Một số phong tục lạ tiêu biểu

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 45 - 50)

1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI Khái niệm lễ hội

1.2. Một số phong tục lạ tiêu biểu

1.2.1.Lễ nhảy lửa của người Dao

Lễ nhảy lửa (tiếng Dao gọi là Pút tồng), thường được tổ chức từ đầu năm âm lịch

đến ngày 15 tháng Giêng. Đây là nghi lễ truyền thống của một số dân tộc miền núi

phía Bắc, trong đó có người Dao đỏ ở xã Nậm Đét (Bắc Hà). Lễ hội này được tổ

chức theo quy mô hộgia đình khi có người con, cháu vừa làm xong lễ Cấp sắc. Đây

là lễ hội truyền thống lớn, quan trọng hàng đầu trong năm của người Dao đỏ, mang

nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, kỳ lạ.

Lễ nhảy lửa được tổ chức trên một khoảng sân rộng. Trong phần nghi lễ của người

Dao đỏ thì vật phẩm dâng cúng không thể thiếu các loại như: Cơm, gạo, rượu, gà

Tất cả các sản phẩm được trưng bày trên một bàn gỗ dài. Ngay giữa sân, một đống

củi to đã được thanh niên mang đến, xếp gọn gàng.

Khi đống củi đã trở thành một đống than hồng rừng rực cháy, thầy cúng bắt đầu làm

nghi lễ. Niên phụ lễ và bài cúng thần lửa được cất lên bằng những câu cầu may cho

một năm mới, một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, cầu mong “mưa thuận, gió hòa”,

muôn nhà khỏe mạnh. Cầu mong thần lửa mang hơi ấm của mình về sưởi ấm dân làng về vui cùng lễ hội.

Trong lúc chủ lễ cầu khấn, cũng là lúc người phụ lễ dùng một gióng vầu tre đã được

chuẩn bị từtrước, được chẻđôi, cầm chặt vào nhau như chưa hề chẻ ra, gieo xuống

bàn hay xuống đất. Khi hai mảnh tre hay vầu cùng ngửa, hoặc cùng sấp thì cũng có nghĩa là thần lửa đã đồng ý về vui cùng dân bản, còn nếu một sấp, một ngửa thì phải xin lại, đến khi được thì thôi.

Quanh đống lửa, hàng trăm đôi mắt các cô gái người Dao dõi theo những chàng trai

chưa có vợ, đang nhảy lửa, để rồi xong hội xuân, họtìm đến nhau, nhen nhóm tình

yêu, thương trộm, nhớ thầm để rồi nếu hợp duyên sẽ nên vợ, nên chồng.

Kết thúc buổi lễ nhảy lửa Ông chủ lễ cầm con gà trống cùng rượu và giấy bạc đứng

trước bàn thờ cầu khấn phù hộ cho những người tham gia nhảy lửa được khỏe mạnh, thông minh, học được nhiều phép, cúng giỏi, đủ đức, đủ tài để giúp đỡ mọi

người, chữa bệnh, cưu mang dân nghèo, làm phúc cho thiên hạ. Phù hộ cho gia

đình, dòng họ, đồng bào dân tộc Dao đỏ làm ăn phát đạt, phát tài, phát lộc, giàu

sang, phú quý. Ông chủ lễ tạ ơn các thầy tiền bối (sư phụ) bằng hương, giấy bạc,

rượu, hóa vàng đểđưa sư phụ vềnơi thiên đường.

Lễ hội nhảy lửa là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Dao Đỏ ở Nậm

Đét và là minh chứng cho sức mạnh, lòng dũng cảm của các chàng trai người Dao

Đỏ mà còn là hoạt động văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc rất hoang sơ, huyền bí cần được nghiên cứu và bảo tồn.

1.2.2.Ma khô của người H’Mông

Là lễ cúng cuối cùng ngụ ý để thả linh hồn người chết về với tổ tiên, cội nguồn,

mong sao được siêu thoát, để tìm được đường về với tổ tiên và phù hộ cho gia

đình...

