2.3.1. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo và giao đầu mối quản lý tài nguyên nước cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Qua đó ngành đã tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể trong giai đoạn 2015 - 2020: Tỉnh ủy đã ban hành 65 văn bản (chương trình hành động, kế hoạch, thông báo kết luận, công văn chỉ đạo); Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 75 văn bản (nghị quyết, quyết định giám sát, báo cáo giám sát, thông báo, công văn); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 366 văn bản (chỉ thị, quyết định, kế hoạch, thông báo, công văn, báo cáo, tờ trình…); các sở, ngành của tỉnh ban hành hơn 500 văn bản về kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền... Các văn bản ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã giải quyết được các vấn đề trọng tâm đó là: Điều tra cơ bản tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; điều hòa phân phối tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, thuế tài nguyên nước, các khoản phí, lệ phí, bồi thường thiệt hại, tiền xử lý vi phạm hành chính; tăng cường trách nhiệm quản lý tài nguyên nước của các cấp, các ngành, các đơn vị; thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp tài nguyên nước.
Đánh giá chung: Các văn bản ban hành được xây dựng theo đúng quy định về trình tự, quy trình; quá trình xây dựng dự thảo được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân có liên quan; công khai về các thủ tục hành chính, về cơ bản đã kịp thời triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành, trên cơ sở tình hình thực tế và đã tập trung đi vào giải quyết các vấn đề cốt yếu về sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường; tăng cường công tác lập cơ sở dữ liệu và dự báo, đánh giá; củng cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đã góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát huy được tiềm năng,
lợi thế của tỉnh, huy động, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên nhiều lĩnh vực tại địa bàn tỉnh.
Hộp 2.1: Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước giai đoạn 2012 đến nay Ông: Nguyễn Thanh Hưng, chức vụ: Chuyên viên phòng Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La nhận xét:
Việc ban hành các văn bản theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tài nguyên nước đã được thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên vẫn còn một số tổ chức, cá nhân chưa nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản quy định, đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước, không có giấy phép, không có biện pháp chống thấm, chống tràn hồ chứa nước thải... Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc quản lý tài nguyên nước trên địa bàn còn chưa đồng bộ, kịp thời dẫn đến vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước, khai thác tài nguyên nước trái phép
Nguồn: Kết quả phỏng vấn của tác giả 2.3.2. Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
Đã triển khai lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 của UBND tỉnh với các nội dung chính như sau: Dự báo nhu cầu nước trong thời kỳ quy hoạch; đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nước; các vấn đề liên quan đến nguồn nước và thứ tự ưu tiên giải quyết; xây dựng phương án phân bổ tài nguyên nước; giải pháp thực hiện quy hoạch. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước (nội dung bảo vệ tài nguyên nước) tỉnh Sơn La từ năm 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 3603/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 với các nội dung chính như sau: Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh; xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước; xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc suy thoái cạn kiệt để bảo đảm chức năng nguồn nước; xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;
Triển khai lập quy hoạch tài nguyên nước (nội dung phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra) tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo qui định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Tài nguyên nước năm 2012. Dự án đã được hoàn
dung phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đang tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện nội dung phương án quản lý tài nguyên nước nói chung và nôi dung phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra để tích hợp vào quy hoạch tỉnh, dự kiến hoàn thành trong năm 2021.
Đánh giá chung: Quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt là cơ sở để phân bổ nguồn nước phục vụ cho việc khai thác tài nguyên nước phát triển các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; là căn cứ cho việc thẩm định, trình duyệt và triển khai quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư có liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; đáp ứng mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu trên một số sông suối tại quy hoạch là căn cứ cho việc tính toán, bổ sung các dự án thủy điện vào quy hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh. Là cơ sở để quy định giới hạn chiều sâu mực nước được phép khai thác đối với các công trình khai thác nước dưới đất trong quá trình cấp giấy phép tài nguyên nước; căn cứ để xác định mục tiêu chất lượng nước trên các sông suối đối với các công trình xả nước thải vào nguồn nước.
Hộp 2.2: Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
Bà Lê Thị Thu Hằng, chức vụ: Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La nhận xét:
Thực hiện quy định từ điều 15 đến điều 21, tỉnh Sơn La đã xây dựng và công bố 03 quy hoạch tài nguyên nước (quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt, nước dưới đất; quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước; quy hoạch phòng chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Các quy hoạch tài nguyên nước là một khung pháp lý quan trọng, làm cơ sở hoạch định chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các ngành thủy điện, thủy lợi, sản xuất, kinh doanh dịch vụ và phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Các nội dung quy hoạch không chỉ đánh giá về tổng lượng (lượng nước mặt/nước dưới đất cho từng tiểu vùng quy hoạch; việc khai thác sử dụng cho giai đoạn hiện tại; dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng cho kỳ tương lai) mà còn đánh giá khả năng đáp ứng về chất lượng cho từng mục đích sử dụng để nâng cao hiệu quả khai thác triệt để giá trị kinh tế cho từng đơn vị nước được khai thác sử dụng.
