Nội dung quản lý hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 34 - 39)

- Nguồn sơ cấp: thông qua phương pháp điều tra.

1.2.3.Nội dung quản lý hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan cấp tỉnh

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN

1.2.3.Nội dung quản lý hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan cấp tỉnh

ủy Khối các cơ quan cấp tỉnh

1.2.3.1. Tham mưu cho lãnh đạo Đảng ủy lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền và ban hành văn bản hướng dẫn

Trong nội dung quản lý này, Ban tuyên giáo Đảng ủy khối không phải là chủ thể có thẩm quyền quyết định kế hoạch hoạt động tuyên truyền và ban hành văn bản, nhưng là cơ quan tham mưu cho Đảng ủy trong việc lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền và ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền.

a. Tham mưu về lập kế hoạch tuyên truyền

* Khái niệm:

Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu (Giáo trình Quản lý học – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012).

Từ đó có thể hiểu:

Lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền là quá trình thiết lập các mục tiêu, các nội dung và hình thức tuyên truyền cùng các phương thức thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động tuyên truyền đạt được các mục tiêu mà Đảng ủy đã xác định.

* Các loại kế hoạch hoạt động tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối cơ quan tỉnh có thể được phân chia theo các tiêu chí sau:

+ Theo thời gian, có các loại kế hoạch hoạt động tuyên truyền như: Kế hoạch hàng tháng; Kế hoạch hàng quý; Kế hoạch hàng năm.

+ Theo hình thức tuyên truyền gồm:

 Kế hoạch tuyên truyền miệng

 Kế hoạch tuyên truyền thông qua ấn phẩm viết như sách báo, bản tin, biểu ngữ, tài liệu phục vụ tuyên truyền.

 Kế hoạch phát thanh, truyền hình phục vụ tuyên truyền

 Kế hoạch mở lớp, hội nghị, tổ chức phong trào để tuyên truyền + Theo nội dung tuyên truyền, có thể chia thành:

 Kế hoạch tuyên truyền tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh

 Kế hoạch tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm động viên cán bộ đảng viên tin tưởng vào đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng.

 Kế hoạch tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị của các cơ quan nhà nước trong khối, thông báo thông tin về thời sự trong nước và ngoài nước

 Kế hoạch tuyên truyền về đường lối phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng phát triển của đất nước.

 Kế hoạch tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Đảng qua các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trong của đát nước, của địa phương, đơn vị.

 Kế hoạch tuyên truyền về công tác đấu tranh chống các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

+ Theo nhiệm vụ kế hoạch:

 Kế hoạch ban hành văn bản

 Kế hoạch chuẩn bị các nội dung và hình thức tuyên truyền

 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tuyên truyền * Quy trình lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền

Bước 1: Nghiên cứu và xác định các căn cứ lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền. Để tham mưu cho lãnh đạo trong công tác lập kế hoạch, Ban tuyên giáo Đảng ủy cần dựa vào các căn cứ đó là:

+ Văn bản chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng (Nghị quyết, chỉ thị,…), văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;

+ Nhiệm vụ chính trị của Đảng ủy và chính quyền địa phương trong từng giai đoạn cụ thể;

+ Nhu cầu của Đảng viên, cán bộ và nhân dân trong việc tìm hiểm các nhiệm vụ và thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội.

+ Trình độ và đặc điểm của đối tượng tuyên truyền.

Bước 2: Xác định mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy trong năm kế hoạch, hoặc trong quý, tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu kế hoạch là kết quả mong đợi mà ban tuyên giáo cần đạt được, đó có thể là nội dung cần tuyên truyền; số lượng bài báo, xuất bản phẩm; số lượng chương trình phát thanh, số cuộc hội nghị phục vụ cho hoạt động tuyên truyền. Mục tiêu cần được cụ thể hóa, chỉ rõ thời hạn, định lượng (nếu có thể).

Bước 3: Xác định các giải pháp để thực hiện mục tiêu kế hoạch tuyên truyền. Đó chính là các phương án, các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch được phân công, cách tiến hành, cách tổ chức thực hiện.