Tuy nhiên, cúng Ma khô, nó không được tổ chức thường xuyên mà chỉ khi gia đình

có người ốm đau hay chủ nhà nằm mơ thấy linh hồn người chết vềđòi trâu. Sau khi

được chôn cất 12 ngày nếu không đủ điều kiện để làm thì nhờ thầy cúng làm lễ gia

hạn, sau 1 tháng, 1 năm hoặc 1 vài năm. Khi mơ thấy hoặc ốm đau mà không làm

thì sẽ bị ma quấy rối không cho làm ăn…

Ở đám ma khô, dưới chân cột trống họ lấy một chiếc chổi, một con dao, một cái

hồng đổ vào dưới mang ý nghĩa tượng trưng cho các công cụ san gạt đường đón

linh hồn người chết về nhà. Sau khi treo trống xong, người con dâu trong gia đình

sẽđi lấy hai bộ váy áo mới, dùng khăn vấn tròn vào váy tạo thành một hình nộm rồi

đem vắt lên một chiếc giá tre để làm bàn thờ với ý nghĩa tượng trưng cho linh hồn

người chết vềthăm lại nhà. Bên dưới dùng một ván gỗ đặt hai cây "sình tờ" (đồng

âm dương), một chiếc đèn và một quả trứng bổ đôi, một chiếc chén làm bàn thờ để

gọi người chết vềăn cơm.

Đối với người Mông, dù gia đình giàu, hay nghèo thì cũng không thể bỏ qua nghi lễ

này, bởi có ý nghĩa rất quan trọng đối với gia đình, không chỉ vềđạo đức, xã hội mà

còn mang đậm yếu tốtín ngưỡng tâm linh, thể hiện tình cảm tri ân giữa người sống

với người đã mất, cầu mong gia đình ấm no hạnh phúc và thể hiện lòng hiếu thảo

báo hiếu con cháu với tổ tiên.

1.2.3.Tục bắt vợvà đám cưới của người H’Mông

Trước đây người Mông rất phổ biến tục “bắt vợ”. Khi chàng trai Mông ưng một cô

gái nào đó thì tổ chức đón đường, “bắt” cô gái về làm vợ mình. Cô gái bị “bắt” về

được nhà trai “dùng gà trống đánh dấu nhập nhà” buộc phải lấy chàng trai cho dù có

đồng ý hay không.

Trong xã hội cũ, tục bắt vợ thường diễn ra là do những gia đình nhà trai có quyền thế ép buộc các cô gái về làm vợ. Khi các cuộc cưỡng hôn này tan vỡ thì thường

người con gái chỉ biết tìm đến cái chết. Bởi lẽsau khi đã “nhập ma” nhà trai, cô gái

có tự ý bỏ về thì bố mẹcô cũng không thừa nhận nữa.

Hiện nay, ở một số nơi vẫn còn tồn tại phong tục này nhưng đã khác hẳn về tính

chất, thường là có sự thoả thuận từhai phía cô gái và chàng trai, để đặt gia đình hai

bên vào một “sự đã rồi”. Hoặc giả, lễ cưới đã được hai bên gia đình chuẩn bị, còn

việc “bắt vợ” chỉlà làm tăng thêm phần thi vị cho đôi lứa mà thôi.

Suy cho cùng, tục “bắt vợ” của người Mông khi gạt bỏ những thủ tục lại khẳng định cho tình yêu mãnh liệt và niềm khát khao hạnh phúc, khao khát hôn nhân tựdo đã

bị chế ngự và kìm hãm từbao đời.

Ngày nay, hôn nhân của người Mông chủ yếu theo tập quán tự do kén chọn bạn đời.

Những người cùng dòng họ không lấy nhau. Vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau,

họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợvà đi hội hè... Trong các phong tục tập quán của người Mông thì việc cưới xin để lại những dấu ấn bản sắc mang tính truyền thống của người Mông nhiều hơn cả. Đám cưới của người

Mông thường được tổ chức vào mùa xuân hay cuối đông vì đồng bào kiêng những

tháng có sấm chớp. Hôn nhân của người Mông cũng tuân theo những lễ nghi như

Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, giúp nhà trai sang nhà gái làm các thủ tục dạm hỏi hẹn ngày đón dâu.

