Hoàn thiện tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 80 - 86)

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu lý luận, tổng

3.2.2.Hoàn thiện tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền

(1) Nâng cao trình độ và kỹ năng của cán bộ làm hoạt động tuyên truyền Đối với cán bộ làm công tác tư tưởng nói riêng và cán bộ, đảng viên nói chung, việc nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, hoạt động của công tác tư tưởng là vô cùng quan trọng. Chỉ khi có nhận thức đúng đắn, cán bộ làm công tác tư tưởng mới có thể thực hiện hiệu quả công tác này. Nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ làm hoạt động tuyên truyền có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, có lối sống trong sạch, mẫu mực, và đặc biệt là có tư duy, nhận thức đúng đắn về công tác tư tưởng hay nhiệm vụ của mình. Vì vậycần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ làm hoạt động tuyên truyền, chú trọng đến công tác tuyển dụng, tạo nguồn cán bộ làm tuyên

truyền. Ngay từ khâu tuyển chọn, cần chọn lựa những người có phẩm chất, đạo đức cách mạng và trình độ chuyên môn cao. Mặt khác, trong quá trình hoạt động của cán bộ làm hoạt động tuyên truyền, cần không ngừng giáo dục đạo đức cách mạng, lý luận chính trị cho những cán bộ này. Vừa thực hiện tốt hoạt động nêu gương, trước nhất là từ người đứng đầu, vừa đánh giá nghiêm túc, vừa sàng lọc những cán bộ làm hoạt động tuyên truyền có biểu hiện suy thoái đạo đức, tự chuyển hóa, tự diễn biến. Xử lý nghiêm khắc cán bộ, đảng viên, cán bộ làm hoạt động tuyên truyền cũng là hình thức giáo dục đạo đức hiệu quả cho cán bộ làm hoạt động truyên truyền. Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức thường xuyên hơn nữa những chuyên đề kể chuyện về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh để tạo sức lan tỏa lớn trong Đảng, đặc biệt trong cán bộ làm công tác tư tưởng.

Nâng cao đào tạo, bồi dưỡng với nhiều chương trình có chất lượng, nhưng tự bản thân mỗi cán bộ làm hoạt động tuyên truyền không ý thức về trách nhiệm, vai trò của mình, không chủ động trong nâng cao trình độ bản thân thì cũng không thể có được một đội ngũ cán bộ làm hoạt động tuyên truyền vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể thấy, yếu tố tự giác, tự trau dồi tư tưởng, đạo đức của mỗi cán bộ làm hoạt động tuyên truyền là điều thực sự quan trọng. Và điều này càng quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay, khi mà nguy cơ tự chuyển hóa, tự diễn biến trong nội bộ Đảng đang diễn ra tại một bộ phận cán bộ, đảng viên. Do vậy, cần chú trọng hơn nữa đến hoạt động tuyên truyền trong xây dựng Đảng cũng như xuyên suốt mọi hoạt động của Đảng bộ tỉnh. Cán bộ làm hoạt động tuyên truyền cần tự ý thức được trách nhiệm của mình với Đảng, với nhân dân. Bên cạnh đó, tự ý thức, tự rèn luyện là phương pháp tốt nhất để củng cố niềm tin với Đảng, và truyền bá nhiệt huyết, tư tưởng đó đến với quần chúng nhân dân. Trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nên lồng ghép các nội dung liên

quan để cán bộ làm hoạt động tuyên truyền thấm nhuần những nội dung này, từ đó, tự nâng cao phẩm chất, trình độ của bản thân

(2) Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đổi mới về nội dung và phương thức triển khai hoạt động tuyên truyền.

Cần phân nhóm đối tượng để có nội dung (thông điệp), hình thức, kênh tuyên truyền phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nhóm. Cụ thể, có thể phân nhóm theo các tiêu thức: theo lợi ích (được hưởng lợi, không được hưởng lợi và bị thiệt thòi); theo vị thế xã hội (nhóm cán bộ và người dân); theo vùng hay địa lý (nhóm nông thôn và thành thị)...

Phương thức tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền trong cả nước. Đối với mỗi vấn đề tuyên truyền cần có lộ trình, quy trình, mục đích, bước đi cụ thể, dưới các hình thức khác nhau để việc tuyên truyền được thực hiện một cách tự nhiên, không hình thức, không gượng ép, chú ý nghệ thuật, nâng cao hiệu quả. Kết hợp đa dạng, nhiều hình thức, nhiều kỹ năng và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong tình hình mới.

Trong hoạt động tuyên truyền, không nên dựa vào hay đưa ra những thông tin, những vấn đề phiến diện, một chiều, tuyệt đối hóa và công thức hóa. Phiến diện hoặc tuyệt đối hóa sẽ dẫn tới tước bỏ tính khoa học của công tác tuyên truyền và tính phong phú của thực tiễn, làm cho công tác tuyên truyền bị ngưng đọng và dẫn đến sự chậm trễ, sai lệch trong việc chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn. Do vậy, cần chuyển hướng mạnh mẽ từ thông tin một chiều, định hướng từ trên xuống dưới sang chú trọng thông tin hai chiều. Tăng cường đối thoại, lắng nghe thông tin thực tiễn từ cơ sở. Thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội để có những giải pháp phát huy mặt tích cực; kịp thời

chấn chỉnh và uốn nắn những biểu hiện tiêu cực...

Đổi mới cách thức tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, không phô trương, hình thức, lãng phí, phù hợp với điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tiến hành hoạt động tuyên truyền thông qua mạng internet một cách trực diện, liên tục, xây dựng những kênh thông tin trên môi trường mạng vừa tin cậy đối với Đảng và Nhà nước, vừa thân thiện với cộng đồng mạng để thực hành công tác thông tin, tuyên truyền một cách nhanh nhạy, hiệu quả.

Tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản đi liền với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Đổi mới sâu sắc công tác lãnh đạo, quản lý và bản thân hoạt động báo chí, xuất bản.

(3) Nâng cao tính khoa học, đầy đủ, minh bạch và kịp thời trong cung cấp thông tin cho cán bộ, đảng viên

Thông tin cần đa dạng để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của nhân dân nhưng phải chống khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo những thị hiếu không lành mạnh. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, đúng đối tượng và đúng thời điểm. Các cơ sở đảng cần có sự nhận diện thông tin thật sáng suốt. Thông tin có giá trị nhất định khi nó có thể thay đổi niềm tin và hành động nhưng nó cũng có thể phản tác dụng khi xuất hiện không đúng thời điểm, không phù hợp với đối tượng. Cùng với việc mở rộng nội dung và minh bạch thông tin cần phải thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước nhưng phải tránh tình trạng lợi dụng quy định để “mật hóa” văn bản, bưng bít thông tin gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

“đi trước một bước”, chủ động nắm sát diễn biến tư tưởng, tâm trạng trong Đảng và trong nhân dân, định hướng tư tưởng đúng đắn và kịp thời trước những tác động đan xen của những yếu tố tích cực, tiêu cực trên thế giới và trong nước. Phải dự báo trước các vấn đề tư tưởng đã, đang và sẽ nảy sinh để có phương án giải quyết kịp thời, hiệu quả.

(4) Thường xuyên chủ động nắm bắt tư tưởng, thái độ của các tầng lớp trong xã hội.

Có thể nhận thấy diễn biến về tư tưởng xã hội hiện nay khá phức tạp, trong đó có sự dao động về niềm tin đối với con đường phát triển của đất nước, đối với chế độ xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng. Để khắc phục những hiện tượng tiêu cực đó, cần có căn cứ xác thực và hiểu được cặn kẽ nguyên nhân của nó. Mọi tư tưởng đều bắt nguồn từ quan hệ lợi ích và tâm lý xã hội, do vậy, phải “bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc” cho căn bệnh tư tưởng xã hội nói trên từ nguyên nhân của nó là quan hệ lợi ích và cơ chế quản lý hành chính xã hội. Thường xuyên có sự bổ sung, điều chỉnh tiêu chí đánh giá khách quan tác động của việc thực hiện công tác tuyên truyền sau mỗi bước đi và so sánh với mục tiêu đặt ra cần đạt được. Có kế hoạch, lộ trình, các bước thực hiện và có điều tra dư luận xã hội đánh giá mức độ thành công cũng như phản ứng của dư luận đối vối các vấn đề được tuyên truyền.

Xây dựng và thực hiện quy chế, quy định mọi tổ chức đảng từ trung ương đến cơ sở và mọi đảng viên đều có trách nhiệm trực tiếp làm công tác tư tưởng. Bí thư cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải lập kế hoạch cụ thể chỉ đạo công tác tư tưởng, chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cơ quan, đơn vị mình, có biện pháp giải quyết kịp thời. Khẩn trương xây dựng xong và đưa vào thực tiễn, vào cuộc sống cơ chế cấp ủy đảng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở với các cơ quan làm công tác tư tưởng trong việc

triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân... Cần nêu ra yêu cầu và chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa đối với các cấp cơ sở trong công tác tư tưởng, khắc phục tình trạng “quan liêu”, “xa dân”.

(5) Gắn kết chặt chẽ công tác tuyên truyền với nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Việc gắn kết chặt chẽ công tác tuyên truyền với nhiệm vụ phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó trọng tâm là lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an ninh, đối ngoại... nhằm theo sát diễn biến, góp phần kịp thời xử lý, giải quyết các tình huống, đã trở thành một thành tố tích cực tác động trực tiếp đến sự phát triển của các lĩnh vực đó. Thực tiễn đòi hỏi công tác tuyên truyền cần và phải có mặt trong cả các tiến trình, sự kiện, hiện tượng, phong trào để có tiếng nói có sức thuyết phục, có tác động thực tế. Chẳng hạn, trong các hoạt động văn hóa tâm linh, cần khuyến khích các hoạt động mang ý nghĩa tích cực, có ích cho việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa tinh thần, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam; đồng thời kiên quyết đấu tranh loại trừ mặt tiêu cực, mặt xấu, các hành vi lợi dụng các hoạt động văn hóa tâm linh vì các mục đích phản văn hóa khác, trái với ý nghĩa cao đẹp của văn hóa tâm linh người Việt.

Hoạt động tuyên truyền cần phải tích cực thúc đẩy cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời góp phần giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc trong nhân dân và thực hiện dân chủ, công khai hóa trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

(6) Đổi mới phương thức, nâng cao tính chủ động trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên.

Mũi nhọn cơ bản và tập trung hướng tới của các quan điểm sai trái, thù địch là nhằm vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào Ban Chấp

hành Trung ương, Bộ Chính trị, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp của Đảng và Nhà nước.

Cần tổ chức đấu tranh có hiệu quả, dựa trên cơ sở khoa học đối với các luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch. Thực tế, nhiều bài viết đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên các loại hình báo chí thiếu sắc bén, tính thuyết phục chưa cao... Nguyên nhân vẫn do chính người viết chưa nghiên cứu kĩ, chưa hiểu sâu sắc bản chất vấn đề, chưa chủ động tiếp cận, thu thập đầy đủ và xử lý thông tin để có thể phản bác một cách khoa học, có luận cứ đối với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 80 - 86)