Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 29)

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Đã ban hành 06 văn bản quản lý tài nguyên nước, gồm: Quyết định quy định về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn thành phố; Kế hoạch điều tra tài nguyên nước dưới đất trên toàn địa bàn thành phố (thời gian tổ chức thực hiện trong năm 2016, đồng loạt tại tất cả các quận/huyện trên toàn địa bàn thành phố); Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020; Chỉ thị tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Công tác cấp giấy phép tài nguyên nước: Đã cấp 71 giấy phép về tài nguyên nước (gồm: 51 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; 04 giấy phép khai thác nước mặt và 16 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước).

- Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật: Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước, tập trung chủ yếu ở các hành vi: Một số công trình đang khai thác tài nguyên nước nhưng chưa có giấy phép; các cơ sở chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hoặc chưa đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của thành phố; thực hiện không đầy đủ việc quan trắc, giám sát nguồn nước (mực nước, lưu lượng, chất lượng nước trong quá trình khai thác, sử dụng theo quy định của nội dung giấy phép). Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước các cấp và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước, bước đầu nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước. Tổ chức tọa đàm, phóng sự, thi tìm hiểu hợp tác, chia sẻ, chung tay bảo vệ nguồn nước trên phương tiện thông tin đại chúng của thành phố và Website của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Công tác điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước: Đã lập quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; phê duyệt Đề án “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước mặt hệ thống sông trên địa bàn thành phố phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước đến năm 2020”; phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng nước dưới đất phục vụ cho công tác quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2020”; phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, cạn kiệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; phê duyệt đề án “Quy hoạch tài nguyên nước mặt trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết đó là: Cần chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với chế độ dòng chảy và vận hành của các hồ; rà soát, điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất - sử dụng nước, phát triển các ngành, nghề sử dụng ít nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nước. Đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ để đầu tư công trình xử lý, sản xuất nước ngọt từ nước biển. Tăng cường hợp tác, chia sẻ lợi ích, trao đổi kinh nghiệm sử dụng nguồn nước. Cần

sớm có quy định về phân vùng mục đích sử dụng nước và đầu tư cho việc bảo vệ tài nguyên nước. Tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước để phục vụ công tác quản lý ở địa phương; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước.

1.3.2. Kinh nghiệm tỉnh Lào Cai

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Ban hành Quy định một số nội dung quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết của Tỉnh ủy Lào Cai về đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020; phê duyệt kế hoạch hành động về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Công tác cấp giấy phép tài nguyên nước: Tổng số giấy phép về tài nguyên nước đã cấp là 197 giấy phép các loại. Trong đó: có 33 giấy phép nước mặt do Bộ cấp; 164 giấy phép do tỉnh cấp (126 giấy phép nước mặt, 38 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước).

- Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật: Từ 2013 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thanh tra, kiểm tra nhiều cuộc về lĩnh vực tài nguyên Nước; đối tượng thanh tra, kiểm tra chủ yếu là các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hằng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch hưởng ứng ngày Nước thế giới (22/3), ngày Khí tượng thế giới (23/3) nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng sử dụng tiết kiệm, tái sử dụng nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử với tài nguyên nước. Hàng năm có tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về tài nguyên nước cho cán bộ cấp cơ sở xã, phường và cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường của 09 huyện, thành phố.

- Xây dựng 03 trạm quan trắc nước mặt tại các suối Ngòi Đum, Ngòi Phát, Ngòi Đường là những nguồn nước có vị trí quan trọng của tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại: Công tác ban hành các văn bản Quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để triển khai Luật tài nguyên nước còn thiếu, chậm nên gặp khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước; nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án phục vụ công tác quản lý nhà

nước còn thiếu và chậm. Việc triển khai dự án xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới còn gặp phải vướng mắc chưa triền khai xây dựng được trạm quan trắc tài nguyên nước Trịnh Tường (vị trí nằm trên sông Hồng là ranh giới giữa Việt Nam - Trung Quốc) do phía bạn chưa ký biên bản ghi nhớ để làm căn cứ báo cáo Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc phê chuẩn theo quy định.

1.3.3. Bài học cho tỉnh Sơn La

Một là, Khẩn trương rà soát, ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về tài

nguyên nước thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh phù hợp với hệ thống văn bản theo Luật tài nguyên nước năm 2012 và tổ chức triển khai thực hiện văn bản tại địa phương.

