1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI Khái niệm lễ hội
2.4. Lễ hội đương đại
Lễhội đương đại du nhập từ bên ngoài vào nước ta. Là loại lễ hội do tổ chức của
Việt Nam hay tổ chức ngườinước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tổ
chức nhằm giới thiệu những giá trị đặc trưng văn hóa của nước ngoài tới công
chúng ngườiViệt. Sự du nhập của các lễ hội này phải bảo đảm yêu cầu không trái
với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Chẳng hạn như “Ngày tình yêu”(Valentins”s
Day), Lễhội Haloween (lễhội hóa trang)…
Trong vòng 10 - 15 năm trở lại đây, lễ hội đương đại hay còn được gọi với rất nhiều tên khác: lễ hội hiện đại, lễ hội mới, lễ hội đại chúng, liên hoan, festival... xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam.
Có các lễ hội được nhiều người biết đến như: Festival Huế, Festival Du lịch Hạ Long, Festival Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Festival Cà phê Buôn Mê Thuột, và các cuộc liên hoan văn hoá các dân tộc toàn quốc hoặc khu vực, do Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức. Một số lễ hội có mời cả đại
diện một số nước tham gia .
Lễ hội đương đại là loại hình sinh hoạt văn hóa tập thể, các lễ hội hiện đại - lễ hội
du lịch, lễ hội văn hóa - thể thao - các ngày kỉ niệm… Lễ hội đương đại cũng góp
phần làm giàu thêm kho tàng đồ sộ hơn 8.000 lễ hội các loại hàng năm của cả
nước.Vì vậy chúng ta cần giữ gìn và phát huy những nét đẹp đó.
*Lễ hội thả hoa đăng: Thả đèn hoa đăng ở Hội An là hoạt động được tổ chức vào đêm 14 và 15 âm lịch hàng tháng. Hoạt động này được xem là đêm hội huyền ảo của đất phố Hội với hàng nghìn chiếc đèn hoa đăng lung linh vô cùng đặc sắc. Theo ý nghĩa dân gian, hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội thả hoa đăng chính là hoạt động thắp đèn hoa và thả trôi theo dòng sông. Mỗi một chiếc đèn hoa đăng lung linh tượng trưng cho một lời nguyện ước của người thả đèn.
*Festival Huế: Diễn ra từ 26/4 -2/5/2019, Festival Nghề truyền thống Huế 2019 là sự kiện kinh tế và văn hóa lớn, nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủ công truyền thống, gắn các sản phẩm truyền thống; đồng thời tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Mỗi kỳ Festival nghề truyền thống Huế được tổ chức thành
công đã góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng TP. Huế xứng đáng là
thành phố Văn hóa Asean, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Lễ hội đương đại ngày càng được phổ biến và diễn ra quanh năm, ở khắp các vùng miền của Tổ quốc; phong phú, đa dạng cả về tên gọi, số lượng, quy mô, tầm vóc, phạm vi, nội dung và hình thức thể hiện, ngay một lúc khó có thể thống kê đầy đủ
và đánh giá một cách thực sự toàn diện, chính xác tác động và hiệu quả kinh tế - xã
hội của lễ hội đương đại nói chung và của từng lễ hội cụ thể nói riêng.
Sự ra đời của lễ hội đương đại là sự cần thiết của một đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập và phát triển, là sự sáng tạo nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng, thế mạnh của địa phương và đất nước với bạn bè quốc tế. Lễ hội
đương đại cũng góp phần làm giàu thêm kho tàng hơn 8.000 lễ hội các loại hàng
năm của cả nước. Một số lễ hội đương đại đã từng bước tạo dựng được thương hiệu, mang bản sắc riêng của mình và có khả năng phát triển bền vững.
LễhộiVăn hóa, thể thao và du lịch
Là lễ hội được tổ chức để quảng bá về văn hóa, thể thao, du lịch như festival, liên
hoan văn hóa, thể thao, du lịch; Tuần văn hóa thể thao và du lịch; Tháng văn hóa,
thể thao và du lịch…Mụcđích của các lễ hội này là nhằm quảng bá, phát triển du
lịch thành ngành nghề kinh tế mũi nhọn,tiếp thịsản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, mờigoịđầutư,mở rộng giao lưuvănhóa…
Lễ hội văn hóa-xã hội là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu
biểu, đặc sắc, tiềm năng du lịch đất nước, con người Việt Nam
Lễ hội văn hóa-xã hội là hình ảnh thu nhỏ đời sống lao động, sinh hoạt, tín ngưỡng
của một cộng đồng dân cư, từ lâu, đã trở thành sinh hoạt văn hóa không thể thiếu
trong đời sống người dân Việt Nam. Lễ hộivăn hóa - xã hội là chứng tỏ tính cố kết
của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta.
