Lễ hội tín ngưỡng dân gian

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 39 - 41)

1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI Khái niệm lễ hội

2.3.Lễ hội tín ngưỡng dân gian

Là hình thức lễ hội được tổ chức có nghi thức, lễ tiết chặt chẽ theo quy định của

các tôn giáo, nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo của cộng đồng xã hội, nhu cầu tâm linh, nhu cầu thưởng ngoạn,thăm quan du lịch và văn hóa của con người, đáp ứng

nhu cầutự do tín ngưỡngcủa nhân dân.

Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo nên lễ hội tôn giáo cũng rất đa dạng, một số

lễ hội tôn giáo ở Việt Nam: Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Chùa Dâu, Lễ hội Phủ Dầy, Lễ hội Phật Đản, Lễ Vu Lan…

*Lễ hội Chùa Hương: Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi

cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt

Nam

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm

ởMỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnhHương Sơn, được xem hành trình về một

miền đất Phật - nơiQuan Thế Âm Bồ Tátứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về

số lượng các phật tử tham gia hành hương. Thời gian: Trong 3 tháng, bắt đầu từ

mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.

*Lễ hội Chùa Dâu: Được đánh giá là ngôi chùa xưa nhất Việt Nam, Chùa Dâu hay còn gọi là chùa Diên Ứng, chùa Pháp Vân nằm tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vào ngày mùng 8 tháng 4 hàng năm, người dân Bắc Ninh nói riêng và du khách thập phương nói chung đều nô nức về chùa Dâu để trẩy hội. Hội Dâu là hội của dân cư nông nghiêp, ý nghĩa quan trọng nhất của Hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.

“Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”.

*Lễ hội Phủ Dầy: Phủ Dầy (có khi ghi là Phủ Giầy, Phủ Giày) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt trải rộng trên địa bàn xã Kim Thái

huyệnVụ Bản, tỉnhNam Định, gần quốc lộ 10, quốc lộ 37B vàquốc lộ

38B từthành phố Nam Địnhđithành phố Ninh Bình. Hội Phủ Dầyđược tổ chức

hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết

ơnThánh Mẫu Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ

tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng.

Có 3 nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội Phủ Dầy bao gồm: lễ Rước Mẫu Thỉnh

Kinh, lễ Rước Đuốc, lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội.

Ngoài ra trong lễ hội còn có các trò chơi truyền thống như: Thihát văn, hát

chèo, múa rối nước, đấuvật, đấucờ người, thổi cơm thi... Nghi lễ Hầu Đồng diễn ra trong suốt thời gian lễ hội.

*Lễ Vu lan: Vu lan, còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính

của Phật giáo và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của

người Hán và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong

tục Á Đông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ

cúng cô hồn(vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương

tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ởđịa

ngụccó cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào "tháng cô

hồn" (tháng 7 âm lịch), người Trung Quốc và người Việt Nam theophong tục dân

gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến

Xuất phát từ sự tích về Đại ĐứcMục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử củaPhật

Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là

ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của

kiếp này và của các kiếp trước.

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn

của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Việt Nam và nhiều quốc gia khác vào ngày Vu lan, hàng trăm, đôi khi hàng nghìn người, tập trung đến các chùa để tụng kinh, cầu nguyện cho người quá cố và cúng dường lên Đức Phật. Theo phong tục, vào ngày lễ Vu lan, người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh.

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 39 - 41)