Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 69)

luật về tài nguyên nước

Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Trọng tâm là thanh tra, kiểm tra việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phưong án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; việc thực hiện quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; việc cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và việc thực hiện giấy phép về tài nguyên nước. Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin và trả lời những vấn đề cần thiết; thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường. Kịp thời, thường xuyên phát hiện vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính để ban hành quyết định đình chỉ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép; tạm đình chỉ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nưóc, xả nước thải và các hoạt động khác có

nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng đến nguồn nước và gây mất an toàn công trình thuỷ lợi; đồng thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

Sau các cuộc thanh tra, kiểm tra hàng năm, cần phải kịp thời ban hành văn bản đôn đốc nhắc nhở và ấn định thời gian yêu cầu các đơn vị phải khắc phục các sai phạm, vi phạm; lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính, đồng thời chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm đối với các đơn vị không thực hiện các quy định về tài nguyên nước để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, khai thác, sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

3.3.10. Tổ chức bộ máy, liên kết, phối hợp, chia sẻ thông tin

Nguyên tắc phối hợp chia sẻ thông tin: Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; đảm bảo xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong từng nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, địa phương tham gia phối hợp; đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh;

Nội dung phối hợp, chia sẻ thông tin: Lấy ý kiến góp ý khi xây dựng các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; trong công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; trong công tác chia sẻ thông tin về quan trắc chất lượng nước (các báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ) trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu; trong khai thác, sử dụng nước mặt, thăm dò, khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất; kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu; về khu vực cấm, khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất để đảm bảo quản lý thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Phương thức phối hợp: (1) Đối với cơ quan chủ trì: Gửi văn bản đến các cơ quan phối hợp đề nghị cử người tham gia phối hợp đối với kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc điện thoại đến đường dây nóng đối với trường hợp đột xuất. Khi cần thiết có thể lấy ý kiến các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan về lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn toàn tỉnh. Trao đổi với các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan về các dự án khai thác

nước, xả nước thải vào nguồn nước (thuộc đối tượng phải lấy ý kiến) trên địa bàn tỉnh bằng hình thức văn bản hoặc tổ chức cuộc họp để thống nhất ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh.Trao đổi với các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan bằng văn bản để lấy ý kiến khi thực hiện cấp phép tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh nếu cần thiết (2) Đối với các cơ quan phối hợp: Có trách nhiệm tham gia góp ý khi có đề nghị; tham gia tổ kiểm tra và chịu sự điều phối của cơ quan chủ trì. Trường hợp cơ quan phối hợp không thể tham dự thì phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan chủ trì hoặc điện thoại theo đường dây nóng đối với trường hợp đột xuất.

Các cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chính về tham nưu quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn; quản lý, bảo vệ nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, cấp nước sinh hoạt nông thôn. Sở Xây dựng về cấp nước, thoát nước cho đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh. Sở Công Thương về thủy điện, thương mại, sản xuất công nghiệp. Sở Y tế về chất lượng nước khai thác của các tổ chức, cá nhân. Sở Giao thông vận tải đường thủy nội địa. Sở Khoa học và Công nghệ về các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực hoạt động về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; chuyển giao ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước vào sản xuất và đời sống. Sở Tài chính tham mưu ban hành các quy định pháp luật về thuế tài nguyên nước, phí, lệ phí quản lý tài nguyên nước. Cục Thuế tỉnh tổ chức thực hiện thu thuế tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên và các quy định khác có liên quan. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3.4. Kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Việc tổ chức thực hiện và hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước là vấn đề cấp thiết trong gia đoạn hiện nay - hội nhập toàn cầu, phát triển kinh tế xã hội bền vững. Với tư cách là đại diện cho nhân dân quản lý lĩnh vực tài nguyên nước, nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý thông qua hệ thống cơ quan nhà nước có sự phối hợp chặt chẽ, có sự điều phối, phối hợp giữa các đơn vị thực hiện quản lý tài nguyên nước với mục đích là quản lý thật tốt, thực hiện đúng chính sách, pháp luật, kế hoạch đã

đề ra, không có trường hợp vi phạm các quy định của nhà nước, ngoài ra bộ máy nhà nước góp phần vào việc hệ thống hóa công tác quản lý nhà nước của các ngành, các cấp. Cần ban hành các chương trình hành động, kế hoạch để chỉ đạo triển khai thực hiện; tổ chức và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên nước, khảo sát, đo đạc, xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi, cơ sở dữ liệu đồng bộ, đầy đủ, chính xác, kịp thời để quản lý tài nguyên nước một cách đồng bộ, bền vững. Tăng cường kiểm soát, xử lý dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, nhất là tại một số cơ sở sản xuất, bệnh viện và nơi công cộng; thực hiện tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường; chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ giải pháp nhằm tăng cường thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại; xử lý nước thải sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, khoáng sản, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; giám sát việc thực hiện quy định bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư.

Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, nguồn nước; thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, ứng phó với biến đổi khí hậu; điều hoà, phân bổ nguồn nước cho các mục đích sử dụng nước. Tổ chức triển khai hiệu quả các cơ chế điều phối, giám sát liên ngành trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông, suối với sự tham gia giám sát của cộng đồng.