Đám cưới người Mông bao giờ cũng phải có phù rể. Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy

tổ tiên nhà gái trước khi rước dâu đi. Sau khi hoàn tất các thủ tục cô dâu được hai

người anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón dâu. Đám đón dâu đi

lẻ về chẵn, theo phong tục người nhà gái không đưa dâu đến nhà trai. Quãng đường

đón dâu về dù ngắn hay dài cũng nhất thiết phải nghỉ giữa chừng, ăn cơm nắm do

nhà gái chuẩn bị sẵn. Cô dâu về tới trước cửa nhà trai còn phải làm một nghi lễ nhập ma nhà chồng mới được vào cửa.

1.2.5. Tục Trùm chăn người Hà Nhì

Tục Trùm chăn người Hà nhì được tổ chức trong 3 ngày tháng 6 âm lịch, gồm có

hai phần là phần lễ cúng trang nghiêm với đầy đủ đồ cúng theo đúng phong tục truyền thống và phần hội dành cho sinh hoạt cộng đồng vui chơi và để các bạn trẻ

tìm bạn đời cho mình.

Chuẩn bị cho phần lễ: đồ cúng sẽ có 5 bánh dày, 1 bát thịt trâu luộc, 1 bát nước

gừng pha loãng và 4 bát con úp để trước bàn thờ. Để thực hiện lễ cúng, sẽ có một

thầy cúng đứng tuổi chủ trì. Lễ cúng này có thể tiến hành ở nhà của người dân trong

làng, hoặc ngôi nhà ở rừng cấm được dựng nên chuyên để tổ chức lễ hội.

Tùy vào địa điểm tổ chức, mà các bước tiến hành nghi lễ sẽ diễn ra theo các bước

truyền thống một cách phù hợp. Khi nghi lễ kết thúc, mọi người tham dự lễ hội sẽ

chuẩn bị cho phần hội và thụ lộc. Mọi người phải thục lộc đến hết đồ đã cúng. Sau

đó, phần hội sẽ diễn ra trong không khí tưng bừng vui vẻ, rồi tiếp đến sẽ là phần thú vị của hội mà rất nhiều người mong chờ, trùm chăn.

Tại lễ hội, chàng trai tham gia một cách hào hứng, chủ động, đặc biệt với các trò

chơi đòi hỏi phải thể hiện hết năng lực và bản lĩnh đàn ông. Mục đích của họ nhằm

thu hút sự chú ý của “phái đẹp”. Qua ánh mắt các cô gái, sự nhạy cảm của tuổi đang

yêu sẽ“mách” cho các chàng trai biết cô gái nào có cảm tình với mình và cảm tình

ở mức nào. Vào thời điểm thích hợp, chàng trai lặng lẽ tách khỏi cuộc chơi chung,

tìm cách tiếp cận người đẹp. Những lời hỏi han, mời mọc, bông đùa và dĩ nhiên cả

lời ướm thử, được các chàng trai thực hiện với mục đích thăm dò, xem phản ứng

của “đối tác” ra sao. Khi “cá đã cắn câu”, chàng trai tiến thêm một bước táo bạo

hơn, nắm lấy tay cô gái và... lôi đi. Dĩ nhiên cô gái sẽ chống cự, nhưng là sự chống

cựcho “phải phép”; tay có vẻ nhùng nhằng nhưng miệng thì cười quyến rũ và chân

lại bước theo người ta. Chàng trai lập tức lấy cái chăn mà mình đã giấu sẵn, trùm

lên đầu cô gái. Họ sẽ tách khỏi hội, tâm sự trò chuyện cùng nhau, nếu cảm thấy tâm

đầu ý hợp thì chàng trai sẽ mang cô gái về nhà mình giấu, sau vài ngày thì nhờ

người đến nhà cô gái mai mối, xin phép để họ được tìm hiểu chính thức, sau đó sẽ

thành, trai gái sẽ chia tay nhau và các dịp lễ hội sau này cũng sẽ không lặp lại việc

trùm chăn nữa. Trường hợp cả hai bên đều hài lòng về nhau, thì đợi lúc gần sáng

chàng trai sẽ vác cô gái về “giấu” ở nhà mình. Sau đó ít ngày, nhà trai cử người sang nhà gái mối mai, xin với nhà gái cho đôi trẻ được tự do tìm hiểu trên quan

điểm đi đến hôn nhân.

Hiện nay ở nhiều vùng người Hà Nhì, tục trùm chăn vẫn còn duy trì trong cuộc

sống đời thường, đặc biệt tại các lễ hội hoặc liên hoan văn hoá các dân tộc ít người.