Nguồn: Kết quả phỏng vấn của tác giả 2.3.3. Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp
a) Kết quả Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất
Đã triển khai hoàn thành công tác điều tra, đánh giá khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La nhằm mục tiêu là sử dụng hợp lý, hạn chế ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên nước dưới đất; đánh giá được hiện trạng khai thác, diễn biến trữ lượng, chất lượng nước dưới đất; khoanh định được vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng phải đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất phục vụ công tác quản lý, cấp phép khai thác nước dưới đất. Kết quả khoanh định: Vùng hạn chế 1 với tổng diện tích là 46.252,68 ha, 27 vùng hạn chế (khu vực nghĩa trang tập trung; khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung; khu vực có sụt, lún đất); vùng hạn chế 3 với diện tích 12.733,19 ha, 87 vùng hạn chế (gồm các khu vực dân cư đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước); vùng hạn chế hỗn hợp với diện tích 3.799,65 ha, 27 vùng hạn chế hỗn hợp (bao gồm các khu vực chồng lấn giữa vùng hạn chế 1 với vùng hạn chế 3)
Quy định cụ thể các biện pháp hạn chế khai thác đối với từng khu vực: * Vùng hạn chế 1:
- Dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có (nếu có) trong vùng hạn chế 1 và thực hiện xử lý, trám lấp giếng theo quy định.
- Đối với khu vực liền kề vùng hạn chế 1 (500 m từ biên vùng sụt lún đất ra ngoài, 3.000 m từ ranh giới đất của bãi chôn lấp chất thải rắn ra ngoài, 30 m (các nghĩa trang tập trung nằm ngoài diện phân bố TCN khe nứt - Karst trong các trầm tích Carbonat hệ Trias)/930 m (các nghĩa trang tập trung nằm trên diện phân bố của tầng chứa nước khe nứt- Karst trong các trầm tích Carbonat hệ Trias) từ ranh giới đất của nghĩa trang ra ngoài) thì không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác
nước dưới đất mới và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác đối với các công trình hiện có như sau:
+ Trường hợp công trình không có giấy phép, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định; trừ trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt, phục vụ phòng chống thiên tai.
+ Trường hợp công trình cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp công trình có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và chỉ gia hạn, điều chỉnh, cấp lại đối với công trình cấp nước sinh hoạt, phục vụ phòng chống thiên tai nếu đủ điều kiện để được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
* Vùng hạn chế 3
- Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới. Đối với công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định. Trường hợp công trình khai thác để cấp nước sinh hoạt, phục vụ phòng chống thiên tai thuộc đối tượng phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và tiếp tục được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Tổ chức, cá nhân đã có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong vùng hạn chế 3 và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định.
* Vùng hạn chế hỗn hợp: Áp dụng các biện pháp hạn chế trên cơ sở các biện pháp hạn chế của những vùng bị chồng lấn lên nhau.
b) Công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền Việc tính toán dòng chảy tối thiểu trên một số sông suối chính, ngưỡng khai thác nước dưới đất tại một số khu vực đã được thực hiện và công bố trong quá trình lập các quy hoạch tài nguyên nước. Kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu là cơ sở quan trọng để đảm bảo nhu cầu nước cấp cho khu vực hạ du các công trình xây dựng trên các sông suối trên địa bàn tỉnh; ngưỡng khai thác nước dưới đất đảm bảo các công trình khai thác nước dưới đất không khai thác vượt giới hạn cho phép, nguồn nước không bị cạn kiệt phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.
Kết quả tính toán lưu lượng duy trì dòng chảy tối thiểu trên một số suối nội tỉnh
(Phê duyệt tại Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 của UBND tỉnh Sơn La):
Kết quả tính toán ngưỡng khai thác nước dưới đất, giới hạn chiều sâu mực nước tại các giếng khai thác dưới đất (phê duyệt tại Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày
28/8/2012 của UBND tỉnh Sơn La)
c) Công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp
Để bảo vệ các nguồn nước, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND cấp huyện rà soát, thống kê và trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục hồ ao, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với nguồn nước đã được xếp hạng không được san lấp trên địa bàn tỉnh Sơn La tại Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 28/5/2019 và tổ chức công bố, công khai tại Công văn số 1441/STNMT-TNN, KS&KTTV ngày 31/5/2019.
Hộp 2.3: Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung khoanh định, công bố vùng