Bước 4: Xác định các nguồn lực, công cụ cần thiết để bảo đảm thực hiện các kế hoạch như: nguồn nhân lực, kinh phí, phương tiện vật chất, …

Bước 5: Thể hiện kế hoạch bằng văn bản và trình dự thảo kế hoạch lên Đảng ủy Khối để ban hành và phổ biến đến người thực hiện.

b. Tham mưu lãnh đạo Đảng ủy Khối ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động tuyên truyền

Đảng ủy Khối các cơ quan cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động tuyên truyền. Và Ban Tuyên giáo Đảng ủy là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo Đảng ủy ban hành các văn bản đó. Để tham mưu ban hành văn bản, Ban tuyên giáo cần quán triệt quan điểm, tư tưởng của Đảng, nắm vững các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, hiểu rõ tình hình

đất nước và địa phương, từ đó định hướng thông tin đúng đắn cho công tác tuyên truyền trong các chi bộ, đảng bộ trực thuộc trong Khối.

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện tuyên truyền

Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền là quá trình biến các kế hoạch tuyên truyền thành kết quả thực tế thông qua việc triển khai các giải pháp và sử dụng các nguồn lực cần thiết theo kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch tuyên truyền đã lập ra.

Công tác tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả và sự thành công của hoạt động tuyên truyền. Kế hoạch tuyên truyền được lập ra dù rất hợp lý, nhưng nếu tổ chức thực hiện không tốt thì cũng không thể đạt được mục tiêu một cách hiệu lực và hiệu quả trên thực tế. Tuy nhiên công tác tổ chức thực hiện không hề dễ dàng.

Các công việc cần làm trong tổ chức thực hiện tuyên truyền đó là: - Lựa chọn cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nhất là các báo cáo viên. Yêu cầu đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền: có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng, có trình độ lý luận, hiểu biết sâu về nội dung tuyên truyền và có kỹ năng tuyên truyền.

- Hướng dẫn, tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho các chi bộ, đảng bộ cơ sở.

- Sử dụng kịp thời và có hiệu quả nguồn kinh phí và các phương tiện (như sách, báo, tài liệu, máy móc, thiết bị loa, đài, …) để thực hiện hoạt động tuyên truyền. Cụ thể, xác định nguồn kinh phí đó từ đâu, xác định các phương tiện để thực hiện hoạt động tuyên truyền ….

- Phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan như Ban dân vận, Đoàn thanh niên, … để triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện các nội dung tuyên truyền và lựa chọn hình thức tuyên truyền theo kế hoạch đã lập.

1.2.3.3. Kiểm tra đánh giá hoạt động tuyên truyền * Khái niệm:

Kiểm tra hoạt động tuyên truyền là kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện hoạt động tuyên truyền nhằm bảo đảm hoạt động tuyên truyền đạt được hiệu lực, hiệu quả trong điều kiện biến động của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội.

* Các hình thức kiểm tra: Kiểm tra hoạt động tuyên truyền có thể có các hình thức kiểm tra sau:

- Kiểm tra thường xuyên

- Kiểm tra định kỳ là kiểm tra theo kế hoạch định trước, thời gian định trước như ( tháng, quý, năm)

- Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm.

* Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động tuyên truyền:

- Kiểm tra, đánh giá nội dung tuyên truyền: nội dung tuyên truyền có đúng đường lối, quan điểm của Đảng, có sai lệch không, có phục vụ nhiệm vụ chính trị không, có cập nhật tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương hay không, có định hướng thông tin không. Nội dung kiểm tra gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của tổ chức, trách nhiệm, nhiệm vụ của đảng viên.

- Kiểm tra, đánh giá hình thức tuyên tuyền: có hiệu quả không, có phù hợp không, có kịp thời và dễ hiểu không.

- Đánh giá việc thực hiện hoạt động tuyên truyền: xác định đúng các ưu điểm, kịp thời chỉ ra những hạn chế trong công tác tuyên truyền và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra được giải pháp khắc phục, xử lý sai lệch. Việc đánh giá này sẽ góp phần tránh và giảm được những sai lầm về nhận thức, quan điểm tư tưởng của các tổ chức đảng cơ sở và đảng viên, không để tích tụ làm trầm trọng thêm sai lầm.

* Yêu cầu đối với công tác kiểm tra là: 1) phải sát sao, kịp thời theo đúng kế hoạch; 2) phải bảo đảm tính thiết thực, khắc phục bệnh hình thức, không hướng vào việc kiểm điểm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng, việc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, năng lực; 3) phải có tính hiệu lực và hiệu quả, tức là kiểm tra phải tập trung vào nội dung nhiệm vụ trọng tâm, tránh kiểm tra tràn lan, chỉ gây tốn kém thời gian và nguồn lực mà vẫn không đạt được mục đích của hoạt động tuyên truyền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 34 - 39)