- Cấp môn học
b. Mục tiêu cụ thể (Objectives)
2.1.3.1 Các bước xây dựng, phát triển Chuẩn đầu ra – Chương trình đào tạo * Bước 1:
* Bước 1:
Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Tổ đánh giá và phát triển CĐR - CTĐT của Nhà trường;
* Bước 2:
Nhà trường tổ chức các phiên họp, thảo luận thống nhất về mục tiêu, cấu trúc, nội dung, kế hoạch, cách triển khai, các nguồn lực cần thiết và giao nhiệm vụ cho các khoa quản lý CTĐT chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; Phòng ĐT - KT là đơn vị lập kế hoạch chung, chủ trì và theo dõi kế hoạch thực hiện;
26
Trưởng khoa lập kế hoạch xây dựng CĐR - CTĐT, tổ chức họp rà soát, đánh giá CĐR - CTĐT hiện hành và lập biên bản làm căn cứ để xây dựng bản dự thảo CĐR (Biên bản phải được thể hiện đầy đủ nội dung trong các cuộc họp); Phối hợp với Phòng Quan hệ doanh nghiệp và Phát triển kỹnăng tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của các bên liên quan; Dựa vào Mục tiêu cụ thể của CTĐT, góp ý của các bên liên quan, chắt lọc nội dung và hoàn thiện dự thảo CĐR lần 1; Theo dõi trong suốt quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ.
* Bước 4:
Trưởng khoa gửi bản thảo CĐR lần 1 để lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên quan (nhà tuyển dụng, nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, giảng viên, cựu sinh viên, sinh viên năm cuối) kèm theo mẫu phiếu khảo sát (phiếu hỏi) thống nhất do Nhà trường cung cấp, các khoa sẽ bổ sung thêm những thông tin vào phiếu cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành;
* Bước 5:
Tổđánh giá và phát triển CĐR –CTĐT tổ chức soạn thảo CĐR bổ sung, hoàn thiện dự thảo CĐR ngành/chuyên ngành đào tạo trên cơ sở thu thập và phân tích ý kiến phản hồi của các bên liên quan và báo cáo trước Hội đồng khoa. Đây là bản bản dự thảo CĐR lần 2, Trưởng khoa báo cáo trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường.
* Bước 6:
Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường dựa vào kế hoạch, tổ chức các phiên họp để đánh giá và thông qua từng CĐR - CTĐT của ngành/chuyên ngành đào tạo.
* Bước 7:
Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường xem xét, thông qua:
- Nếu chưa đạt, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường yêu cầu Trưởng khoa bổ sung và hoàn thiện theo góp ý của Hội đồng để thông qua;
27
- Nếu đạt yêu cầu sẽ được thông qua và trình Hiệu trưởng ra Quyết định ban hành.
* Bước 8:
Dựa vào CĐR đã được phê duyệt của Hiệu trưởng, lãnh đạo khoa tổ chức cuộc họp nhằm thảo luận các nội dung cần thiết để cấu trúc CTĐTđảm bảo đáp ứng đầy dủ các khối kiến thức theo quy định, phân bổ số tín chỉ cho mỗi khối kiến thức theo quy định của Nhà trường, trên cơ sởđối sánh với CTĐT hiện hành, các CTĐT theo hướng ứng dụng cùng ngành/chuyên ngành của các trường đại học trong nước và quốc tế.
* Bước 9:
Lập bảng ma trận các môn học và kỹ năng để xác định rõ từng môn học được cấu trúc trong CTĐT có đóng góp vào CĐR cụ thểở mức độnào theo thang đo trình độnăng lực.
* Bước 10:
Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường xem xét, thông qua CTĐT:
- Nếu chưa đạt, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường yêu cầu Trưởng khoa bổ sung và hoàn thiện theo góp ý của Hội đồng để thông qua;
- Nếu đạt yêu cầu sẽ được thông qua và trình Hiệu trưởng ra Quyết định ban hành.
* Bước 11:
Khoa chủ quản CTĐT tổ chức xây dựng bản Mô tả CTĐT theo mẫu của Nhà trường quy định.
* Bước 12:
- Dựa vào CĐR và CTĐT đã được Hiệu trưởng phê duyệt, Tổđánh giá và phát triển CĐR – CTĐT tổ chức tiến hành phân công cho giảng viên xây dựng đềcương cho các môn học;
28
- Tổ chức nghiệm thu đề cương môn học đảm bảo chuẩn về form mẫu và nội dung;
* Bước 13:
- Trình bày/báo cáo Đề cương các môn học trước Hội đồng khoa xem xét, thông qua.
- Trình Hiệu trưởng ký duyệt vào từng đề cương đã được giảng viên phụ trách và lãnh đạo khoa ký.
* Bước 14:
Khoa chủ quản CTĐT tổ chức xây dựng bản Mô tả chương trình dạy học (CTDH) theo mẫu của Nhà trường quy định.
* Bước 15:
CĐR - CTĐT đã được ký duyệt phải được công bố cho xã hội thông qua trang website Nhà trường, website của khoa và trong sổ tay sinh viên.