Hai là, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi, tuân thủ pháp luật về

tài nguyên nước đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến pháp luật về tài nguyên nước đến người dân và tổ chức các lớp tập huấn về pháp luật tài nguyên nước cho cán bộ quản lý chuyên trách về tài nguyên nước ở cấp huyện, cấp xã.

Ba là, Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước để

phục vụ công tác quản lý ở địa phương (cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: điều tra, thống kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ lụt, hạn hán; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguyên nước...).

Bốn là, Rà soát để đề xuất bổ sung các khu vực thường xuyên bị hạn hán vào

chương trình mục tiêu quốc gia về điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt ở vùng khan hiếm nước. Xây dựng các công trình khai thác nước ngầm để sẵn sàng cấp nước khi hạn hán, thiếu nước sinh hoạt.

Năm là, Tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên

nước giữa Trung ương và địa phương, tập trung vào việc phối hợp giám sát các hoạt động khác, sử dụng nước; chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ việc phòng, chống khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Sáu là, Xây dựng mạng quan trắc giám sát nguồn nước. Phát triển hệ thống giám sát tự động tài nguyên nước bằng kỹ thuật và công nghệ số; thiết bị, công nghệ phục vụ việc điều tra, khảo sát, quan trắc tài nguyên nước được chuyển từng bước sang thế hệ công nghệ số, bảo đảm tự động hóa hầu hết việc thu thông tin, dữ liệu; đầu tư có trọng

tâm, trọng điểm, theo thứ tự ưu tiên, trên cơ sở các quy hoạch lưu vực sông đã được phê duyệt; tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA cho tài nguyên nước; chống thất thu thuế tài nguyên nước, phí xả nước thải vào nguồn nước.

Bảy là, Tăng chi ngân sách nhà nước cho công tác quản lý tài nguyên nước; điều

tra cơ bản, quy hoạch lưu vực sông. Từng bước xoá bỏ bao cấp trong các dịch vụ cung cấp nước; giá của dịch vụ cung cấp nước được tính đúng, tính đủ trong giá nước và tổ chức thực hiện tốt việc thu tiền nước; trợ cấp cho các đối tượng được ưu tiên sử dụng nước, các đối tượng được hưởng chính sách xã hội trong việc cung cấp nước bằng các loại quỹ riêng, tách hẳn ra khỏi việc hạch toán kinh doanh dịch vụ về nước.

Tám là, Từng bước thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích và trách nhiệm tài chính giữa các

tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước, quan trọng trên cơ sở hiệu ích tổng hợp về mặt kinh tế- xã hội và môi trường của các công trình khai thác, sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA 2.1. Tổng quan về tài nguyên nước ở Sơn La

2.1.1. Đặc điểm tài nguyên nước mưa

Lượng mưa phân bố trên địa bàn tỉnh Sơn La thuộc loại trung bình nhưng không đồng đều theo không gian, biến đổi từ 1.100 mm đến 1.700 mm theo các tiểu vùng quy hoạch. Toàn tỉnh có lượng mưa trung bình nhiều năm (X0) vào khoảng 1.400 mm/năm và tổng lượng nước mưa trên toàn tỉnh là 19,78 tỷ m3 mỗi năm. Với tổng lượng nước mưa trên thì bình quân là 1,4 triệu m3/km2.năm. Lượng nước mưa đến lưu vực biến đổi rất mạnh theo không gian, lượng mưa lớn nhất tập trung tại khu vực tâm mưa Tam Đường và Sìn Hồ (khu vực tiếp giáp với tỉnh Lai Châu thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên) do ảnh hưởng của địa hình.

Lượng mưa năm trung bình nhiều năm cập nhật số liệu đến nay sản sinh trên các tiểu vùng quy hoạch tính theo bản đồ đẳng trị X0 như bảng dưới, trong đó lớn nhất là trên tiểu vùng Suối Sập Vạt và phụ cận là 6,770 tỷ m3, sau đó là tiểu vùng suối Sập và phụ cận là 2,81 tỷ m3. Nếu tính lượng nước mưa theo bình quân đầu người thì Sơn La có lượng mưa bình quân đầu người khoảng 19,343 nghìn m3/người.năm, lớn nhất là trên tiểu vùng suối Sập và phụ cận có lượng nước mưa tới gần 40 nghìn m3/người.năm và nhỏ nhất là trên tiểu vùng suối Nậm La có 5.470 m3/người. năm. Các tâm mưa rất dễ hình thành lũ quét, đặc biệt tại các lưu vực suối Nậm Pàn, Nậm La và một vài lưu vực suối nhỏ khác. Sự phân bố lượng mưa theo không gian trên địa bàn tỉnh Sơn La được biểu thị qua bản đồ đẳng trị lượng mưa năm trung bình nhiều năm X0 của toàn tỉnh. Trong đó lượng mưa ít ở các vùng Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sơn La, Sông Mã. Lượng mưa nhiều ở các vùng Mường La, Bắc Yên, Quỳnh Nhai.