Gồm 2 phần:
Chuẩn bị: Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn
bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu
Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động
trong những ngày này. Ví dụ: Lễ chọi trâu ở Đồ Sơn; lễ hội đua ngựa Bắc Hà, Sa
Pa
*Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn: là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của người dân vạn
chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Hàng năm cứ vào ngày 9/8 âm lịch, tại Đồ
Sơn (Hải Phòng) lại diễn ra lễ hội chọi trâu thu hút sự chú ý của người dân địa
phương và du khách trên cả nước. Là một tập tục cổ tồn tại từ rất lâu đời và được
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013.
*Lễ hội đua ngựa Bắc Hà: Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.
Lễ hội đua ngựa truyền thống gần 100 năm tuổi, diễn ra vào tháng 6 hằng năm.Ở lễ hội, nài ngựa là những người nông dân và ngựa đua chính là những con ngựa thồ
hàng giúp người dân mưu sinh hằng ngày. Lễ đội đua ngựa Bắc Hà trước đây diễn
ra xung quanh cánh đồng, các quả đồi và đích là bãi đất ở trung tâm thị trấn. Khi gần về tới đích, các kị mã nhảy thật nhanh xuống đất, rút khẩu súng kíp trên vai và
nhằm vào bia bắn 5 phát súng rồi cướp quả cầu đỏ, nhảy lên ngựa quay về điểm
xuất phát. Ai vừa nhanh, vừa bắn súng trúng đích nhiều nhất là người chiến thắng.
Lễhội ngành nghề
Là lễ hội được tổ chức theo từng ngành nghề nhất định nhằm giới thiệu, tôn vinh
thương hiệu, sản phẩm đặc trưng của ngành nghề hoặc vùng miền nào đó trong đất
nước.
*Lễ hội trái cây Nam Bộ: là một trong những lễ hội thường niên chào hè nổi bật của thành phố Sài Gòn. Lễ hội là nơi giới thiệu những nét đặc sắc và đa dạng chủng loại trái cây của Nam Bộ, vựa trái cây lớn nhất nước ta. Lễ hội Trái cây Nam bộ được khai mạc vào 9 giờ sáng ngày 1/6 và kéo dài đến hết ngày 31/8 tại khu Du lịch Văn
hoá Suối Tiên.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái niệm lễ hội, mục đích, ý nghĩa, cấu trúc của lễ hội Việt Nam. Tại sao cần gìn giữđặc trưng của các lễ hội? Phân tích và cho ví dụ minh họa?
2. Trình bày những hiểu biết của mình về lễ hội các sự kiện lịch sử, lễ hội tín
ngưỡng, tôn giáo, lễ hội văn hóa xã hội, lễ hội đương đại Việt Nam.
3. Lễ hội là gì? Tại sao nói: Vui như trẩy hội ? Anh/ chị hãy phân tích mặt tích cực của lễ hội theo ý kiến riêng của mình.
4. Có ý kiến cho rằng “Du khách đến lễ hội chỉlà theo trào lưu”. Anh/ chịcó đồng ý
quan điểm trên hay không? Vì sao?
5. Có ý kiến cho rằng: “Hiện nay, các hình thức tuyên truyền ở lễ hội còn đơn điệu,
chưa hấp dẫn du khách, chưa giúp họ hiểu về các giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội”. Ý kiến riêng của anh / chị về vấn đề trên? Anh/ chị sẽ làm gì để bảo vệ các giá trị lễ hội ?
Chương 4. PHONG TỤC LẠ & LỄ HỘI ĐẶC SẮC LÀO CAI Giới thiệu
Chương này nhằm ung cấp các kiến thức cơ bản về phong tục lạ lạ và lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Lào Cai. Đặc biệt là các lễ hội, nghi lễ dân gian đã được BộVăn hoá thể thao và du lịch xếp hạng là di sản văn hoá phi vật thể
cấp quốc gia hàng năm.
Mục tiêu
Trình bày được phong tục lạ và lễ hội đặc sắc ở Lào Cai. Phân tích được ý nghĩa và
giá trị các phong tục lạvà đặc sắc Lào Cai.
Giới thiệu và mô tả bằng nhiều hình thức lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số Lào
Cai: H’Mông, Dao, Tày, Thái, Hà Nhì ... đã được Bộ Văn hoá thể thao và du lịch
xếp hạng là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia hàng năm.
Bày tỏ được các ý kiến về việc giữ gìn, phát huy những điểm tích cực trong bối cảnh tràn lan lễ hội Việt Nam hiện nay.
Nghiêm túc, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực nghe giảng trên lớp. Có ý thức rèn luyện các kỹnăng đóng vai, thuyết trình, thảo luận nhóm. Tự tin, phối hợp khi làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
Nội dung chính
1.GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHONG TỤC LẠ TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ LÀO CAI