốc

Do tâm lý của con người muốn dựa dẫm và tin vào thế giới siêu nhiên để mong đợi sựgiúp đỡ, che chở và xuất phát từ các tục lệđịa phương.

2.4.2. Biểu tượng a. Thổđịa

Bắt nguồn từ nguồn gốc đất nước là nước nông nghiệp. Theo truyền thuyết thì Thần Hậu Thổ là vị trưởng quản tất cảđất đai. Thần ThổĐịa Công là vị coi sóc vùng đất

nhỏ của địa phương nào đó. Người phàm nếu khi sống có công đức thì sẽ được

phong làm Thần ThổĐịa. b. Thần Tài

Là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Thương. Ông lánh

đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất

Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà.

Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng

cầu ông để được phát đạt may mắn. Người ông yêu là Phù Dung tiên tử. Người ta

thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen.

Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người

Thần Tài được lập ở những góc nhà, xó xỉnh chứ không phải nơi cao ráo như bàn

thờ Tổ tiên, Thổ Công hay Thánh Sư. Bàn thờ Thần Tài chỉ là một sập sơn son thếp vàng. Phía trong khảm là bài vị hoặc thùng gỗ dán giấy đỏở xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ.

Nếu như Thần Tài người ta cúng tỏi hay hoa quả thì trái lại ThổĐịa lại cúng chuối

xiêm, thuốc lá hay có khi cúng ly cà phê. Thông thường, Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Có câu: Lạy ông Địa cúng nải chuối là câu khấn thường xuyên, giá trị vật cúng thường thấp hơn vật mất hay vật cần khấn.

Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bịhư thì sẽ

thỉnh vị mới về.

Họ tin rằng năm mới, mọi thứđều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽthì làm ăn mới phát tài

c. Táo quân

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt, ngày 23/12 âm lịch là ngày Tết Ông

Công Ông Táo. Ngày này, Các ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên báo cáo với Ngọc Hoàng những điều mắt thấy tai nghe dưới hạ giới một cách khách quan.

Theo người Việt, sự tích Táo quân gồm ba nhân vật 2 ông 1 bà: vị thần Đất, vị thần

Nhà, vị thần Bếp. d. Hà Bá

Hà Bá không được thờ rộng rãi mà chỉ được người thờở những ven sông để cầu cho

mọi người không gặp nạn trên sông và cầu cho mọi người bắt được nhiều cá trong

mùa mưa.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày khái niệm Tín ngưỡng? Nêu những đặc điểm và các hình thức tín

ngưỡng dân gian Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về tín ngưỡng phồn thực, tín

ngưỡng thờ cúng tổ nghề của Việt Nam; tín ngưỡng thờ cúng con người và tín

ngưỡng sùng bái tự nhiên ở Việt Nam. Lấy ví dụ minh họa.

3. Giải thích biểu tượng thờ cúng: thờ thành hoàng làng, hồn và vía trong tín

Chương 3. LỄ HỘI VIỆT NAM Giới thiệu

Chương này nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản: khái niệm, mục đích, ý nghĩa,

cấu trúc và một số lễ hội dân gian Việt Nam.

Mục tiêu

Trình bày được mục đích, ý nghĩa và cấu trúc của lễ hội Việt Nam. Phân tích được một số loại hình lễ hội dân gian Việt Nam.

Mô tả nghi lễ, thuyết trình được một số nội dung về các lễ hội tiêu biểu Việt Nam. Khai thác các nội dung, thời gian lễ hội để xây dựng chương trình du lịch đặc sắc, hấp dẫn phục vụ cho nghề nghiệp.

Bày tỏđược các ý kiến về việc giữ gìn, phát huy những điểm tích cực trong lễ hội Việt Nam. Tăng thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu quê hương đất nước, biết ơn

thế hệcha ông đi trước.

Nghiêm túc, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực nghe giảng trên lớp. Có ý thức rèn luyện các kỹnăng đóng vai, thuyết trình, thảo luận nhóm. Tự tin, phối hợp khi làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

Nội dung chính

1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI 1.1. Khái niệm lễ hội

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 29 - 31)