Lượng mưa phân bố trên địa bàn tỉnh Sơn La thuộc loại trung bình nhưng không đồng đều theo không gian, biến đổi từ 1.100 mm đến 1.700 mm theo các tiểu vùng quy hoạch. Toàn tỉnh có lượng mưa trung bình nhiều năm (X0) vào khoảng 1.400 mm/năm và tổng lượng nước mưa trên toàn tỉnh là 19,78 tỷ m3 mỗi năm. Với tổng lượng nước mưa trên thì bình quân là 1,4 triệu m3/km2.năm. Lượng nước mưa đến lưu vực biến đổi rất mạnh theo không gian, lượng mưa lớn nhất tập trung tại khu vực tâm mưa Tam Đường và Sìn Hồ (khu vực tiếp giáp với tỉnh Lai Châu thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên) do ảnh hưởng của địa hình.
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm cập nhật số liệu đến nay sản sinh trên các tiểu vùng quy hoạch tính theo bản đồ đẳng trị X0 như bảng dưới, trong đó lớn nhất là trên tiểu vùng Suối Sập Vạt và phụ cận là 6,770 tỷ m3, sau đó là tiểu vùng suối Sập và phụ cận là 2,81 tỷ m3. Nếu tính lượng nước mưa theo bình quân đầu người thì Sơn La có lượng mưa bình quân đầu người khoảng 19,343 nghìn m3/người.năm, lớn nhất là trên tiểu vùng suối Sập và phụ cận có lượng nước mưa tới gần 40 nghìn m3/người.năm và nhỏ nhất là trên tiểu vùng suối Nậm La có 5.470 m3/người. năm. Các tâm mưa rất dễ hình thành lũ quét, đặc biệt tại các lưu vực suối Nậm Pàn, Nậm La và một vài lưu vực suối nhỏ khác. Sự phân bố lượng mưa theo không gian trên địa bàn tỉnh Sơn La được biểu thị qua bản đồ đẳng trị lượng mưa năm trung bình nhiều năm X0 của toàn tỉnh. Trong đó lượng mưa ít ở các vùng Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sơn La, Sông Mã. Lượng mưa nhiều ở các vùng Mường La, Bắc Yên, Quỳnh Nhai.
Lượng mưa trong tỉnh phân bố theo hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng IX với lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa năm, mùa khô kéo dài từ tháng tháng X tới tháng IV năm sau. Lượng mưa lớn nhất thường rơi vào khoảng từ tháng V- IX, trùng với các tháng mùa mưa. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII, VIII, đạt từ 316-363mm/tháng. Lượng mưa lớn nhất mùa mưa là 6903mm (tháng VII). Lượng mưa nhỏ nhất thường vào các tháng XII, I, II, đạt từ 19 - 28mm/tháng. Những trận mưa lớn
thường kéo dài 2 - 3 ngày, thậm chí 8 - 9 ngày. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt (đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất), gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Mùa khô xảy ra tình trạng hạn hán gây thiếu nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
2.1.2. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là sông Đà và sông Mã. Tổng lượng dòng chảy trong 5 tháng mùa lũ chiếm khoảng 80% tổng lượng dòng chảy năm, dòng chảy lớn nhất thường tập chung vào tháng 8 hàng năm, các tháng kiệt nhất thường xảy ra vào tháng 3. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu và mặt đệm, đặc biệt là mưa và địa hình, dòng chảy năm của sông suối cũng phân bố không đều; đường đẳng trị mô đuyn dòng chảy năm trung bình thời kỳ 1963-2012 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chế độ dòng chảy mặt không chỉ phụ thuộc nhiều vào lượng mưa trên lưu vực mà còn phụ thuộc vào yếu tố mặt đệm.Dòng chảy mặt hình thành tại Sơn La không nhiều, trung bình trên địa bàn tỉnh Mo< 15 l/s.km2. Khu vực suối Nậm Công (bờ hữu sông Mã) có điều kiện tự nhiên tương tự như khu vực suối Nậm Ty nhưng không có núi đá vôi, modun dòng chảy bình quân nhiều năm tại Nậm Ty 19,8 l/s.km2, modun dòng chảy mặt trung bình nhiều năm tại Nậm Công lớn 19,8 l/s.km2.
