Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 68 - 69)

Nước là tài nguyên quý giá, thiết yếu cho sự sống và phát triển. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Jonhanesburg - Nam Phi, nước đã được xếp vị trí hàng đầu trong phát triển. Vì vậy ở mọi nơi, đặc biệt là các quốc gia mà nguồn tài nguyên nước không dồi dào, người ta rất quan tâm đến công tác truyền thông về nước để mọi tổ chức, mọi địa phương và mọi người nâng cao hiểu biết và góp phần vào việc sử dụng tiết kiệm và phòng chống suy thoái nguồn tài nguyên nước quý giá này. Qua tập hợp thông tin của nhiều nước và các địa phương trong nước có thể có những hình thức truyền thông khác nhau nhưng đều có mục tiêu là để mọi người thấy được là nguồn nước có hạn, lại dễ bị suy thoá trong khi nhu cầu sử dụng thì lớn nên phải có ý thức sử dụng tiết kiệm và tham gia vào việc phòng chống suy thoái nguồn nước quý giá này. Nhìn chung các chương trình truyền thông thường có môt số nội dung (chủ đề) chính sau: Nguồn tài nguyên nước thì có hạn trong khi nhu cầu sử dụng thì lớn và luôn tăng; Nước và sức khỏe - Qua đó đưa ra yêu cầu về chất lượng nước; Suy thoái tài nguyên nước - Nguyên nhân và giải pháp kèm theo là lồng ghép giới thiệu về pháp chế và các quy định về vấn đề bảo vệ chống suy thoái tài nguyên nước; Nước dưới đất - Nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và khai thác hợp lý Nước và thiên tai; Sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước; Truyền thông về các văn bản pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước.

Trong thời gian tới, cần phải đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước đảm bảo đa dạng, thiết thực, hiệu quả, khắc phục những tồn tại, hạn chế về nội dung này trong thời gian qua. Giải pháp thực hiện cụ thể:

- Truyền thông nội dung các văn bản về pháp luật dưới các hình thức hỏi đáp, minh họa đơn giản để cộng đồng dễ hiểu và tham gia.

- Truyền thông những kiến thức cơ bản mà các nước trên thế giới và cacsd dịa phương trong nước đã làm, trước mắt trong 2 năm (2020-2021) cần tập trung cho những nội dung: Tài nguyên nước có hạn, lại phân bố không đều và 62% là phụ thuộc bên ngoài trong khi nhu cầu sử dụng thì còn tăng; nhu cầu sử dụng và dự báo nhu cầu sử dụng

nước; tình hình suy thoái tài nguyên nước (lượng, chất); giải pháp để giảm thiểu suy thoái tài nguyên nước; nước cho sức khỏe; nước cho phát triển - cần làm gì để phát triển bền vững tài nguyên nước; lưu vực sông, suối những vấn đề đặt ra trong phát triển và bảo vệ lưu vực sông, suối; nước dưới đất - những vấn đề về khai thác và bảo vệ; nước và thiên tai (sói mòn, sạt lở, lũ lụt, hạn hán...); giải pháp giảm thiểu, hạn chế; những giải pháp tiết kiệm nước trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp...

- Tổ chức triển khai thực hiện: Biên tập các tài liệu truyền thông cho các đối tượng là cán bộ quản lý và cán bộ tuyên truyền vận động ở cấp tỉnh, huyện, xã; học đường (học sinh các cấp học); cộng đồng dân cư. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn cho các đối tượng khác nhau. Xây dựng mạng lưới truyền thông: ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cơ quan báo, đài của địa phường và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép với các chương trình phổ biến kiến thức về dân số, sức khỏe, vệ sinh môi trường... của các sở, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và UBND các cấp để tuyên truyền một số nội dung về nước cho phù hợp và hiệu quả. Định kỳ (6 tháng/lần) tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, cập nhật thêm tư liệu để bổ sung nâng cao các tài liệu truyền thông; hàng năm có thể tổ chức đánh giá để kipọ thời chấn chỉnh, đề ra biện pháp, giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, xác định phương hướng, nhiệm vụ cụ thể để triển khai làm tốt hơn (thành phần hẹp nhưng cần làm cho sâu sắc).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 68 - 69)