Hạn chế trong quản lý hoạt động tuyên truyền của BanTuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 74 - 76)

- Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Nghị

2.3.2.Hạn chế trong quản lý hoạt động tuyên truyền của BanTuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì quản lý hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối tỉnh Hòa Bình vẫn còn những bất cập, hạn chế:

(1) Công tác tham mưu lãnh đạo trong việc lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền và ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền

Công tác tham mưu lãnh đạo trong việc ra văn bản hướng dẫn và lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền đôi khi còn chậm, chưa có điều tra, tìm hiểu đầy đủ thông tin, nên chất lượng tham mưu cho lập kế hoạch và ban hành văn bản chưa cao.

Các bước trong quy trình lập kế hoạch đôi khi chưa được tuân thủ nghiêm. (2) Tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền còn một số hạn chế như: - Về tổ chức bộ máy, hiện nay số lượng cán bộ có thể đảm nhận nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh Hòa Bình còn quá ít và chưa chuyên nghiệp, phần lớn báo cáo viên đều là cán bộ phải kiêm nhiệm từ 2-3 “mảng” công tác. Với số lượng này và kĩ năng tuyên truyền chưa cao nên đã không đáp ứng được khối lượng công việc đặt ra,

Hình 2.1. Kết quả khảo sát về thái độ của cán bộ thực hiện hoạt động tuyên truyền

nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền, việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng chưa được thực hiện một cách thường xuyên, bài bản. Hoạt động tuyên truyền còn hạn chế về phương pháp và nội dung tuyên truyền: kỹ năng truyền đạt nội dung chưa tốt, nội dung tuyên truyền chưa thực sự thiết thực; hoạt động tuyên truyền ở cơ sở còn nặng về tuyên truyền đường lối, chính sách một chiều, xem nhẹ các nội dung khác như: tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, chưa gắn liền lý luận với thực tiễn, tính chiến đấu chưa cao… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ý thức chưa cao trong học tập chính trị.

- Hình thức tuyên truyền vẫn còn những cách làm máy móc, dập khuôn; nhất là khi tình hình trong nước và quốc tế diễn ra nhanh và đa chiều. Cụ thể, tuyên truyền trực quan chủ yếu là băng zôn, cờ đuôi nheo, v.v. về hình thức không bắt mắt và hạn chế tuyên truyền về nội dung. Hình thức này chủ yếu mới thực hiện được ở các kỳ cuộc lớn. Nhiều hình thức tuyên truyền chưa đạt hiệu quả phong phú, còn dập khuôn máy móc. Các tài liệu tuyên truyền do Đảng phát hành, nội dung chưa thiết thực, hình thức vẫn còn kém hấp dẫn người xem, người đọc, người nghe.

- Về việc triển khai nghị quyết càng xuống cấp dưới thì thời gian triển khai càng ngắn. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là phải quán triệt sâu, rõ các nội dung của nghị quyết nhất là những vấn đề về tư tưởng, lý luận và thực tế mới nảy sinh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cơ sở nhằm làm sinh động và cụ thể thêm tính thuyết phục của Nghị quyết.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tuyên giáo với các đơn vị làm công tác thông tin tuyên truyền, giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm. Cơ chế còn nhiều bất cập, thiếu chiến lược, định hướng và kế hoạch dài hạn cho chiến lược tuyên truyền đối ngoại

- Việc bảo đảm kinh phí và nguồn lực cho hoạt động tuyên truyền đôi lúc còn gián đoạn chưa kịp thời và chưa đáp ứng đầy đủ.

Hình thức kiểm tra chủ yếu là kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ thông qua chế độ báo cáo, trong khi đó kiểm tra đột xuất tại một số đơn vị chi bộ, đảng bộ cơ sở ít được thực hiện và còn chưa hiệu quả.

Nội dung kiểm tra chưa tập trung vào trọng điểm nên chưa thật sâu sắc. Phát hiện và tham mưu xử lý sai phạm chưa thật kịp thời nên tính răn đe chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 74 - 76)