Tổng lượng nước mặt đến tỉnh Sơn La vào khoảng 11,358 tỷ m3, phân bố không đều giữa các vùng, lớn nhất là tiểu vùng Suối Sập Vạt và phụ cận trên 2 tỷ m3 chiếm 17,91% lượng nước mặt toàn tỉnh, vùng có tổng lượng dòng chảy nhỏ nhất là vùng Nậm Lệ và phụ cận với khoảng 194 triệu m3, chiếm 1,71% lượng nước mặt toàn tỉnh.
2.1.3. Đặc điểm nguồn nước dưới đất
Nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu là tầng chứa nước khe nứt - khe nứt Karst phân bố trên diện tích khoảng 140.000km2 (chiếm 99,88%) và tầng chứa nước lỗ hổng phân bố trên diện tích khoảng 172km2 (chiếm 0,12%). Toàn tỉnh Sơn La có tổng trữ lượng động tự nhiên của các tầng chứa nước (3.980.445m3/ngày). Trong tỉnh có 23 tầng chứa nước (2 tầng chứa nước lỗ hổng và 21
tầng chứa nước khe nứt, kart). Các tầng chứa nước lỗ hổng q, qp có diện phân bố hẹp dọc
theo các thung lũng sông, thuộc loại nghèo nước và không có khả năng khai thác phục vụ cấp nước quy mô lớn. Các tầng chứa nước khe nứt, karst có mức độ chứa nước không đồng nhất, mức độ chứa nước từ nghèo đến trung bình. Một số tầng chứa nước khe nứt,
karst có diện tích phân bố rộng, mức độ chứa nước trung bình là tầng d1-2(D1-2bp), k2(K2yc1), t1(T1vn), t1-2(T1cn) t2-3(T2lnt), t22 (T2ađg), t3(T2n-rsb), c-p(C-Pbs) là có ý nghĩa trong việc khai thác nước. Các tầng chứa nước này phân bố dạng dải và nằm rải rác ở khu vực phía Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam và trung tâm của tỉnh.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La được thể hiện trong Hình 2.1
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
UBND tỉnh Sơn La Sở Công thương Sở Xây dựng Sở Giao thông vận tải Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Nông nghiệp và PTNT UBND các huyện, thành phố Phòng KT hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế, Phòng QLĐT Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng Nông nghiệp UBND các xã, phường, thị trấn
(Nguồn: Báo cáo đề án NQ18- UBND tỉnh năm 2018)
Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La gồm có 3 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) tương ứng theo cấp quản lý: UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn.
- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, trong đó quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Khoản 1, Điều 71 Luật Tài nguyên nước năm 2012.
- UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Khoản 2, Điều 71 Luật Tài nguyên nước năm 2012.
- Sở Công thương: Quản lý tài nguyên nước phục vụ công trình thủy điện, thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp; quản lý an toàn hồ chứa thủy điện.
- Sở Xây dựng: Cấp nước, thoát nước đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Sở Giao thông vận tải: Quản lý hệ thống đường thủy nội địa.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản lý tài nguyên nước phục vụ sản xuất nôn nghiệp, thủy sản; quản lý công trình thủy lợi, phòng chống lũ lụt, hạn hán; cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn.
- Các phòng: Kinh tế hạ tầng (phòng kinh tế, Quản lý đô thị đối với thành phố Sơn La), phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nôn nghiệp tham mưu cho UBND các huyện, thành phố quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền của cấp huyện theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012.
Giữa các cấp chính quyền, các sở, ngành, phòng, đơn vị có phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể rõ ràng theo chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã trong một chỉnh thể thống nhất và cũng đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ từ dưới lên trên theo chiều dọc, chiều ngang, song trùng trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước một cách đồng bộ, hiệu quả, sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm.
- Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (11 huyện, 01 thành phố Sơn La); 204 đơn vị hành chính cấp xã (7 phường, 9 thị trấn và 188 xã).
