Bài học cho Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 46 - 49)

- Nguồn sơ cấp: thông qua phương pháp điều tra.

1.3.3.Bài học cho Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN

1.3.3.Bài học cho Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình

Một là, lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền và ban hành văn bản phải có căn cứ vững chắc đó là: nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bám sát thực tiễn; chủ động và sáng tạo trong mọi tình huống; vững vàng và nhạy bén trước mọi biến cố phức tạp. Trong bối cảnh hội nhập, tình hình trong nước và quốc tế luôn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động nhanh và rộng đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, hoạt động tuyên truyền phải bám sát tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước, nắm vững tư tưởng nhân dân mới kịp thời giải thích những chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc nảy sinh trong cuộc sống, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.

động và đi trước một bước trong việc định hướng thông tin, định hướng “chương trình nghị sự” của quá trình tuyên truyền của toàn bộ hệ thống chính trị. Sự chủ động, sáng tạo và nhạy bén của hoạt động tuyên truyền của Đảng trở thành một yêu cầu, một nội dung của quá trình chủ động hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền; triển khai hoạt động tuyên truyền đồng bộ và toàn diện trong các cấp, các ngành; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm trong chỉ đạo thực hiện. Kế hoạch và văn bản hướng dẫn hoạt động tuyên truyền luôn giữ vị trí đi trước trong công tác tuyên truyền. Ban tuyên giáo cần chủ động đề xuất nội dung, chương trình công tác với các cấp ủy đảng. Tham mưu, đề xuất cấp ủy quan tâm chỉ đạo, kịp thời ban hành chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo hoạt động tuyên truyền, nhất là trong những tình huống phức tạp, trước những biến cố khó lường. Ban hành quy chế, quy định phối hợp triển khai hoạt động tuyên truyền giữa các cấp, các ngành.

Hai là, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền một cách nghiêm túc, chu đáo. Tổ chức và cán bộ luôn là những khâu quan trọng và quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền của Đảng. Trước yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động tuyên truyền trong bối cảnh hội nhập, bộ máy, cán bộ cần phải được quan tâm đúng mức, tương xứng với vai trò vị trí “đi trước, mở đường” của nó. Cần có chế độ chính sách đãi ngộ đối với hoạt động tuyên truyền với tính chất “đặc biệt” của nó. Có cơ chế chính sách đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho hoạt động tuyên truyền thì mới đảm bảo đủ sức mạnh cho hoạt động tuyên truyền của Đảng thắng lợi trong bối cảnh đầy khó khăn phức tạp trên lĩnh vực tư tưởng trước yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tuyên giáo, trách nhiệm và quyền hạn phải xác định rõ ràng, đồng bộ. Nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện tuyên truyền tại các chi bộ, đảng bộ cơ sở. Đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền, kết hợp định hướng, chỉ đạo với xử lý thông tin phản hồi; hướng mạnh về cơ sở, tập trung cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung và phương thức tuyên truyền. Những đổi mới trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực và là những kinh nghiệm quý cho hoạt động tuyên truyền, nhất là trong việc triển khai chủ trương, chính sách mới và giải quyết bức xúc của nhân dân. Kết hợp chặt chẽ giữa chỉ đạo, định hướng thông tin với lắng nghe, trao đổi, xử lý thông tin và tiếp nhận những sáng kiến, đề xuất, đánh giá từ cơ sở là rất cần thiết. Gắn bó với cơ sở, nhất là những vùng có khó khăn, vùng sâu, vùng xa phát hiện kịp thời những vấn đề vướng mắc để đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền phù hợp với các địa phương này là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tuyên truyền có sức thuyết phục, hiệu quả. Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động tuyên truyền của Đảng không chỉ dừng lại một chiều là cung cấp thông tin, thậm chí áp đặt thông tin cho quần chúng, cho xã hội, mà còn phải tạo điều kiện để có được thông tin phản hồi, tiếp nhận thông tin phản hồi và xử lý nó với thái độ tận tụy, cầu thị và có trách nhiệm.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành tuyên giáo, phối hợp với cả hệ thống chính trị và của các tầng lớp nhân dân trong hoạt động tuyên truyền. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ban tuyên giáo các cấp triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xây dựng chương trình phối hợp tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt

động tuyên truyền của Đảng. Ban tuyên giáo cần tăng cường công tác chỉ đạo kết hợp với thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời những vướng mắc nảy sinh từ cơ sở. Đồng thời kiểm tra phát hiện những mô hình mới, điển hình tiên tiến để cổ vũ, biểu dương, nhân rộng. Kiểm tra, nắm vững tình hình tư tưởng nhân dân, việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước để tham mưu đề xuất với cấp ủy và kịp thời định hướng tuyên truyền.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 46 - 49)