Triển khai chương trình đánh giá liên ngành để có giải pháp tổng thể công trình và phi công trình phòng chống sạt lở, sụt lún. Cập nhật kịch bản Biến đổi khí hậu, kế hoạch hành ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo, nhất là dự báo xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm phục vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Dự báo diễn biến dòng chảy, thủy văn, cảnh báo sớm chi tiết đối các đợt mưa lũ lớn để chỉ đạo vận hành an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ đập. Phát triển mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa thông qua hình thức đầu tư công kết hợp với hình

thức xã hội hóa. Thực hiện cung cấp các dịch vụ về khí tượng thuỷ văn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và quản lý tài nguyên nước.

Hoàn thành dự án khôi phục rừng đầu nguồn sông Đà, sông Mã, dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững gắn với trồng cây ăn quả, cây đa mục tiêu trên đất dốc, tăng tỷ lệ độ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng.

3.4.2. Kiến nghị với Chính phủ

Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, Ngành nghiên cứu tham mưu để Chính phủ ký Hiệp định về quy chế sử dụng nước lưu vực Sông Đà, Sông Mã xuyên biên giới. Ban hành kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tiêu chí xác định các dự án, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu và đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu để làm cơ sở cho tỉnh Sơn La triển khai cho đoạn tiếp theo 2020-2025.

Đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh thực hiện dự án thúc đẩy an ninh nguồn nước và môi trường trên lưu vực sông Mã xuyên biên giới thuộc địa phận tỉnh Sơn La.

KẾT LUẬN

Luận văn của học viên đã giải quyết được vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La chỉ ra những kết quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã đạt được trong thời gian qua (giai đoạn 2016 -2020), đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. So với mục tiêu nghiên cứu thì luận văn đã làm rõ được những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước nước để từ đó thực thi có hiệu quả hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, toàn diện để từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và tăng cường trao đổi thông tin tài nguyên nước và dữ liệu có liên quan phục vụ giám sát, chỉ đạo quản lý, khắc phục và giảm thiểu tác động của tình trạng suy giảm nguồn nước đến đời sống và phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường;

Quản lý nhà nước về tài nguyên nước còn thiếu những cơ chế, chính sách, chế tài, các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và chính quyền tỉnh Sơn La. Cùng với nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên nước nước càng tăng mà việc bảo vệ và quản lý lại chưa đem lại hiệu quả. Nên vấn đề quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý là một vấn cấp thiết, nó không phải trách nhiệm của một tổ chức hay một cơ quan quản lý nào mà là nhiệm vụ chung của tất cả hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành và của toàn xã hội. Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.

Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, tuy nhiên với sự hạn chế về kiến thức lý luận và kinh nghiệm trong thời gian nghiên cứu, luận văn “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La” không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Khoa học Quản lý và các bạn học viên lớp cao học K27 để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luận án tiến sĩ: “ Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật Việt

Nam” của Lê Phương Linh (2019), Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa

học xã hội Việt Nam.

2. Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắc Nông” của Tô Quang Ngọc (2017), Học viện hành chính công.

3. Luận văn thạc sĩ: “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn: Nghiên cứu thí điểm tại thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn” của Triệu Tuyết Mai Hương (2014), Đại

học Quốc gia Hà Nội.

4. Luận văn thạc sĩ: “ Pháp luật phòng chống và khắc phục ô nhiễm nước, qua

thực tiễn tại Quảng Bình” của Cao Thúy Hà (2018), Trường Đại học Luật, Đại học Huế.

5. Luận văn thạc sĩ: “ Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu” của Bùi Hải Ninh (2014), Trường Đại học thủy lợi Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2018), Giáo trình

quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Quản lý Nhà nước về Kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt (2018), Giáo trình Chính sách Kinh

tế- Xã hội, NXB Tài chính.

9. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 về

việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

10. Ngân hàng thế giới (2019-1), Quản lý tài nguyên nước nhằm giải quyết thách

thức an ninh nước cho Việt Nam.

11. Ngân hàng thế giới (2019-2), Việt Nam hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng,

sạch và an toàn.

12. Vietwater (2019) Wietwater 2019, Hà Nội đồng hành cùng sự phát triển bền

vững của ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử nước tại miền Bắc việt Nam.

13. World Bank Group (2019), Báo cáo Quản trị nước Việt Nam Hướng tới một hệ

thống nước có tính.

14. Thích ứng, sạch và an toàn Kỷ yếu Hội thảo ngành nước Việt Nam Vietwater 2019. 15. Nguyễn Hồng Tiến (2019), Phát biểu Khai mạc Hội thảo “Quản lý nước

hướng tới mục tiêu Phát triển bền vững’ Hà Nội ngày 25 tháng 7.

16. Chính phủ (2006), Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ

tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020.

17. Chính phủ (2008), Nghị định số 120/2008/NĐ-CP, ngày 01 tháng 12 năm 2008

về Quản lý lưu vực sông.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 69)