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La
2.3.1. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo và giao đầu mối quản lý tài nguyên nước cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Qua đó ngành đã tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể trong giai đoạn 2015 - 2020: Tỉnh ủy đã ban hành 65 văn bản (chương trình hành động, kế hoạch, thông báo kết luận, công văn chỉ đạo); Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 75 văn bản (nghị quyết, quyết định giám sát, báo cáo giám sát, thông báo, công văn); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 366 văn bản (chỉ thị, quyết định, kế hoạch, thông báo, công văn, báo cáo, tờ trình…); các sở, ngành của tỉnh ban hành hơn 500 văn bản về kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền... Các văn bản ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã giải quyết được các vấn đề trọng tâm đó là: Điều tra cơ bản tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; điều hòa phân phối tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, thuế tài nguyên nước, các khoản phí, lệ phí, bồi thường thiệt hại, tiền xử lý vi phạm hành chính; tăng cường trách nhiệm quản lý tài nguyên nước của các cấp, các ngành, các đơn vị; thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp tài nguyên nước.
Đánh giá chung: Các văn bản ban hành được xây dựng theo đúng quy định về trình tự, quy trình; quá trình xây dựng dự thảo được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân có liên quan; công khai về các thủ tục hành chính, về cơ bản đã kịp thời triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành, trên cơ sở tình hình thực tế và đã tập trung đi vào giải quyết các vấn đề cốt yếu về sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường; tăng cường công tác lập cơ sở dữ liệu và dự báo, đánh giá; củng cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đã góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát huy được tiềm năng,
lợi thế của tỉnh, huy động, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên nhiều lĩnh vực tại địa bàn tỉnh.
Hộp 2.1: Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước giai đoạn 2012 đến nay Ông: Nguyễn Thanh Hưng, chức vụ: Chuyên viên phòng Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La nhận xét:
Việc ban hành các văn bản theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tài nguyên nước đã được thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên vẫn còn một số tổ chức, cá nhân chưa nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản quy định, đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước, không có giấy phép, không có biện pháp chống thấm, chống tràn hồ chứa nước thải... Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc quản lý tài nguyên nước trên địa bàn còn chưa đồng bộ, kịp thời dẫn đến vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước, khai thác tài nguyên nước trái phép
Nguồn: Kết quả phỏng vấn của tác giả 2.3.2. Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
Đã triển khai lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 của UBND tỉnh với các nội dung chính như sau: Dự báo nhu cầu nước trong thời kỳ quy hoạch; đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nước; các vấn đề liên quan đến nguồn nước và thứ tự ưu tiên giải quyết; xây dựng phương án phân bổ tài nguyên nước; giải pháp thực hiện quy hoạch. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước (nội dung bảo vệ tài nguyên nước) tỉnh Sơn La từ năm 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 3603/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 với các nội dung chính như sau: Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh; xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước; xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc suy thoái cạn kiệt để bảo đảm chức năng nguồn nước; xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;
Triển khai lập quy hoạch tài nguyên nước (nội dung phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra) tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo qui định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Tài nguyên nước năm 2012. Dự án đã được hoàn
dung phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đang tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện nội dung phương án quản lý tài nguyên nước nói chung và nôi dung phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra để tích hợp vào quy hoạch tỉnh, dự kiến hoàn thành trong năm 2021.
Đánh giá chung: Quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt là cơ sở để phân bổ nguồn nước phục vụ cho việc khai thác tài nguyên nước phát triển các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; là căn cứ cho việc thẩm định, trình duyệt và triển khai quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư có liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; đáp ứng mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu trên một số sông suối tại quy hoạch là căn cứ cho việc tính toán, bổ sung các dự án thủy điện vào quy hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh. Là cơ sở để quy định giới hạn chiều sâu mực nước được phép khai thác đối với các công trình khai thác nước dưới đất trong quá trình cấp giấy phép tài nguyên nước; căn cứ để xác định mục tiêu chất lượng nước trên các sông suối đối với các công trình xả nước