Tín ngưỡng sùng bái con người

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 27 - 29)

1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG

2.3. Tín ngưỡng sùng bái con người

2.3.1. Ý nghĩa, nguồn gốc

Tỏ lòng biết ơn, ghi nhớ, nhắc nhở công lao của người có công với đất nước, làng xã, nghề nghiệp.

2.3.2.Biểu tượng thờ cúng a. Hồn và vía

Người Việt cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía.

Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể

hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống).

Bảy vía ởđàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗmũi và miệng.

Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứnhư ở nam giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là núm vú có vai trò quan trọng trong nuôi con. Tuy nhiên, có cách giải thích khác nhưng người Việt thường có câu nói

nam có "ba hồn bảy vía" còn nữ có "ba hồn chín vía", cũng là từ các quan niệm trên mà ra.

Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, trường hợp hôn mê ở các mức độ khác

nhau được giải thích là vía và hồn rời bỏ thể xác ở các mức độ khác nhau.

Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thểxác thì người đó chết. Khi người chết, hồn

nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là mặt đất rồi tiêu tan. Thế

nên mới có những câu ngạn ngữnhư: "hồn xiêu phách lạc" (phách tức là vía; ở đây

muốn nói trạng thái run sợ, mất chủđộng), "sợ đến mức hồn vía lên mây"...

Khi chết là hồn đi từ cõi dương gianđến cõi âm ty, cõi đó cũng được tưởng tượng có nhiều sông nước như ở cõi dương gian nên cần phải đi bằng thuyền nên nhiều

nơi chôn người chết trong những chiếc thuyền.

b. Tổ tiên

Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất,

nó gần như trở thành một tôn giáo. Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang

trọng nhất. Ngày xưa, khi cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với

những đồ tế lễ khác như vàng mã, hoa quả... Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng

mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn - khói bay lên trời, nước hòa với lửa

thấm xuống đất - theo họnhư thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là

sự hòa quyện Nước - Lửa (âm dương) và Trời - Đất - Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.

c. Tổ nghề

Tổ nghề là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một

nghềnào đó. Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là làm người sáng lập

vì đã có công tạo ra nghề, gọi là Tổ nghề (hoặc thánh sư).

Vậy, tổ nghề là những con người bình thường, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau.

d. Thành hoàng làng

Người Việt thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng. Giống như Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng. Không có làng nào ở Việt Nam mà không có Thành hoàng. Những người được thờthường là những người có tên tuổi và địa vị, có công lao đối với làng đó.

Tuy nhiên, một số làng còn thờ những người lý lịch không rõ ràng gì như trẻcon, ăn xin, ăn mày, trộm cắp... nhưng họ chết vào "giờ thiêng" (Giờ xấu theo quan niệm

xưa). e. Vua tổ

Ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ, đó là Vua Hùng. Nơi thờ phụng ở

Phong Châu, Phú Thọ. Ngày giỗ tổ là ngày 10 tháng 3 âm lịch g. Tứ bất tử

Người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.

Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội; Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; ChửĐồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất;

Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người dân Việt Nam. h. Danh nhân và Anh hùng

Việt Nam có rất nhiều danh nhân, các vị danh nhân được thờ cúng và anh hùng có công với đất nước. VD: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Bỉnh

Khiêm…

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)