Đó là một nét văn hoá truyền thống mang bản sắc Hà Nhì.

1.2.6. Tằng cẩu và tục gội đầu của người Thái

Trong đời sống đồng bào dân tộc Thái có một kho tàng văn hóa rất phong phú và đa

dạng. Trong đó, gội đầu của người phụ nữ Thái là một nét văn hóa độc đáo không

xen lẫn với bất cứ một dân tộc nào khác. Bởi hầu hết phụ nữ Thái khi lấy chồng đều phải búi tóc (tẳng cẩu).

Tẳng cẩu : vừa là minh chứng rằng người con gái Thái đã có chồng, cũng vừa có

một ý nghĩa nữa là chiếc tẳng cẩu này mang theo một phần hồn vía (phi khuôm) của

người chồng. Vì thế mà người phụ nữ Thái không được tự ý thả tóc xuống, nếu không sẽ làm mất sự may mắn, đem đến sự đen đủi, ốm đau, bệnh tật cho người chồng. Thậm chí, cả lúc gội đầu cũng phải xin phép và như trước đây chỉ khi nào

người chồng có mặt ở nhà thì người phụ nữ Thái mới được gội đầu...

Theo quan niệm, do tẳng cẩu mang theo một phần hồn vía của chồng, nên mỗi khi thả tóc, gội đầu, phải niệm xin phép hồn vía, ma nhà của nhà chồng để tránh cho chồng khỏi bị ốm đau, bệnh tật. Do vậy, nên khi chồng đi xa hoặc vắng nhà lâu ngày họkhông được phép gội đầu, để trách cái xấu đến với chồng mình.

Do điều kiện sống, sinh hoạt, những người phụ nữ Thái rất hạn chế gội đầu, một tuần họ chỉ gội 1 đến 2 lần, thậm chí 2 - 3 tuần mới gội một lần. Khi thả tóc xuống họthường có những câu niệm xua đuổi cái xấu và cầu những điều may mắn đến với

người thân và gia đình như: "Cái xấu, bệnh tật, cái không tốt đẹp, may mắn, theo

dòng nước chảy hết vào đất, vào hang hốc. Cái may mắn, tốt đẹp hãy đến với gia

đình...".

Ngoài ra, người Thái còn có tục gội đầu ngày 30 tết, thời điểm trước khi bước sang

năm mới, phải gội đầu đểrũ bỏ những gì không may mắn của năm cũ sẽ trôi theo

dòng nước, đón một năm mới nhiều điều tốt đẹp.

Lễ gội đầu: Lễ gội đầu được tiến hành từ trưa ngày cuối cùng trong năm, người

Thái đánh dấu ngày đó có lễ gội đầu.

Trước đó hàng tuần người Thái đã vo gạo nếp lấy nước. Nước gạo được đổ vào cất nồi cất giữ cả tuần hoặc lâu hơn, để càng chua càng tốt. Đó là nước gội dành cho đàn bà con gái. Nước tắm thường là nước thơm của cây mùi già. Còn đàn ông nước

gội là bồ kết. Người ta nướng bồ kết rồi bẻ ra ngâm vào nước đun sôi, mọi người

đều mặc áo váy đẹp. Phụ nữ trong mặc cóm khẩu, áo ngắn trong là khẩu nọi ngoài còn khoác Slửa luông (một loại áo dài của người Thái) vải đen, từ hai vai có hai dải màu buông xuống trước ngực trông rất điệu đà. Ngày nay slửa luông cũng có người may cải tiến thắt đáy ở eo lưng, không thẳng vạt như các áo cổ xưa. Đàn ông thì mặc giản dị hơn, áo mới vải đen, nút vải, đầu quấn khăn màu tối.

2.GIỚI THIỆU MỘT SỐ LỄ HỘI ĐẶC SẮC LÀO CAI 2.1. Lễ hội đặc sắc là gì?

Lễ hội đặc sắc là những lễ hội mang nhữnng nét đẹp của văn hóa, truyền thống của từng vùng miền, phong phú và đa dạng về hình thức, độc đáo về nội dung, chỉđịa

phương đó mới có và thu hút được sự chú ý của khách du lịch.

Một phần của tài liệu Giáo trình phong tục tập quán và lễ hội việt nam (ngành hướng dẫn du lịch) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)