Lượng mưa trong tỉnh phân bố theo hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng IX với lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa năm, mùa khô kéo dài từ tháng tháng X tới tháng IV năm sau. Lượng mưa lớn nhất thường rơi vào khoảng từ tháng V- IX, trùng với các tháng mùa mưa. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII, VIII, đạt từ 316-363mm/tháng. Lượng mưa lớn nhất mùa mưa là 6903mm (tháng VII). Lượng mưa nhỏ nhất thường vào các tháng XII, I, II, đạt từ 19 - 28mm/tháng. Những trận mưa lớn

thường kéo dài 2 - 3 ngày, thậm chí 8 - 9 ngày. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt (đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất), gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Mùa khô xảy ra tình trạng hạn hán gây thiếu nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

2.1.2. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt

Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là sông Đà và sông Mã. Tổng lượng dòng chảy trong 5 tháng mùa lũ chiếm khoảng 80% tổng lượng dòng chảy năm, dòng chảy lớn nhất thường tập chung vào tháng 8 hàng năm, các tháng kiệt nhất thường xảy ra vào tháng 3. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu và mặt đệm, đặc biệt là mưa và địa hình, dòng chảy năm của sông suối cũng phân bố không đều; đường đẳng trị mô đuyn dòng chảy năm trung bình thời kỳ 1963-2012 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chế độ dòng chảy mặt không chỉ phụ thuộc nhiều vào lượng mưa trên lưu vực mà còn phụ thuộc vào yếu tố mặt đệm.Dòng chảy mặt hình thành tại Sơn La không nhiều, trung bình trên địa bàn tỉnh Mo< 15 l/s.km2. Khu vực suối Nậm Công (bờ hữu sông Mã) có điều kiện tự nhiên tương tự như khu vực suối Nậm Ty nhưng không có núi đá vôi, modun dòng chảy bình quân nhiều năm tại Nậm Ty 19,8 l/s.km2, modun dòng chảy mặt trung bình nhiều năm tại Nậm Công lớn 19,8 l/s.km2.

Tổng lượng nước mặt đến tỉnh Sơn La vào khoảng 11,358 tỷ m3, phân bố không đều giữa các vùng, lớn nhất là tiểu vùng Suối Sập Vạt và phụ cận trên 2 tỷ m3 chiếm 17,91% lượng nước mặt toàn tỉnh, vùng có tổng lượng dòng chảy nhỏ nhất là vùng Nậm Lệ và phụ cận với khoảng 194 triệu m3, chiếm 1,71% lượng nước mặt toàn tỉnh.

2.1.3. Đặc điểm nguồn nước dưới đất

Nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu là tầng chứa nước khe nứt - khe nứt Karst phân bố trên diện tích khoảng 140.000km2 (chiếm 99,88%) và tầng chứa nước lỗ hổng phân bố trên diện tích khoảng 172km2 (chiếm 0,12%). Toàn tỉnh Sơn La có tổng trữ lượng động tự nhiên của các tầng chứa nước (3.980.445m3/ngày). Trong tỉnh có 23 tầng chứa nước (2 tầng chứa nước lỗ hổng và 21

tầng chứa nước khe nứt, kart). Các tầng chứa nước lỗ hổng q, qp có diện phân bố hẹp dọc

theo các thung lũng sông, thuộc loại nghèo nước và không có khả năng khai thác phục vụ cấp nước quy mô lớn. Các tầng chứa nước khe nứt, karst có mức độ chứa nước không đồng nhất, mức độ chứa nước từ nghèo đến trung bình. Một số tầng chứa nước khe nứt,

karst có diện tích phân bố rộng, mức độ chứa nước trung bình là tầng d1-2(D1-2bp), k2(K2yc1), t1(T1vn), t1-2(T1cn) t2-3(T2lnt), t22 (T2ađg), t3(T2n-rsb), c-p(C-Pbs) là có ý nghĩa trong việc khai thác nước. Các tầng chứa nước này phân bố dạng dải và nằm rải rác ở khu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 29)